Đón cơ hội khi Myanmar chính thức mở cửa thị trường
Tổng vốn đăng kí đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam vào thị trường Myanmar đã đạt 173 triệu USD với 20 dự án đầu tư
Theo đánh giá của các chuyên gia tại hội thảo các yêu cầu xâm nhập thị trường Myanmar - giải pháp xuất khẩu vừa diễn ra tại Tp.HCM, Myanmar đang là thị trường nhiều triển vọng và xúc tiến đầu tư, kinh doanh ở Myanmar vào thời điểm này được xem là “thiên thời, địa lợi, nhân hòa”.
Nếu như trước chuyến công du của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tới Myanmar hồi tháng 4/2010, tổng giá trị đầu tư của Việt Nam vào Myanmar chưa đạt tới 30 triệu USD thì đến thời điểm này, tổng vốn đăng kí đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam vào thị trường này đã đạt 173 triệu USD với 20 dự án đầu tư.
Nhu cầu hàng hóa rất lớn
Nền kinh tế Myanmar vẫn đang trong giai đoạn bị đóng cửa cho nên tình hình hoạt động sản xuất bán buôn vẫn còn rất nhiều hạn chế. Myanmar có 58 triệu dân, mặc dù thu nhập bình quân đầu người không cao nhưng do trong nước chưa sản xuất được cho nên nhu cầu và sức mua hàng hóa rất lớn.
Hiện tại, hoạt động sản xuất tại chỗ mới chỉ đáp ứng được hơn 10% nhu cầu hàng hóa trong nước. Phần lớn hàng hóa trên thị trường phụ thuộc vào nhập khẩu. Là nước giàu tài nguyên nhưng 40% giá trị xuất khẩu của Myanmar là nhờ các sản phẩm nông nghiệp. Hàng hóa Trung Quốc và Thái Lan thâm nhập mạnh thị trường này nhưng chủ yếu là hàng hóa có chất lượng không cao. Bởi vậy, hàng hóa Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội thâm nhập sâu vào thị trường này, ông Chu Công Phùng, Đại sứ Đặc quyền Việt Nam tại Myanmar cho biết.
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam, kim ngạch xuất nhập khẩu 2 chiều giữa Việt Nam và Myanmar năm 2009 đạt 93 triệu USD, giảm 14,1% so với năm 2008, trong đó Việt Nam xuất khẩu đạt 33 triệu USD, tăng 1,2% và nhập khẩu lại đạt 60 triệu USD, giảm 20,4% so với năm trước. Năm 2009, Việt Nam đứng thứ 14 trong danh sách các nước xuất khẩu hàng hóa vào Myanmar.
Các mặt hàng Việt Nam đang xuất vào thị trường này gồm thép các loại, nguyên phụ liệu may mặc, thuốc chữa bệnh và thiết bị y tế, ô tô, nguyên phụ liệu các ngành công nghiệp, săm lốp, thiết bị điện - điện tử, hóa chất, phụ tùng máy móc, vật liệu xây dựng, nguyên phụ liệu sản xuất giày dép, sản phẩm nhựa và chất dẻo nguyên liệu, mỹ phẩm, máy tính và linh kiện điện tử. Việt Nam đang xếp thứ 12 trong số các nước nhập khẩu hàng hóa của thị trường này. Các mặt hàng Việt Nam nhập khẩu chủ yếu là gỗ nguyên liệu, mủ cao su thiên nhiên, nông sản, thủy sản nguyên liệu, đồng nguyên liệu, dây thép.
Trong 5 tháng đầu năm 2010 kim ngạch 2 chiều giữa 2 nước vượt gấp đôi năm ngoái, đạt 70 triệu USD, trong đó Myanmar xuất sang Việt Nam chiếm 2/3. Ngoài ra, còn một lượng giá trị xuất khẩu vào Việt Nam thông qua các nước thứ 3 như Singapore, Ấn Độ.
