Nuôi bò sữa "vấp" thu gom sản phẩm
Mạng lưới thu gom sữa bò tươi ở nước ta còn thiếu chuyên nghiệp, cản trở ngành chăn nuôi bò sữa phát triển bền vững
Trong chăn nuôi bò sữa, thu gom sản phẩm vô cùng quan trọng, không chỉ là mắt xích tất yếu của quá trình tiêu thụ, mà còn quyết định chất lượng sữa trước khi đưa tới nhà máy chế biến. Hiện nay, mạng lưới thu gom sữa bò tươi ở nước ta còn thiếu chuyên nghiệp, đây là một trong những vấn đề cản trở ngành chăn nuôi bò sữa phát triển bền vững.
Trước đây, số lượng bò sữa chăn nuôi quá ít, việc tiêu thụ sữa tươi rất đơn giản, chủ yếu tự cung tự cấp tại chỗ. Hộ chăn nuôi có thể mang sữa tới bán cho các cửa hàng giải khát, hoặc bán ngay tại nhà cho một số người có nhu cầu tiêu dùng thường xuyên. Để tiết kiệm thời gian, nhiều hộ chăn nuôi hợp tác nhau thành từng nhóm và tổ chức giao sữa cho cửa hàng theo phương thức luân phiên, tức là các hộ chăn nuôi lần lượt thay nhau đi giao số sữa của cả nhóm cho cửa hàng.
Nghề ít cần vốn mà nhiều lãi
Những năm gần đây, đàn bò sữa phát triển mạnh để chuyển hướng sang sản xuất hàng hoá, sản lượng sữa ngày càng nhiều, nên đích tiêu thụ phải là các nhà máy chế biến sữa. Nhà máy chế biến sữa không thể thu mua trực tiếp từ nông dân, nên đã hình thành mạng lưới thu gom sữa tươi, với nhiều “kênh” khác nhau.
Hiện nay, các cơ sở chăn nuôi bò sữa ở nước ta hầu hết đều cách xa nhà máy chế biến sữa, việc hình thành hệ thống trạm thu gom, trung chuyển để bảo quản, tiêu thụ sữa vô cùng cần thiết. Trạm thu gom được đặt ở những khu vực chăn nuôi nhiều bò sữa, quy mô tuỳ thuộc vào khối lượng sữa được cung cấp hàng ngày.
Theo GS. Lương Tất Nhợ (Viện Kinh tế nông nghiệp), hiện có 3 thành phần đang tham gia vào mạng lưới thu gom sữa bò tươi: các hợp tác xã chiếm 19%; các công ty chiếm 23%; tư nhân chiếm 58%. Sự xuất hiện mạng lưới thu gom sữa đều do nhu cầu phát triển chăn nuôi bò sữa của tiểu vùng hay khu vực.
Ở những địa bàn tập trung nhiều hộ chăn nuôi, quy mô lớn, sữa tươi được giao tới hợp tác xã dịch vụ, tập kết tại đây để vận chuyển đến bán cho nhà máy sữa. Những nơi chăn nuôi quy mô nhỏ, manh mún, việc tiêu thụ phải qua trung gian là trạm thu gom, hoặc những người làm nghề thu gom sữa tươi.
Các trạm thường không hạn chế số lượng thu mua, nhưng yêu cầu chặt chẽ về mặt chất lượng: không mua sữa đầu, sữa bò bị bệnh, sữa bị kết tủa... Người hành nghề thu gom sản phẩm, với phương tiện vận chuyển là xe máy, hàng ngày họ đến các hộ chăn nuôi, thu mua với giá thấp hơn của trạm, rồi vận chuyển đến giao thẳng cho nhà máy chế biến sữa. Ở nhiều vùng, cung đường chuyển sữa tươi từ hộ chăn nuôi đến nhà máy chế biến, phải qua rất nhiều người thu gom trung gian.
Chị Vinh, một người chuyên làm nghề thu gom sữa bò tươi ở Ba Vì (Hà Tây) cho biết: cơ sở có 4 nhân công, mỗi năm thu mua đem bán cho nhà máy chế biến khoảng 400 tấn sữa. Mỗi kg sữa được lãi 500 đồng, lợi nhuận khoảng 150 triệu đồng/năm. Nghề này không cần nhiều vốn, vì khi thu mua chưa phải trả tiền ngay. Sau khi lấy được tiền từ nhà máy chế biến sữa, mới thanh toán cho người chăn nuôi.
So với người chăn nuôi, nghề thu gom có lợi nhuận cao gấp nhiều lần trên cơ sở vốn đầu tư. Nếu chăn nuôi một con bò sữa, phải đầu tư gần 20 triệu đồng, nhưng thu nhập chỉ cho 4-5 triệu/năm. Hộ chăn nuôi có thể bị thua lỗ khi gặp dịch bệnh hoặc rớt giá sản phẩm đầu ra. Nhưng với người thu gom sản phẩm, nếu thấy kinh doanh không có lãi, họ sẵn sàng ngừng thu mua sữa, nên ít chịu rủi ro.
