Nobel Kinh tế 2010, người Mỹ áp đảo
18h chiều nay (11/10, theo giờ Việt Nam), giải Nobel Kinh tế 2010 đã được trao cho 2 người Mỹ và một người Cyprys
Đúng 18h chiều nay (11/10, theo giờ Việt Nam), Viện hàn lâm khoa học hoàng gia Thụy Điển đã công bố giải Nobel Kinh tế 2010 thuộc về hai người Mỹ và một người Cyprys “vì đã phát triển những học thuyết giải thích các chính sách kinh tế đã tác động tới tình trạng thất nghiệp như thế nào".
Trong đó, hai nhà kinh tế học người Mỹ là Peter A. Diamond, sinh năm 1940, hiện công tác tại Viện công nghệ Massachusetts và Dale T. Mortensen, sinh năm 1939, công tác tại Đại học Northwestern, Illinois, Mỹ. Nhà kinh tế thứ 3 là Christopher A. Pissarides, sinh năm 1948, tại Nicosia, Cyprys, hiện công tác tại trường Kinh tế và Khoa học chính trị London, Anh quốc.
Theo Hội đồng trao giải, với mô hình “search friction”, các nhà kinh tế trên đã giúp nhân loại hiểu rõ về những cách, mà trong đó việc làm, lương bổng bị tác động bởi các chính sách kinh tế. Hay nói một cách khác, từ mô hình này, người ta có thể hiểu được các chính sách kinh tế ảnh hưởng như thế nào tới tình trạng mất việc làm.
Năm ngoái, Nobel Kinh tế 2009 thuộc về hai nhà kinh tế học người Mỹ: bà Elinor Ostrom và ông Oliver Williamson, vì các nghiên cứu của họ về quản lý kinh tế. Đây là lần đầu tiên một phụ nữ được nhận giải Nobel Kinh tế kể từ khi giải này lần đầu được trao tặng năm 1969.
Cả hai chủ nhân Nobel Kinh tế 2009 đều là đại diện tiêu biểu cho khoa học nghiên cứu liên ngành và sử dụng kết quả nghiên cứu cũng như ý tưởng từ các ngành khoa học xã hội khác cho công tác nghiên cứu của họ trong khoa học kinh tế.
Với việc công bố giải Nobel Kinh tế 2010, mùa giải Nobel năm nay đã chính thức khép lại. Nobel 2010 có nhiều bất ngờ. Nobel Y học thuộc về “cha đẻ” của phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm, giáo sư người Anh Robert Geoffrey Edwards.
Nobel Vật lý được trao cho hai nhà khoa học gốc Nga đang công tác tại đại học Manchester (Anh), Andre Geim và Konstantin Novoselov. Nobel Hóa học thuộc về các nhà khoa học Mỹ, Nhật Bản gồm Richard F. Heck, Ei-ichi Negishi và Akira Suzuki.
Nobel Văn chương được trao cho cựu ứng viên Tổng thống Peru, Mario Vargas Llosa, một “cây đại thụ” trong làng văn học châu Mỹ Latin. Riêng giải Nobel Hòa bình, một lần nữa lại gây sóng gió, khi được trao cho Lưu Hiểu Ba, một người Trung Quốc đang thụ án 11 năm tù vì tội “lật đổ chính quyền”.
Như vậy, đây là năm đầu tiên, người Mỹ không chiếm số lượng áp đảo trong toàn bộ các giải thưởng Nobel như thường thấy.
Kinh tế là giải thưởng duy nhất trong 6 giải Nobel không được tạo ra theo di chúc của nhà bác học Thụy Điển Alfred Nobel năm 1896. Mãi đến năm 1968, giải thưởng này mới được thành lập nhân dịp kỷ niệm 300 năm Ngân hàng Trung ương Thụy Sĩ. Đến năm 1969, giải Nobel mới lần đầu tiên được trao tặng.
Giải thưởng Nobel Kinh tế ra đời từ năm 1969 vốn được xem là đất dụng võ dành riêng cho các nhà nghiên cứu Mỹ, vì từ đó đến nay, 45 kinh tế gia trên tổng số 64 chủ nhân giải thưởng này đều là các nhà nghiên cứu của Mỹ.
