Myanmar thả nổi tỷ giá đồng nội tệ để hút đầu tư
Chính phủ Myanmar sẽ thực hiện chính sách tỷ giá thả nổi có kiểm soát, bắt đầu từ ngày 1/4 tới
Chính phủ Myanmar sẽ thực hiện chính sách tỷ giá thả nổi có kiểm soát, bắt đầu từ ngày 1/4 tới. Động thái này được xem như bước tiến quan trọng của Myanmar nhằm loại bỏ rào cản lớn đối với hoạt động đầu tư nước ngoài.
Theo tin từ Reuters, thông tin trên được báo New Light của Myanmar đăng tải ngày 28/3, dẫn thông báo Ngân hàng Trung ương nước này (CBM). Theo đó, CBM sẽ đưa ra một mức tỷ giá tham chiếu hàng ngày, dựa trên tình hình cung-cầu của thị trường tiền tệ.
Hiện nay, đồng Kyat của Myanmar đang được định giá chính thức ở mức 6,41 Kyat đổi 1 USD. Tuy nhiên, trên thị trường “chợ đen”, việc trao đổi vẫn được diễn ra với mức tỷ giá khoảng 800 Kyat đổi 1 USD, với đồng USD được định giá cao gấp 120 lần tỷ giá chính thức. Một khi chính sách tỷ giá thả nổi được áp dụng, thì mức tỷ giá tham chiếu mà CBM đưa ra chắc chắn cũng sẽ tăng lên tới mức tương tự như tỷ giá “chợ đen” hiện nay.
“Một phần quan trọng của chương trình này là nhằm thống nhất tình trạng nhiều tỷ giá cùng tồn tại, đồng thời dần dần loại bỏ những hạn chế đối với hoạt động thanh toán vãng lai quốc tế và chuyển tiền ra nước ngoài”, thông báo của CBM có đoạn viết.
Năm ngoái, một chính phủ dân sự đã được thành lập ở Myanmar sau khoảng 5 thế kỷ nước này nằm dưới sự lãnh đạo của quân đội. Kể từ đó Chính phủ Myanmar đã thực hiện mở cửa nền kinh tế và có nhiều cải cách chính trị.
Vốn đầu tư nước ngoài đang đổ vào Myanmar ngày càng nhiều. Các doanh nghiệp từ Việt Nam như Viettel, Hoàng Anh Gia Lai, BIDV… cũng đang tìm thấy những cơ hội mới ở Myanmar.
Tỷ giá đồng Kyat của Myanmar trên thị trường tự do hiện đã tăng mạnh từ mức 1.000 Kyat đổi 1 USD vào năm 2009 do vốn nước ngoài chảy mạnh vào các lĩnh vực khai thác gỗ, năng lượng và đá quý. Sự tăng giá của đồng nội tệ khiến nhiều người dân Myanmar điêu đứng, vì từ nông dân tới các nhà sản xuất và thương gia hay nhân viên của các công ty nước ngoài ở nước này đều được trả bằng USD.
Việc chuyển sang chế độ tỷ giá mới của Myanmar được tư vấn bởi Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).
Báo Wall Street Journal nhận định, Myanmar gặp nhiều khó khăn hơn so với các nền kinh tế châu Á khác như Đài Loan và Hàn Quốc khi tiến hành thả nổi tỷ giá vì thị trường tài chính của nước này còn rất sơ khai và nền kinh tế còn kém phát triển, chưa có kết nối chặt chẽ với bên ngoài.
Ban đầu khi tỷ giá được thả nổi, Myanmar sẽ áp dụng một biên độ tỷ giá nhất định cho phép tỷ giá tự do dao động xung quanh tỷ giá chính thức. Cách làm này cũng tương tự như cách làm của Đài Loan và Hàn Quốc trước đây trước khi để tỷ giá thả nổi hoàn toàn.
Myanmar là một quốc gia giàu tài nguyên như khí đốt, gỗ và đá quý. Chính phủ nước này muốn thu hút vốn đầu tư nước ngoài để phát triển kinh tế, nhưng tình trạng nhiều tỷ giá đã khiến nhiều nhà đầu tư nản lòng. Bởi vậy, việc Myanmar thả nổi tỷ giá được đánh giá là một bước tiến quan trọng để cải thiện môi trường kinh doanh.
