Mỹ trở thành nước sản xuất dầu lớn nhất thế giới như thế nào?
Trong 3 thập kỷ qua, Mỹ, Saudi Arabia và Nga thay nhau giữ vị trí dẫn đầu nhưng cách biệt không nhiều...
Trong thập kỷ qua, Mỹ đã dần vươn lên trở thành nước xuất khẩu dầu lớn nhất thế giới, vượt qua Saudi Arabia và Nga. Đồ thị dưới đây thể hiện hành trình này, sử dụng dữ liệu từ Cơ quan Thông tin năng lượng (EIA) thuộc Bộ Năng lượng Mỹ.
Theo đó, có thể thấy, trong 3 thập kỷ qua, Mỹ, Saudi Arabia và Nga thay nhau giữ vị trí dẫn đầu nhưng cách biệt không nhiều.
Vào những năm 1990, Saudi Arabia thống trị thế giới về sản lượng đầu thô nhờ trữ lượng dầu dồi dào. Khi đó, lĩnh vực dầu khí đóng góp gần 42% tổng sản phẩm trong nước (GDP), đồng thời mang lại tới 87% thu ngân sách và 90% thu từ xuất khẩu của quốc gia này. Tuy nhiên, vào những năm 2000, quốc gia Trung Đông bị Nga “qua mặt” trong vài năm sau khi Moscow đẩy mạnh đầu tư chiến lược vào cơ sở hạ tầng dầu khí. Phần lớn dầu của Nga được xuất khẩu sang các nước thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) ở châu Âu (60%) và Trung Quốc (khoảng 20%).
Vào thập niên sau đó, Mỹ bắt đầu vươn lên nhờ sản lượng dầu trong nước tăng đáng kể, chủ yếu nhờ hoạt động khai thác dầu từ đá phiên ở các bang từ Texas đến North Dakota. Năm 2018, nước này trở thành nhà sản xuất dầu lớn nhất thế giới. Năm 2022, Mỹ chiếm 14,7% sản lượng dầu toàn cầu, trong khi tỷ trọng của Saudi Arabia và Nga lần lượt là 13,1% và 12,7%.