Tổng thống Trump bác khả năng đàm phán với Triều Tiên
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 1/10 bác bỏ khả năng đàm phán với Triều Tiên, gọi đây là một sự lãng phí thời gian
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 1/10 bác bỏ khả năng đàm phán với Triều Tiên, gọi đây là một sự lãng phí thời gian. Tuyên bố này của người đứng đầu Nhà Trắng được đưa ra chỉ một ngày sau khi Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson cho biết Mỹ vẫn duy trì các kênh liên lạc với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un.
“Tôi đã nói với ông Rex Tillerson, vị Ngoại trưởng tuyệt với của chúng tôi, rằng ông ấy đang lãng phí thời gian khi cố gắng tìm cách đàm phán với Gã Tên lửa”, hãng tin Reuters dẫn một dòng trạng thái (tweet) của ông Trump trên mạng xã hội Twitter. “Gã Tên lửa” là biệt danh mà ông Trump gán cho ông Kim Jong Un cách đây ít lâu.
Sau dòng tweet trên, ông Trump tiếp tục viết trên Twitter rằng những người tiền nhiệm của ông, gồm các Tổng thống Bill Clinton, George W. Bush, và Barack Obama, đều đã thất bại với Triều Tiên vì “đối xử tử tế với Gã Tên lửa”. “Vậy thì làm sao cách làm đó sẽ mang lại hiệu quả vào lúc này”, ông Trump đặt câu hỏi.
Tuyên bố cứng rắn trên của ông Trump cho thấy sự trái ngược với những gì mà nhà ngoại giao cấp cao của Mỹ đang thể hiện. Hôm thứ Bảy, ông Tillerson tiết lộ rằng Mỹ hiện đang giữ liên lạc trực tiếp với Triều Tiên về chương trình hạt nhân và tên lửa của nước này nhưng Bình Nhưỡng tỏ ra không quan tâm đến đối thoại.
“Hãy giữ sức đi Rex, chúng ta sẽ làm những việc cần phải làm”, ông Trump viết.
Trong chuyến thăm Trung Quốc, ông Tillerson nói Mỹ có 2-3 kênh liên lạc trực tiếp với Bình Nhưỡng, đánh dấu lần đầu tiên chính quyền Trump tiết lộ điều này. Ông Tillerson cũng nói Mỹ muốn giảm căng thẳng với Triều Tiên và muốn các bên ngồi vào bàn đàm phán.
“Chúng tôi đang tìm hiểu xem họ muốn gì. Chúng tôi hỏi: ‘Các công có muốn đàm phán không?’” ông Tillerson cho hay.
Tuy nhiên, một quan chức cấp cao của chính quyền Trump, trong một cuộc trao đổi với hãng tin Reuters, đã phủ nhận tầm quan trọng của những kênh liên lạc mà ông Tillerson nhắc đến. “Vào thời điểm mà Triều Tiên tiếp tục gây hấn, Tổng thống không cho rằng giờ là lúc đàm phán với họ”, vị quan chức đề nghị không tiết lộ danh tính phát biểu.
Những tuyên bố mạnh miệng của ông Trump về Triều Tiên đã xuất hiện ở mọi cấp độ, từ công kích cá nhân ông Kim Jong Un cho tới ngầm cảnh báo về khả năng sử dụng vũ lực với Bình Nhưỡng, từ bác bỏ khả năng đàm phán cho tới khẳng định muốn tìm giải pháp ngoại giao cho cuộc khủng hoảng.
Tháng trước, sau khi tuyên bố siết chặt lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Triều Tiên, ông Trump thừa nhận vẫn để ngỏ cánh cửa cho giải pháp ngoại giao. Tuy nhiên, ông cũng thường xuyên tuyên bố giữ nguyên khả năng hành động quân sự đối với Bình Nhưỡng, dù giới chức Mỹ và các chuyên gia từ lâu cảnh báo rằng một cuộc tấn công quân sự của Mỹ nhằm vào Triều Tiên sẽ dẫn tới tổn thất lớn về người.
Tuần trước, tờ Washington Post có một bài báo nói rằng các quan chức Chính phủ Triều Tiên đang cố gắng thu xếp các cuộc gặp với các nhà phân tích ở Washington có mối liên hệ với Đảng Cộng hòa nhằm tìm hiểu về Tổng thống Trump và thông điệp của ông đối với Bình Nhưỡng. Theo tờ báo, nỗ lực này diễn ra âm thầm và bắt đầu từ trước cuộc khẩu chiến căng thẳng gần đây giữa Mỹ và Triều Tiên.