Ông Phùng nhấn mạnh thêm: kinh doanh với doanh nghiệp Myanmar sẽ rất an toàn. Vì theo quy định của đất nước này, những công ty muốn nhập khẩu hàng hóa thì phải có quota xuất khẩu. Cho nên doanh nghiệp sẽ không lo lắng việc thanh toán hàng hóa. Song, với quy định đặc thù ấy, các doanh nghiệp xuất khẩu vào Myanmar phải tính toán và xem xét không chỉ về mặt hàng xuất mà còn tính cả mặt hàng nhập trở lại. Tuy nhiên, chính từ yếu tố nền kinh tế Myanmar còn đang trong giai đoạn tự cung tự cấp, khép kín, nên giá cả hàng hóa xuất khẩu rẻ hơn so với giá trên thị trường thế giới.
Rộng mở cơ hội kinh doanh và đầu tư
Những mặt hàng mà doanh nghiệp Việt Nam có thể xuất khẩu sang thị trường Myanmar gồm: cà phê, hạt tiêu, chè, nhân điều, các mặt hàng thực phẩm chế biến, bánh kẹo, hàng hóa phục vụ sản xuất nông nghiệp, thủy sản. Đối với các loại hình có thể hợp tác đầu tư như: kỹ thuật nông nghiệp, phát triển trồng trọt đánh bắt xa bờ, nuôi trồng thủy hải sản, sản xuất thức ăn gia súc gia cầm; sản xuất thuốc thú y, công nghiệp sơ chế, bảo quản sau thu hoạch, chế biến nông sản, sản phẩm gỗ và lâm sản, nhà máy sản xuất nước đá, công nghiệp dệt may, công nghiệp đóng tàu, công nghiệp cơ khí, xuất khẩu chuyên gia về nông nghiệp, y tế, giáo dục.
Hiện Myanmar vẫn cho phép xuất khẩu gỗ tròn, gỗ xẻ. Đồng thời, còn thêm cơ hội rất lớn cho doanh nghiệp gỗ Việt Nam trong việc tạo nguồn nguyên liệu gỗ thông qua hình thức liên kết với các đối tác của Myanmar lập liên doanh trồng rừng, khai thác gỗ, chế biến sản phẩm gỗ và hàng thủ công mỹ nghệ để xuất khẩu.
Do trình độ công nghiệp hóa còn thấp nên môi trường tự nhiên còn khá trong lành. Vì vậy, phát triển trồng trọt, nuôi trồng tại đây sẽ thuận lợi. Hiện Công ty Vinashin Vũng Tàu phối hợp với các đối tác Nga và Ukraina đang triển khai dự án nuôi cá Tầm tại Myanmar. Ông Lê Minh Hải, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Công ty Vinashin Vũng Tàu cho biết, 50.000 con cá Tầm của Vinashin Vũng Tàu mang từ Việt Nam sang Myanmar nuôi đang phát triển rất tốt. Công ty sẽ tiếp tục đầu tư nuôi và ươm tôm hùm giống tại 3 đảo đã kí hợp đồng thuê tại Myanmar. Tổng vốn đầu tư cho dự án là 65 triệu USD.
Theo ông Từ Minh Thiện, Giám đốc ITPC, nguyên liệu cả về chế biến nông nghiệp lẫn công nghiệp ở Myanmar rất nhiều. Bởi vậy, đầu tư vào ngành sản xuất ở Myanmar rất có triển vọng. Tuy nhiên, nhu cầu hàng hóa hiện tại đang rất lớn cho nên các doanh nghiệp có thể đẩy mạnh các hoạt động bán buôn. Chẳng hạn như mặt hàng xi măng, mỗi năm Myanmar đang cần hơn 6 triệu tấn, nhưng trong nước mới sản xuất được 1,5 triệu tấn. Trong thời gian tới, nhu cầu sẽ còn tăng lên cao hơn nữa do nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng của Myanmar rất lớn.
Để có được sự thuận lợi khi vào đầu tư hay bán buôn với thị trường Myanmar, doanh nghiệp Việt Nam nên liên kết với một đối tác trong nước, như vậy tiến trình hoạt động sẽ được thúc đẩy nhanh chóng hơn. Giá nhân công ở Myanmar còn khá rẻ, với khoảng 60-80 USD/tháng cho lao động phổ thông và từ 200-400 USD/tháng cho lao động cấp trung.