Cần quy hoạch mạng lưới thu gom sữa
Khâu thu mua rất quan trọng đối với chất lượng sản phẩm, vì phải bảo quản. Sữa bò chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, dễ bị vi khuẩn phân huỷ. Sữa được vắt từ bò mẹ với nhiệt độ trên 30 độ C, nếu không bảo quản kịp thời, để quá 4 h, sữa bò sẽ lên men, không thể đưa vào chế biến các sản phẩm chất lượng cao. Do vậy, cần phải hạ nhiệt độ của sữa xuống, bảo quản ở nhiệt độ 8-12 độ C.
Ông Nguyễn Văn Tuyền (bộ môn Bò - Viện Chăn nuôi) cho biết: trang thiết bị của những cơ sở thu gom sữa bò còn lạc hậu, chỉ với một số thiết bị chuyên dụng: máy phát điện, bồn chứa làm lạnh... tổng giá trị đầu tư dưới 100 triệu đồng. Những thiết bị đáp ứng yêu cầu còn rất thiếu, vì vậy hầu hết các cơ sở thu gom sữa đều chưa đảm bảo được khâu bảo quản trước khi đưa đến nhà máy. Hệ thống thu gom sữa bò trong nước còn manh mún tự phát, yếu kém về công nghệ bảo quản nên đã gây giảm thấp chất lượng sữa.
Đồng thời vì phải qua nhiều người thu gom trung gian, đã đội giá sữa khi đến nhà máy lên cao, mặc dù giá bán của người chăn nuôi rất thấp. Đây là những nguyên nhân khiến các nhà máy chưa coi trọng việc sử dụng sữa tươi trong nước, mà theo hướng nhập nguyên liệu sữa bột từ nước ngoài. Năm nay, do giá sữa bột nhập ngoại quá đắt, các nhà máy mới vội vã quan tâm tới nguồn nguyên liệu trong nước.
Để mua được sữa, ngoài việc tăng giá thu mua cao ngất ngưởng, một số cty sẵn sàng chấp nhận cả việc nới lỏng khâu bảo quản: không cần yêu cầu sử dụng loại bình nhôm đặc biệt để đựng sữa như trước đây, thay vào đó cho phép sử dụng cả can nhựa. Rất nhiều cơ chế thoáng được mở ra, nhưng đó chỉ là giải pháp tạm thời khi nguồn cung khan hiếm, những biện pháp này khó thúc đẩy ý thức bảo tồn chất lượng sản phẩm.
Hầu hết những vùng chăn nuôi bò sữa phát triển mạnh thường ở vùng núi cao, cách xa các đô thị lớn, hệ thống giao thông chưa tốt. Chính vì vậy, mặc dù sữa tươi sản xuất trong nước còn xa mới đáp ứng đủ nhu cầu, nhưng khâu thu gom, vận chuyển, bảo quản còn nhiều trở ngại. Tất cả những khó khăn đó đã gây ảnh hưởng tới sự phát triển của ngành chăn nuôi bò sữa.
Trước đây, số lượng bò sữa chăn nuôi quá ít, việc tiêu thụ sữa tươi rất đơn giản, chủ yếu tự cung tự cấp tại chỗ. Hộ chăn nuôi có thể mang sữa tới bán cho các cửa hàng giải khát, hoặc bán ngay tại nhà cho một số người có nhu cầu tiêu dùng thường xuyên. Để tiết kiệm thời gian, nhiều hộ chăn nuôi hợp tác nhau thành từng nhóm và tổ chức giao sữa cho cửa hàng theo phương thức luân phiên, tức là các hộ chăn nuôi lần lượt thay nhau đi giao số sữa của cả nhóm cho cửa hàng.
Nghề ít cần vốn mà nhiều lãi
Những năm gần đây, đàn bò sữa phát triển mạnh để chuyển hướng sang sản xuất hàng hoá, sản lượng sữa ngày càng nhiều, nên đích tiêu thụ phải là các nhà máy chế biến sữa. Nhà máy chế biến sữa không thể thu mua trực tiếp từ nông dân, nên đã hình thành mạng lưới thu gom sữa tươi, với nhiều “kênh” khác nhau.
Hiện nay, các cơ sở chăn nuôi bò sữa ở nước ta hầu hết đều cách xa nhà máy chế biến sữa, việc hình thành hệ thống trạm thu gom, trung chuyển để bảo quản, tiêu thụ sữa vô cùng cần thiết. Trạm thu gom được đặt ở những khu vực chăn nuôi nhiều bò sữa, quy mô tuỳ thuộc vào khối lượng sữa được cung cấp hàng ngày.
Theo GS. Lương Tất Nhợ (Viện Kinh tế nông nghiệp), hiện có 3 thành phần đang tham gia vào mạng lưới thu gom sữa bò tươi: các hợp tác xã chiếm 19%; các công ty chiếm 23%; tư nhân chiếm 58%. Sự xuất hiện mạng lưới thu gom sữa đều do nhu cầu phát triển chăn nuôi bò sữa của tiểu vùng hay khu vực.
