“Quốc hội còn bị động và lãng phí”
Ý kiến nhiều chiều tại phiên thảo luận về báo cáo tổng kết công tác nhiệm kỳ 2007 – 2011 của Quốc hội khóa 12
Ghi nhận sự đổi mới trong hoạt động của Quốc hội khóa 12, song nhiều hạn chế cả trong lập pháp, giám sát và quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước cũng đã được các vị đại biểu “tự kiểm điểm” trong phiên thảo luận tại hội trường về báo cáo tổng kết công tác nhiệm kỳ 2007 - 2011 của Quốc hội, sáng 28/3.
VnEconomy giới thiệu một số ý kiến đáng chú ý tại phiên thảo luận này.
Chất vấn và trả lời chất vấn hấp dẫn
Đại biêủ Nguyễn Đăng Trừng, Tp.HCM
"Hoạt động Quốc hội nhiệm kỳ này có nhiều tiến bộ, nhiều điểm mới.
Các phiên họp của Quốc hội thảo luận về tình hình thực hiện kế hoạch kinh tế - xã hội, chất vấn và trả lời chất vấn rất hấp dẫn đối với bà con cử tri. Nhiều cử tri nói với tôi là họ thích theo dõi các phiên họp này của Quốc hội như thích xem những phim, những vở kịch, những tuồng, cải lương hay, nghĩa là họ theo dõi và rất thích thú.
Tại sao hoạt động chất vấn lại hấp dẫn như thế, theo tôi có ba lý do. Thứ nhất, việc chất vấn và trả lời chất vấn đã được sắp xếp tiến hành theo từng nhóm vấn đề nên các nội dung chất vấn và trả lời chất vấn rất tập trung, không tản mạn.
Hai, chủ tọa đoàn, đặc biệt là đồng chí Chủ tịch Quốc hội, đã chủ động gợi ý và tạo điều kiện cho các đại biểu Quốc hội chất vấn tranh luận sôi nổi.
Ba, nhiều đại biểu Quốc hội rất bản lĩnh, tranh luận thẳng thắn, mạnh mẽ, nảy lửa, nhưng rất tâm huyết chân tình và xây dựng".
Cải tiến điều hành thảo luận kinh tế
Đại biểu Lê Thị Dung, An Giang
"Tôi đề nghị cách điều hành cần cải tiến thêm, đặc biệt là điều hành trong thảo luận kinh tế, ngân sách, nên đi sâu vào vấn đề.
Khi thảo luận ở các tổ thì các địa phương, các đại biểu đều tham gia hết. Chúng ta sử dụng báo cáo của tổ, từ đó đưa ra những vấn đề giống như chất vấn theo từng cụm vấn đề, từ đó đại biểu có thể tự tập hợp những vấn đề gì trọng tâm.
Không thể với đại diện hơn 60 tỉnh thành, cứ bấm nút mỗi người nói một phách, mỗi người nói một lĩnh vực, vì lĩnh vực nào cũng bức xúc. Như vậy chúng ta cũng không giải quyết được những vấn đề mang tầm chiến lược trung hạn và dài hạn, mà chỉ mang tầm trước mắt thôi".
Đại biểu cần có sáng kiến pháp luật
Đại biểu Phạm Quốc Anh, Đồng Nai
"Quyền có sáng kiến pháp luật của đại biểu Quốc hội đã được ghi nhận trong Hiến pháp. Từ Hiến pháp năm 1946 cho tới Hiến pháp năm 1992 đều ghi nhận, nhưng 65 năm qua chúng ta chưa có một sáng kiến pháp luật của đại biểu Quốc hội nào.
Không phải chúng ta không có sáng kiến và không đủ trình độ để nêu ra sáng kiến, nhưng chúng ta chưa có một cơ chế tổ chức, cơ chế đảm bảo để có quyền trình sáng kiến pháp luật trước Quốc hội. Đấy là điều tôi đề nghị Quốc hội trong khóa 13 tới cần khắc phục.
Quyết tâm thực hiện sáng kiến pháp luật của các đại biểu Quốc hội vừa thể hiện tính dân chủ, vừa thể hiện trách nhiệm của đại biểu Quốc hội đối với cử tri và cũng là thực hiện quyền mà Hiến pháp đã nêu".