Hiện giờ từ Việt Nam bay sang Myanmar đang phải quá cảnh tại Bangkok, nhưng từ tháng 10 này sẽ có chuyến bay thẳng giữa Tp.HCM – Myanmar.
Những khó khăn khi kinh doanh với thị trường Myanmar doanh nghiệp sẽ gặp phải như: đối mặt với cơ chế quản lý hành chính tập trung, quan liêu bao cấp. Các mặt hàng như điện, nước, dịch vụ điện thoại, giá xăng dầu vẫn trong tình trạng chính phủ bao cấp giá. Ngoài ra, khâu thanh toán với doanh nghiệp Myanmar đang phải thông qua một số ngân hàng ở Singapore. Tuy nhiên, trong thời gian tới ngân hàng BIDV sẽ thành lập đơn vị hoạt động tại Myanmar theo sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Ông Hoàng Huy Hà, Phó tổng giám đốc BIDV cho biết, hiện ngân hàng đang trong quá trình tiến hành các thủ tục để đưa vào hoạt động công ty đầu tư phát triển của BIDV tại Myanmar với vốn điều lệ là 200 triệu USD, với chức năng hỗ trợ cho việc lập ngân hàng và hỗ trợ trong việc thanh toán giữa giao dịch hàng hóa giữa Việt Nam – Myanmar, hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư vào Myanmar dưới hình thức là một cổ đông góp vốn. Sau đó, sẽ xúc tiến thành lập một ngân hàng tại Myanmar dưới hình thức liên doanh với một ngân hàng ở Myanmar hoặc 100% vốn của Việt Nam như các ngân hàng BIDV ở Campuchia hiện nay.
Với đặc điểm là nền kinh tế Myanmar còn đang đóng cửa, tương tự như điều kiện của Việt Nam trong giai đoạn 1984 cho nên các chuyên gia cho rằng, các doanh nghiệp nên tranh thủ xúc tiến thị trường để tạo nền móng vững chắc ở thị trường này. Từ đó, đón những cơ hội mới khi Myanmar chính thức mở cửa thị trường trong thời gian tới. Nếu không nhanh chân, khi họ mở cửa nền kinh tế thì doanh nghiệp sẽ khó lòng chen chân vào thị trường mới này do vấp phải ngay sự cạnh tranh tranh với các nhà đầu tư nước khác trong khu vực và trên thế giới.
Nếu như trước chuyến công du của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tới Myanmar hồi tháng 4/2010, tổng giá trị đầu tư của Việt Nam vào Myanmar chưa đạt tới 30 triệu USD thì đến thời điểm này, tổng vốn đăng kí đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam vào thị trường này đã đạt 173 triệu USD với 20 dự án đầu tư.
Nhu cầu hàng hóa rất lớn
Nền kinh tế Myanmar vẫn đang trong giai đoạn bị đóng cửa cho nên tình hình hoạt động sản xuất bán buôn vẫn còn rất nhiều hạn chế. Myanmar có 58 triệu dân, mặc dù thu nhập bình quân đầu người không cao nhưng do trong nước chưa sản xuất được cho nên nhu cầu và sức mua hàng hóa rất lớn.
Hiện tại, hoạt động sản xuất tại chỗ mới chỉ đáp ứng được hơn 10% nhu cầu hàng hóa trong nước. Phần lớn hàng hóa trên thị trường phụ thuộc vào nhập khẩu. Là nước giàu tài nguyên nhưng 40% giá trị xuất khẩu của Myanmar là nhờ các sản phẩm nông nghiệp. Hàng hóa Trung Quốc và Thái Lan thâm nhập mạnh thị trường này nhưng chủ yếu là hàng hóa có chất lượng không cao. Bởi vậy, hàng hóa Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội thâm nhập sâu vào thị trường này, ông Chu Công Phùng, Đại sứ Đặc quyền Việt Nam tại Myanmar cho biết.