Ngoài ra, các nhà phân tích cũng cho rằng, đây là một bước tiến của Myanmar trong việc chống tham nhũng. “Chế độ tỷ giá mới sẽ loại bỏ những khó khăn và tình trạng tham nhũng song hành với chế độ tỷ giá cũ”, ông Sean Turnell, một chuyên gia về Myanmar thuộc Đại học Macquarie ở Sydney nói với BBC.
Theo tin từ Reuters, thông tin trên được báo New Light của Myanmar đăng tải ngày 28/3, dẫn thông báo Ngân hàng Trung ương nước này (CBM). Theo đó, CBM sẽ đưa ra một mức tỷ giá tham chiếu hàng ngày, dựa trên tình hình cung-cầu của thị trường tiền tệ.
Hiện nay, đồng Kyat của Myanmar đang được định giá chính thức ở mức 6,41 Kyat đổi 1 USD. Tuy nhiên, trên thị trường “chợ đen”, việc trao đổi vẫn được diễn ra với mức tỷ giá khoảng 800 Kyat đổi 1 USD, với đồng USD được định giá cao gấp 120 lần tỷ giá chính thức. Một khi chính sách tỷ giá thả nổi được áp dụng, thì mức tỷ giá tham chiếu mà CBM đưa ra chắc chắn cũng sẽ tăng lên tới mức tương tự như tỷ giá “chợ đen” hiện nay.
“Một phần quan trọng của chương trình này là nhằm thống nhất tình trạng nhiều tỷ giá cùng tồn tại, đồng thời dần dần loại bỏ những hạn chế đối với hoạt động thanh toán vãng lai quốc tế và chuyển tiền ra nước ngoài”, thông báo của CBM có đoạn viết.
Năm ngoái, một chính phủ dân sự đã được thành lập ở Myanmar sau khoảng 5 thế kỷ nước này nằm dưới sự lãnh đạo của quân đội. Kể từ đó Chính phủ Myanmar đã thực hiện mở cửa nền kinh tế và có nhiều cải cách chính trị.
Vốn đầu tư nước ngoài đang đổ vào Myanmar ngày càng nhiều. Các doanh nghiệp từ Việt Nam như Viettel, Hoàng Anh Gia Lai, BIDV… cũng đang tìm thấy những cơ hội mới ở Myanmar.
Tỷ giá đồng Kyat của Myanmar trên thị trường tự do hiện đã tăng mạnh từ mức 1.000 Kyat đổi 1 USD vào năm 2009 do vốn nước ngoài chảy mạnh vào các lĩnh vực khai thác gỗ, năng lượng và đá quý. Sự tăng giá của đồng nội tệ khiến nhiều người dân Myanmar điêu đứng, vì từ nông dân tới các nhà sản xuất và thương gia hay nhân viên của các công ty nước ngoài ở nước này đều được trả bằng USD.
Việc chuyển sang chế độ tỷ giá mới của Myanmar được tư vấn bởi Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).
Báo Wall Street Journal nhận định, Myanmar gặp nhiều khó khăn hơn so với các nền kinh tế châu Á khác như Đài Loan và Hàn Quốc khi tiến hành thả nổi tỷ giá vì thị trường tài chính của nước này còn rất sơ khai và nền kinh tế còn kém phát triển, chưa có kết nối chặt chẽ với bên ngoài.
Ban đầu khi tỷ giá được thả nổi, Myanmar sẽ áp dụng một biên độ tỷ giá nhất định cho phép tỷ giá tự do dao động xung quanh tỷ giá chính thức. Cách làm này cũng tương tự như cách làm của Đài Loan và Hàn Quốc trước đây trước khi để tỷ giá thả nổi hoàn toàn.
Myanmar là một quốc gia giàu tài nguyên như khí đốt, gỗ và đá quý. Chính phủ nước này muốn thu hút vốn đầu tư nước ngoài để phát triển kinh tế, nhưng tình trạng nhiều tỷ giá đã khiến nhiều nhà đầu tư nản lòng. Bởi vậy, việc Myanmar thả nổi tỷ giá được đánh giá là một bước tiến quan trọng để cải thiện môi trường kinh doanh.
Ngoài ra, các nhà phân tích cũng cho rằng, đây là một bước tiến của Myanmar trong việc chống tham nhũng. “Chế độ tỷ giá mới sẽ loại bỏ những khó khăn và tình trạng tham nhũng song hành với chế độ tỷ giá cũ”, ông Sean Turnell, một chuyên gia về Myanmar thuộc Đại học Macquarie ở Sydney nói với BBC.