Năm 2009, có tới 11 người Mỹ trong số 13 người đoạt giải Nobel ở cả 6 giải. Năm ngoái cũng có một kỷ lục mới được tạo ra: Có tới 5 phụ nữ trong số những người đoạt giải.
Trong đó, hai nhà kinh tế học người Mỹ là Peter A. Diamond, sinh năm 1940, hiện công tác tại Viện công nghệ Massachusetts và Dale T. Mortensen, sinh năm 1939, công tác tại Đại học Northwestern, Illinois, Mỹ. Nhà kinh tế thứ 3 là Christopher A. Pissarides, sinh năm 1948, tại Nicosia, Cyprys, hiện công tác tại trường Kinh tế và Khoa học chính trị London, Anh quốc.
Theo Hội đồng trao giải, với mô hình “search friction”, các nhà kinh tế trên đã giúp nhân loại hiểu rõ về những cách, mà trong đó việc làm, lương bổng bị tác động bởi các chính sách kinh tế. Hay nói một cách khác, từ mô hình này, người ta có thể hiểu được các chính sách kinh tế ảnh hưởng như thế nào tới tình trạng mất việc làm.
Năm ngoái, Nobel Kinh tế 2009 thuộc về hai nhà kinh tế học người Mỹ: bà Elinor Ostrom và ông Oliver Williamson, vì các nghiên cứu của họ về quản lý kinh tế. Đây là lần đầu tiên một phụ nữ được nhận giải Nobel Kinh tế kể từ khi giải này lần đầu được trao tặng năm 1969.
Cả hai chủ nhân Nobel Kinh tế 2009 đều là đại diện tiêu biểu cho khoa học nghiên cứu liên ngành và sử dụng kết quả nghiên cứu cũng như ý tưởng từ các ngành khoa học xã hội khác cho công tác nghiên cứu của họ trong khoa học kinh tế.
Với việc công bố giải Nobel Kinh tế 2010, mùa giải Nobel năm nay đã chính thức khép lại. Nobel 2010 có nhiều bất ngờ. Nobel Y học thuộc về “cha đẻ” của phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm, giáo sư người Anh Robert Geoffrey Edwards.
Nobel Vật lý được trao cho hai nhà khoa học gốc Nga đang công tác tại đại học Manchester (Anh), Andre Geim và Konstantin Novoselov. Nobel Hóa học thuộc về các nhà khoa học Mỹ, Nhật Bản gồm Richard F. Heck, Ei-ichi Negishi và Akira Suzuki.
Nobel Văn chương được trao cho cựu ứng viên Tổng thống Peru, Mario Vargas Llosa, một “cây đại thụ” trong làng văn học châu Mỹ Latin. Riêng giải Nobel Hòa bình, một lần nữa lại gây sóng gió, khi được trao cho Lưu Hiểu Ba, một người Trung Quốc đang thụ án 11 năm tù vì tội “lật đổ chính quyền”.
Như vậy, đây là năm đầu tiên, người Mỹ không chiếm số lượng áp đảo trong toàn bộ các giải thưởng Nobel như thường thấy.
Kinh tế là giải thưởng duy nhất trong 6 giải Nobel không được tạo ra theo di chúc của nhà bác học Thụy Điển Alfred Nobel năm 1896. Mãi đến năm 1968, giải thưởng này mới được thành lập nhân dịp kỷ niệm 300 năm Ngân hàng Trung ương Thụy Sĩ. Đến năm 1969, giải Nobel mới lần đầu tiên được trao tặng.
Giải thưởng Nobel Kinh tế ra đời từ năm 1969 vốn được xem là đất dụng võ dành riêng cho các nhà nghiên cứu Mỹ, vì từ đó đến nay, 45 kinh tế gia trên tổng số 64 chủ nhân giải thưởng này đều là các nhà nghiên cứu của Mỹ.
Năm 2009, có tới 11 người Mỹ trong số 13 người đoạt giải Nobel ở cả 6 giải. Năm ngoái cũng có một kỷ lục mới được tạo ra: Có tới 5 phụ nữ trong số những người đoạt giải.