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam, kim ngạch xuất nhập khẩu 2 chiều giữa Việt Nam và Myanmar năm 2009 đạt 93 triệu USD, giảm 14,1% so với năm 2008, trong đó Việt Nam xuất khẩu đạt 33 triệu USD, tăng 1,2% và nhập khẩu lại đạt 60 triệu USD, giảm 20,4% so với năm trước. Năm 2009, Việt Nam đứng thứ 14 trong danh sách các nước xuất khẩu hàng hóa vào Myanmar.
Các mặt hàng Việt Nam đang xuất vào thị trường này gồm thép các loại, nguyên phụ liệu may mặc, thuốc chữa bệnh và thiết bị y tế, ô tô, nguyên phụ liệu các ngành công nghiệp, săm lốp, thiết bị điện - điện tử, hóa chất, phụ tùng máy móc, vật liệu xây dựng, nguyên phụ liệu sản xuất giày dép, sản phẩm nhựa và chất dẻo nguyên liệu, mỹ phẩm, máy tính và linh kiện điện tử. Việt Nam đang xếp thứ 12 trong số các nước nhập khẩu hàng hóa của thị trường này. Các mặt hàng Việt Nam nhập khẩu chủ yếu là gỗ nguyên liệu, mủ cao su thiên nhiên, nông sản, thủy sản nguyên liệu, đồng nguyên liệu, dây thép.
Trong 5 tháng đầu năm 2010 kim ngạch 2 chiều giữa 2 nước vượt gấp đôi năm ngoái, đạt 70 triệu USD, trong đó Myanmar xuất sang Việt Nam chiếm 2/3. Ngoài ra, còn một lượng giá trị xuất khẩu vào Việt Nam thông qua các nước thứ 3 như Singapore, Ấn Độ.
Ông Phùng nhấn mạnh thêm: kinh doanh với doanh nghiệp Myanmar sẽ rất an toàn. Vì theo quy định của đất nước này, những công ty muốn nhập khẩu hàng hóa thì phải có quota xuất khẩu. Cho nên doanh nghiệp sẽ không lo lắng việc thanh toán hàng hóa. Song, với quy định đặc thù ấy, các doanh nghiệp xuất khẩu vào Myanmar phải tính toán và xem xét không chỉ về mặt hàng xuất mà còn tính cả mặt hàng nhập trở lại. Tuy nhiên, chính từ yếu tố nền kinh tế Myanmar còn đang trong giai đoạn tự cung tự cấp, khép kín, nên giá cả hàng hóa xuất khẩu rẻ hơn so với giá trên thị trường thế giới.
Rộng mở cơ hội kinh doanh và đầu tư
Những mặt hàng mà doanh nghiệp Việt Nam có thể xuất khẩu sang thị trường Myanmar gồm: cà phê, hạt tiêu, chè, nhân điều, các mặt hàng thực phẩm chế biến, bánh kẹo, hàng hóa phục vụ sản xuất nông nghiệp, thủy sản. Đối với các loại hình có thể hợp tác đầu tư như: kỹ thuật nông nghiệp, phát triển trồng trọt đánh bắt xa bờ, nuôi trồng thủy hải sản, sản xuất thức ăn gia súc gia cầm; sản xuất thuốc thú y, công nghiệp sơ chế, bảo quản sau thu hoạch, chế biến nông sản, sản phẩm gỗ và lâm sản, nhà máy sản xuất nước đá, công nghiệp dệt may, công nghiệp đóng tàu, công nghiệp cơ khí, xuất khẩu chuyên gia về nông nghiệp, y tế, giáo dục.
Hiện Myanmar vẫn cho phép xuất khẩu gỗ tròn, gỗ xẻ. Đồng thời, còn thêm cơ hội rất lớn cho doanh nghiệp gỗ Việt Nam trong việc tạo nguồn nguyên liệu gỗ thông qua hình thức liên kết với các đối tác của Myanmar lập liên doanh trồng rừng, khai thác gỗ, chế biến sản phẩm gỗ và hàng thủ công mỹ nghệ để xuất khẩu.
