08:53 15/01/2019

Mẹo chi tiêu hợp lý để mua sắm đón Tết

Lưu Hà

Chuẩn bị đón Tết Nguyên đán, bao nhiêu thứ phải mua sắm. Cân đối tài chính chi tiêu như thế nào cho hợp lí, để đón một năm mới đủ đầy?


Lên ngân sách dự tínhTùy theo hoàn cảnh gia đình và túi tiền, bạn nên dự trù hẳn một khoản chi phí cụ thể để mua sắm Tết. Bạn nên phân chia ngân sách cho những khoản cụ thể như: Quà biếu, lì xì, mua sắm đồ dùng, chuẩn bị thực phẩm, chi phí đi lại,… Các khoản này nên ở mức vừa phải và đủ cho nhu cầu của gia đình. Bạn có danh sách mua sắm càng chi tiết thì sẽ càng dễ kiểm soát và tính toán ngân sách. Khi mua sắm, bạn cần tránh việc mua theo ngẫu hứng hoặc thuận tiện gây lãng phí tiền bạc vào những đồ dùng không thực sự cần thiết.Liệt kê danh sách chi tiếtTrước khi đi mua sắm Tết, bạn hãy liệt kê tất cả những thứ bạn cho là cần thiết trong dịp Tết rồi sắp xếp chúng theo thứ tự quan trọng và cần thiết giảm dần. Với mỗi món đồ, bạn cũng nên dự tính một khoản chi tiêu cố định và cân đối lại với "ngân sách" của mình nhằm tránh việc "vung tay quá trán". Sau khi đã có một danh sách những thứ cần thiết cho dịp Tết sắp tới, bạn hãy kiểm tra lại những thứ có sẵn trong nhà để xem có tận dụng được gì không nhé! Những món đồ trang trí cây đào, mai, quất, câu đối… từ năm trước hoàn toàn có thể tái sử dụng thay vì phải tốn một khoản tiền không nhỏ để mua đồ mới.
Mẹo chi tiêu hợp lý để mua sắm đón Tết - Ảnh 1.
Tranh thủ mua sắm sớmCao điểm mua sắm sẽ rơi vào 10 ngày cận Tết, đặc biệt sẽ tăng đỉnh điểm từ 25, 26 tháng chạp cho đến trưa 30 Tết. Khoảng 1 tuần trước Tết, sức mua sẽ tập trung mạnh vào hàng thực phẩm tươi sống (thịt, cá, hải sản, khô mực, dưa món…), các món ăn chế biến sẵn, trái cây chưng Tết, bánh mứt, bia nước giải khát… Do đó, hãy bắt đầu mua sắm từ sớm để giúp tiết kiệm một khoản tiền kha khá, đồng thời, cũng để tránh cảnh chen lấn xô đẩy khi đi mua hàng vào những ngày cận Tết. Một số mặt hàng bạn hoàn toàn có thể mua trước khoảng 1 tháng là : bánh kẹo, chè thuốc, rượu mứt, hoa quả sấy khô, măng, miến…; đồ gia dụng, quần áo thời trang, đồ điện tử, đồ trang trí… Ngoài ra, bạn có thể mua trước các loại gia vị và nhu yếu phẩm như: đường, muối, nước mắm, nước rửa chén, bột giặt...Săn hàng khuyến mại và mua chungMua chung với số lượng lớn và săn những đợt hàng khuyến mại, giảm giá đang là xu hướng tiêu dùng của dân công sở. Hầu hết thời điểm cuối năm, để chào đón năm mới và tăng sức mua trong dịp Tết Nguyên đán, các cửa hàng, siêu thị, đại lý sẽ tung ra nhiều chương trình khuyến mãi, đại hạ giá, giảm giá hấp dẫn từ 30-70%. Hầu hết các hộ gia đình đều cần sắm những loại hàng hóa rất đặc chưng để chuẩn bị Tết như giò, chả, mắm, muối dầu, mắm, giấy, thực phẩm. Rủ thêm bạn bè, người thân, hàng xóm cùng mua sắm chung đồ Tết để được hưởng mức giá đại lý hoặc được ưu đãi, khuyến mãi hậu hĩnh hay quà tặng đi kèm, chắc chắn cũng giúp bạn tiết kiệm thêm được một khoản. Tuy nhiên, khi mua hàng vào những đợt khuyến mãi, bạn đừng quá ham rẻ mà mua nhiều sản phẩm hoặc nhiều mặt hàng cùng một lúc vì có thể khi mua về không dùng đến đã hết hạn sử dụng.
Mẹo chi tiêu hợp lý để mua sắm đón Tết - Ảnh 2.
Dạo qua thị trường
Khi đi mua sắm hàng Tết, bạn đừng ngại ngần bỏ chút thời gian đi dạo một vòng quanh chợ, siêu thị, cửa hàng để có thể xem xét hết các mặt hàng thiết yếu cần mua, tham khảo giá cả, mẫu mã… sau đó mới quyết định mua những mặt hàng nào. Cách Tết khoảng một tháng, bạn có thể mua sắm rải rác ra làm nhiều đợt chứ không nhất thiết chỉ mua sắm 1 - 2 đợt một cách ồ ạt. Cách mua sắm này sẽ giúp bạn tìm kiếm được những sản phẩm chất lượng và thiết thực với mức giá hợp lý nhất.Về quê mua thực phẩmCác bà nội chợ có thể nghĩ tới việc về quê đặt mua trước các thực phẩm. Nếu muốn mua gà tết ngon và rẻ, bạn nên đặt mua ở quê trước khoảng 1 tháng. Trong trường hợp không có điều kiện đặt mua ở quê thì ngay từ bây giờ bạn cũng có thể lên danh sách mua những thực phẩm gì, gà mấy con, lợn mấy cân, bò mấy cân. Các loại giò mua sẵn hay tự làm. Nếu tự làm thì mua thịt như thế nào, lượng bao nhiêu thì đủ… Đa phần, các loại thực phẩm ở chợ quê đều tươi ngon hơn và có giá rẻ hơn khoảng 20 - 30% khi mua tại thành phố. 
Mẹo chi tiêu hợp lý để mua sắm đón Tết - Ảnh 3.
Đơn giản hóa ngày TếtNhiều gia đình quan niệm tết là phải sắm cái này cái kia cho đầy đủ, tiện nghi. Chính ý nghĩ như thế khiến cho dịp tết trở thành dịp để các gia đình mua sắm không tiếc tay, dư thừa những đồ không cần thiết. Hãy nhắc bản thân rằng không cần phải lu bu với hàng chục món linh tinh ngày Tết. Thay vào đó, hãy tự giúp mình bằng cách chia sẻ công việc và chỉ "giành" trổ tài bằng vài món thật độc đáo mà thôi. Thay vì mua đồ ăn ở ngoài bạn cũng có thể tự tay vào bếp chuẩn bị một số món ăn đơn giản, không đụng hàng như các loại bánh quy, sữa chua nhà làm, nước quả, mứt… Đây vừa là dịp cho chị em đảm đang trổ tài nội trợ vừa có thể đảm bảo vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm và tiết kiệm một khoản đáng kể.