“Mối quan tâm số một của họ là ông Trump. Họ không thể biết ông ấy là người thế nào”, một nguồn thạo tin nói với Washington Post.
“Tôi đã nói với ông Rex Tillerson, vị Ngoại trưởng tuyệt với của chúng tôi, rằng ông ấy đang lãng phí thời gian khi cố gắng tìm cách đàm phán với Gã Tên lửa”, hãng tin Reuters dẫn một dòng trạng thái (tweet) của ông Trump trên mạng xã hội Twitter. “Gã Tên lửa” là biệt danh mà ông Trump gán cho ông Kim Jong Un cách đây ít lâu.
Sau dòng tweet trên, ông Trump tiếp tục viết trên Twitter rằng những người tiền nhiệm của ông, gồm các Tổng thống Bill Clinton, George W. Bush, và Barack Obama, đều đã thất bại với Triều Tiên vì “đối xử tử tế với Gã Tên lửa”. “Vậy thì làm sao cách làm đó sẽ mang lại hiệu quả vào lúc này”, ông Trump đặt câu hỏi.
Tuyên bố cứng rắn trên của ông Trump cho thấy sự trái ngược với những gì mà nhà ngoại giao cấp cao của Mỹ đang thể hiện. Hôm thứ Bảy, ông Tillerson tiết lộ rằng Mỹ hiện đang giữ liên lạc trực tiếp với Triều Tiên về chương trình hạt nhân và tên lửa của nước này nhưng Bình Nhưỡng tỏ ra không quan tâm đến đối thoại.
“Hãy giữ sức đi Rex, chúng ta sẽ làm những việc cần phải làm”, ông Trump viết.
Trong chuyến thăm Trung Quốc, ông Tillerson nói Mỹ có 2-3 kênh liên lạc trực tiếp với Bình Nhưỡng, đánh dấu lần đầu tiên chính quyền Trump tiết lộ điều này. Ông Tillerson cũng nói Mỹ muốn giảm căng thẳng với Triều Tiên và muốn các bên ngồi vào bàn đàm phán.
“Chúng tôi đang tìm hiểu xem họ muốn gì. Chúng tôi hỏi: ‘Các công có muốn đàm phán không?’” ông Tillerson cho hay.
Tuy nhiên, một quan chức cấp cao của chính quyền Trump, trong một cuộc trao đổi với hãng tin Reuters, đã phủ nhận tầm quan trọng của những kênh liên lạc mà ông Tillerson nhắc đến. “Vào thời điểm mà Triều Tiên tiếp tục gây hấn, Tổng thống không cho rằng giờ là lúc đàm phán với họ”, vị quan chức đề nghị không tiết lộ danh tính phát biểu.
Những tuyên bố mạnh miệng của ông Trump về Triều Tiên đã xuất hiện ở mọi cấp độ, từ công kích cá nhân ông Kim Jong Un cho tới ngầm cảnh báo về khả năng sử dụng vũ lực với Bình Nhưỡng, từ bác bỏ khả năng đàm phán cho tới khẳng định muốn tìm giải pháp ngoại giao cho cuộc khủng hoảng.
Tháng trước, sau khi tuyên bố siết chặt lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Triều Tiên, ông Trump thừa nhận vẫn để ngỏ cánh cửa cho giải pháp ngoại giao. Tuy nhiên, ông cũng thường xuyên tuyên bố giữ nguyên khả năng hành động quân sự đối với Bình Nhưỡng, dù giới chức Mỹ và các chuyên gia từ lâu cảnh báo rằng một cuộc tấn công quân sự của Mỹ nhằm vào Triều Tiên sẽ dẫn tới tổn thất lớn về người.
Tuần trước, tờ Washington Post có một bài báo nói rằng các quan chức Chính phủ Triều Tiên đang cố gắng thu xếp các cuộc gặp với các nhà phân tích ở Washington có mối liên hệ với Đảng Cộng hòa nhằm tìm hiểu về Tổng thống Trump và thông điệp của ông đối với Bình Nhưỡng. Theo tờ báo, nỗ lực này diễn ra âm thầm và bắt đầu từ trước cuộc khẩu chiến căng thẳng gần đây giữa Mỹ và Triều Tiên.
“Mối quan tâm số một của họ là ông Trump. Họ không thể biết ông ấy là người thế nào”, một nguồn thạo tin nói với Washington Post.