Không sử dụng lao động nước ngoài khi lao động Việt Nam có thể đáp ứng
Đó là một nội dung quan trọng trong Chỉ thị số 494/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, ban hành ngày 20/4 vừa qua
Đó là một nội dung quan trọng trong Chỉ thị số 494/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, ban hành ngày 20/4 vừa qua.
Xung quanh việc sử dụng vật tư, hàng hóa sản xuất trong nước trong công tác đấu thầu các dự án đầu tư sử dụng vốn Nhà nước, chỉ thị nói trên đã nêu ra 6 yêu cầu khi tổ chức lựa chọn nhà thầu.
Thứ nhất, khi phân chia các gói thầu thuộc dự án, đề án, chương trình, dự toán đối với mua sắm thường xuyên sử dụng vốn Nhà nước, ngoài việc phải căn cứ tính chất kỹ thuật, trình tự thực hiện, bảo đảm tính đồng bộ của dự án, cần bảo đảm gói thầu có quy mô hợp lý, phù hợp với điều kiện năng lực của nhà thầu trong nước, bảo đảm các điều kiện cạnh tranh tối đa cho các doanh nghiệp trong nước nhận được hợp đồng, tạo công ăn việc làm cho người lao động trong nước.
Thứ hai, đối với đấu thầu mua sắm hàng hóa, chỉ tổ chức đấu thầu quốc tế khi hàng hóa, vật tư, thiết bị trong nước không đáp ứng được yêu cầu của gói thầu hoặc trong nước chưa đủ khả năng sản xuất hoặc theo yêu cầu của nhà tài trợ đối với những gói thầu thuộc các dự án sử dụng vốn ODA.
Thứ ba, đối với các gói thầu xây lắp, chỉ tổ chức đấu thầu quốc tế khi nhà thầu trong nước không có khả năng đáp ứng yêu cầu hoặc đã tổ chức đấu thầu trong nước nhưng không có nhà thầu nào đáp ứng yêu cầu hoặc theo yêu cầu của nhà tài trợ đối với những gói thầu thuộc các dự án sử dụng vốn ODA. Trong trường hợp này cần có cơ chế khuyến khích các nhà thầu trong nước liên danh với các nhà thầu quốc tế để học hỏi thêm kinh nghiệm và tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động.
Thứ tư, khi tổ chức lựa chọn nhà thầu, trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu phải đưa ra yêu cầu về việc chào thầu bằng đồng Việt Nam đối với các chi phí trong nước; chỉ cho phép các nhà thầu chào thầu bằng ngoại tệ đối với các nội dung chi phí (hàng hóa, dịch vụ) có nguồn gốc từ nước ngoài khi trong nước chưa đáp ứng được yêu cầu mà nhà thầu phải nhập khẩu từ nước ngoài.
Thứ năm, nghiêm cấm các chủ đầu tư, bên mời thầu khi lập hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu cho phép sử dụng lao động nước ngoài khi lao động trong nước đủ khả năng đáp ứng được yêu cầu thực hiện gói thầu.
Cuối cùng, chỉ thị nghiêm cấm việc tổ chức đấu thầu quốc tế bằng gói thầu EPC đối với các dự án trong đó có nhiều phần công việc mà các nhà thầu Việt Nam có thể tham gia cung cấp dịch vụ, hàng hóa, xây lắp.
Xung quanh việc sử dụng vật tư, hàng hóa sản xuất trong nước trong công tác đấu thầu các dự án đầu tư sử dụng vốn Nhà nước, chỉ thị nói trên đã nêu ra 6 yêu cầu khi tổ chức lựa chọn nhà thầu.
Thứ nhất, khi phân chia các gói thầu thuộc dự án, đề án, chương trình, dự toán đối với mua sắm thường xuyên sử dụng vốn Nhà nước, ngoài việc phải căn cứ tính chất kỹ thuật, trình tự thực hiện, bảo đảm tính đồng bộ của dự án, cần bảo đảm gói thầu có quy mô hợp lý, phù hợp với điều kiện năng lực của nhà thầu trong nước, bảo đảm các điều kiện cạnh tranh tối đa cho các doanh nghiệp trong nước nhận được hợp đồng, tạo công ăn việc làm cho người lao động trong nước.
Thứ hai, đối với đấu thầu mua sắm hàng hóa, chỉ tổ chức đấu thầu quốc tế khi hàng hóa, vật tư, thiết bị trong nước không đáp ứng được yêu cầu của gói thầu hoặc trong nước chưa đủ khả năng sản xuất hoặc theo yêu cầu của nhà tài trợ đối với những gói thầu thuộc các dự án sử dụng vốn ODA.
Thứ ba, đối với các gói thầu xây lắp, chỉ tổ chức đấu thầu quốc tế khi nhà thầu trong nước không có khả năng đáp ứng yêu cầu hoặc đã tổ chức đấu thầu trong nước nhưng không có nhà thầu nào đáp ứng yêu cầu hoặc theo yêu cầu của nhà tài trợ đối với những gói thầu thuộc các dự án sử dụng vốn ODA. Trong trường hợp này cần có cơ chế khuyến khích các nhà thầu trong nước liên danh với các nhà thầu quốc tế để học hỏi thêm kinh nghiệm và tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động.
Thứ tư, khi tổ chức lựa chọn nhà thầu, trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu phải đưa ra yêu cầu về việc chào thầu bằng đồng Việt Nam đối với các chi phí trong nước; chỉ cho phép các nhà thầu chào thầu bằng ngoại tệ đối với các nội dung chi phí (hàng hóa, dịch vụ) có nguồn gốc từ nước ngoài khi trong nước chưa đáp ứng được yêu cầu mà nhà thầu phải nhập khẩu từ nước ngoài.
Thứ năm, nghiêm cấm các chủ đầu tư, bên mời thầu khi lập hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu cho phép sử dụng lao động nước ngoài khi lao động trong nước đủ khả năng đáp ứng được yêu cầu thực hiện gói thầu.
Cuối cùng, chỉ thị nghiêm cấm việc tổ chức đấu thầu quốc tế bằng gói thầu EPC đối với các dự án trong đó có nhiều phần công việc mà các nhà thầu Việt Nam có thể tham gia cung cấp dịch vụ, hàng hóa, xây lắp.