Do trình độ công nghiệp hóa còn thấp nên môi trường tự nhiên còn khá trong lành. Vì vậy, phát triển trồng trọt, nuôi trồng tại đây sẽ thuận lợi. Hiện Công ty Vinashin Vũng Tàu phối hợp với các đối tác Nga và Ukraina đang triển khai dự án nuôi cá Tầm tại Myanmar. Ông Lê Minh Hải, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Công ty Vinashin Vũng Tàu cho biết, 50.000 con cá Tầm của Vinashin Vũng Tàu mang từ Việt Nam sang Myanmar nuôi đang phát triển rất tốt. Công ty sẽ tiếp tục đầu tư nuôi và ươm tôm hùm giống tại 3 đảo đã kí hợp đồng thuê tại Myanmar. Tổng vốn đầu tư cho dự án là 65 triệu USD.
Theo ông Từ Minh Thiện, Giám đốc ITPC, nguyên liệu cả về chế biến nông nghiệp lẫn công nghiệp ở Myanmar rất nhiều. Bởi vậy, đầu tư vào ngành sản xuất ở Myanmar rất có triển vọng. Tuy nhiên, nhu cầu hàng hóa hiện tại đang rất lớn cho nên các doanh nghiệp có thể đẩy mạnh các hoạt động bán buôn. Chẳng hạn như mặt hàng xi măng, mỗi năm Myanmar đang cần hơn 6 triệu tấn, nhưng trong nước mới sản xuất được 1,5 triệu tấn. Trong thời gian tới, nhu cầu sẽ còn tăng lên cao hơn nữa do nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng của Myanmar rất lớn.
Để có được sự thuận lợi khi vào đầu tư hay bán buôn với thị trường Myanmar, doanh nghiệp Việt Nam nên liên kết với một đối tác trong nước, như vậy tiến trình hoạt động sẽ được thúc đẩy nhanh chóng hơn. Giá nhân công ở Myanmar còn khá rẻ, với khoảng 60-80 USD/tháng cho lao động phổ thông và từ 200-400 USD/tháng cho lao động cấp trung.
Hiện giờ từ Việt Nam bay sang Myanmar đang phải quá cảnh tại Bangkok, nhưng từ tháng 10 này sẽ có chuyến bay thẳng giữa Tp.HCM – Myanmar.
Những khó khăn khi kinh doanh với thị trường Myanmar doanh nghiệp sẽ gặp phải như: đối mặt với cơ chế quản lý hành chính tập trung, quan liêu bao cấp. Các mặt hàng như điện, nước, dịch vụ điện thoại, giá xăng dầu vẫn trong tình trạng chính phủ bao cấp giá. Ngoài ra, khâu thanh toán với doanh nghiệp Myanmar đang phải thông qua một số ngân hàng ở Singapore. Tuy nhiên, trong thời gian tới ngân hàng BIDV sẽ thành lập đơn vị hoạt động tại Myanmar theo sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Ông Hoàng Huy Hà, Phó tổng giám đốc BIDV cho biết, hiện ngân hàng đang trong quá trình tiến hành các thủ tục để đưa vào hoạt động công ty đầu tư phát triển của BIDV tại Myanmar với vốn điều lệ là 200 triệu USD, với chức năng hỗ trợ cho việc lập ngân hàng và hỗ trợ trong việc thanh toán giữa giao dịch hàng hóa giữa Việt Nam – Myanmar, hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư vào Myanmar dưới hình thức là một cổ đông góp vốn. Sau đó, sẽ xúc tiến thành lập một ngân hàng tại Myanmar dưới hình thức liên doanh với một ngân hàng ở Myanmar hoặc 100% vốn của Việt Nam như các ngân hàng BIDV ở Campuchia hiện nay.
Với đặc điểm là nền kinh tế Myanmar còn đang đóng cửa, tương tự như điều kiện của Việt Nam trong giai đoạn 1984 cho nên các chuyên gia cho rằng, các doanh nghiệp nên tranh thủ xúc tiến thị trường để tạo nền móng vững chắc ở thị trường này. Từ đó, đón những cơ hội mới khi Myanmar chính thức mở cửa thị trường trong thời gian tới. Nếu không nhanh chân, khi họ mở cửa nền kinh tế thì doanh nghiệp sẽ khó lòng chen chân vào thị trường mới này do vấp phải ngay sự cạnh tranh tranh với các nhà đầu tư nước khác trong khu vực và trên thế giới.