Ở những địa bàn tập trung nhiều hộ chăn nuôi, quy mô lớn, sữa tươi được giao tới hợp tác xã dịch vụ, tập kết tại đây để vận chuyển đến bán cho nhà máy sữa. Những nơi chăn nuôi quy mô nhỏ, manh mún, việc tiêu thụ phải qua trung gian là trạm thu gom, hoặc những người làm nghề thu gom sữa tươi.
Các trạm thường không hạn chế số lượng thu mua, nhưng yêu cầu chặt chẽ về mặt chất lượng: không mua sữa đầu, sữa bò bị bệnh, sữa bị kết tủa... Người hành nghề thu gom sản phẩm, với phương tiện vận chuyển là xe máy, hàng ngày họ đến các hộ chăn nuôi, thu mua với giá thấp hơn của trạm, rồi vận chuyển đến giao thẳng cho nhà máy chế biến sữa. Ở nhiều vùng, cung đường chuyển sữa tươi từ hộ chăn nuôi đến nhà máy chế biến, phải qua rất nhiều người thu gom trung gian.
Chị Vinh, một người chuyên làm nghề thu gom sữa bò tươi ở Ba Vì (Hà Tây) cho biết: cơ sở có 4 nhân công, mỗi năm thu mua đem bán cho nhà máy chế biến khoảng 400 tấn sữa. Mỗi kg sữa được lãi 500 đồng, lợi nhuận khoảng 150 triệu đồng/năm. Nghề này không cần nhiều vốn, vì khi thu mua chưa phải trả tiền ngay. Sau khi lấy được tiền từ nhà máy chế biến sữa, mới thanh toán cho người chăn nuôi.
So với người chăn nuôi, nghề thu gom có lợi nhuận cao gấp nhiều lần trên cơ sở vốn đầu tư. Nếu chăn nuôi một con bò sữa, phải đầu tư gần 20 triệu đồng, nhưng thu nhập chỉ cho 4-5 triệu/năm. Hộ chăn nuôi có thể bị thua lỗ khi gặp dịch bệnh hoặc rớt giá sản phẩm đầu ra. Nhưng với người thu gom sản phẩm, nếu thấy kinh doanh không có lãi, họ sẵn sàng ngừng thu mua sữa, nên ít chịu rủi ro.
Cần quy hoạch mạng lưới thu gom sữa
Khâu thu mua rất quan trọng đối với chất lượng sản phẩm, vì phải bảo quản. Sữa bò chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, dễ bị vi khuẩn phân huỷ. Sữa được vắt từ bò mẹ với nhiệt độ trên 30 độ C, nếu không bảo quản kịp thời, để quá 4 h, sữa bò sẽ lên men, không thể đưa vào chế biến các sản phẩm chất lượng cao. Do vậy, cần phải hạ nhiệt độ của sữa xuống, bảo quản ở nhiệt độ 8-12 độ C.
Ông Nguyễn Văn Tuyền (bộ môn Bò - Viện Chăn nuôi) cho biết: trang thiết bị của những cơ sở thu gom sữa bò còn lạc hậu, chỉ với một số thiết bị chuyên dụng: máy phát điện, bồn chứa làm lạnh... tổng giá trị đầu tư dưới 100 triệu đồng. Những thiết bị đáp ứng yêu cầu còn rất thiếu, vì vậy hầu hết các cơ sở thu gom sữa đều chưa đảm bảo được khâu bảo quản trước khi đưa đến nhà máy. Hệ thống thu gom sữa bò trong nước còn manh mún tự phát, yếu kém về công nghệ bảo quản nên đã gây giảm thấp chất lượng sữa.
Đồng thời vì phải qua nhiều người thu gom trung gian, đã đội giá sữa khi đến nhà máy lên cao, mặc dù giá bán của người chăn nuôi rất thấp. Đây là những nguyên nhân khiến các nhà máy chưa coi trọng việc sử dụng sữa tươi trong nước, mà theo hướng nhập nguyên liệu sữa bột từ nước ngoài. Năm nay, do giá sữa bột nhập ngoại quá đắt, các nhà máy mới vội vã quan tâm tới nguồn nguyên liệu trong nước.
Để mua được sữa, ngoài việc tăng giá thu mua cao ngất ngưởng, một số cty sẵn sàng chấp nhận cả việc nới lỏng khâu bảo quản: không cần yêu cầu sử dụng loại bình nhôm đặc biệt để đựng sữa như trước đây, thay vào đó cho phép sử dụng cả can nhựa. Rất nhiều cơ chế thoáng được mở ra, nhưng đó chỉ là giải pháp tạm thời khi nguồn cung khan hiếm, những biện pháp này khó thúc đẩy ý thức bảo tồn chất lượng sản phẩm.
Hầu hết những vùng chăn nuôi bò sữa phát triển mạnh thường ở vùng núi cao, cách xa các đô thị lớn, hệ thống giao thông chưa tốt. Chính vì vậy, mặc dù sữa tươi sản xuất trong nước còn xa mới đáp ứng đủ nhu cầu, nhưng khâu thu gom, vận chuyển, bảo quản còn nhiều trở ngại. Tất cả những khó khăn đó đã gây ảnh hưởng tới sự phát triển của ngành chăn nuôi bò sữa.