Quốc hội còn bị động và lãng phí
Đại biểu Ngô Minh Hồng, Tp.HCM
"Cá nhân tôi thấy Quốc hội hoạt động còn bị động, trong phê chuẩn dự toán và phê chuẩn quyết toán ngân sách đã sử dụng, tôi nhớ câu nói của đồng chí Phó chủ tịch Quốc hội nói là tiêu thì đã tiêu rồi, nếu Quốc hội không thông qua thì không biết như thế nào nên cuối cùng cũng thông qua mặc dù tiêu đó có thể vượt dự toán ngân sách ban đầu.
Vấn đề dự toán ngân sách cũng vậy, tháng 8, tháng 9 các tỉnh đã làm việc với Bộ Tài chính rồi, bây giờ muốn tăng giảm phần trăm, muốn thêm bớt thì chắc cũng nói để mà nói thôi chứ cũng khó. Ở đây chứng tỏ vai trò bị động của Quốc hội.
Bị động trong công tác lập pháp thấy rất rõ. Dự thảo cụ thể đưa ra cái gì thì chúng ta bàn cái đó, cái nào xong trước thì bàn trước, cái nào xong sau thì bàn sau..., rồi đến lúc không làm kịp thì cũng đưa ra, đó là hoàn toàn bị động.
Một điểm nữa, tôi thấy rằng Quốc hội còn lãng phí, lãng phí này tôi thấy rõ rệt nhất ở việc in ấn các văn kiện, các cuốn sách, các kỷ yếu.
Hay là vấn đề đại biểu Quốc hội chỉ hoạt động một nhiệm kỳ cũng là một sự lãng phí. Tức là đại biểu đó hoạt động vừa mới thu thập, tích lũy kinh nghiệm thì lại không hoạt động nữa vì chúng ta không cơ cấu.
Hay vấn đề tỷ lệ đại biểu kiêm nhiệm cao, tôi cho rằng cũng là một sự lãng phí. Đáng lẽ số lượng đại biểu có thể ít đi nhưng số lượng đại biểu chuyên trách tăng lên, tính chuyên nghiệp tăng lên thì đại biểu mới có thể hoạt động cho hết trách nhiệm của mình".
Nên có hai loại nghị quyết
Đại biểu Trần Du Lịch, Tp.HCM
"Quyền về ngân sách của Quốc hội, đây là quyền cực kỳ quan trọng, nhưng dường như chúng ta cũng chưa có kiểm soát chắc về ngân sách. Nếu Quốc hội mà thực sự kiểm soát ngân sách thì Quốc hội cũng không cần thiết phải yêu cầu Chính phủ phải trình ra dự án quan trọng quốc gia.
Quốc hội phải chuyển từ bị động sang chủ động, mà muốn chủ động trong quyết định các dự án đầu tư dù quan trọng cỡ nào, lớn hay nhỏ đó là thực sự anh phải quyết định ngân sách. Đây vấn đề tôi không nghĩ rằng có thể tính nhanh được, nếu không thì không nâng được quyền lực thực sự của Quốc hội.
Điểm nổi bật của Quốc hội khóa 12 này là tất cả các vấn đề quan trọng của quốc gia, vấn đề cử tri quan tâm đều đặt lên bàn nghị sự thảo luận cả. Tuy nhiên, ở đây tồn tại là nhiều vấn đề có đặt lên, có thảo luận, nhưng cũng giống như trong báo cáo đánh giá của Chủ tịch Quốc hội, chúng ta không đi đến cùng và đặc biệt có nhiều vấn đề chúng ta không đi tới chỗ là ra một hình thức văn bản để xử lý vấn đề như thế nào.
Cử tri quan tâm là theo dõi, nói rằng nghe Quốc hội thảo luận thì rất sướng, nhưng sau đó thì thấy dường như lại không quyết cái gì để xử lý vấn đề.
Tôi xin kiến nghị Quốc hội nên chăng có hai loại nghị quyết khác nhau giống như các nước. Một nghị quyết có giá trị như luật, có nghĩa là cưỡng chế thi hành không thể nào Chính phủ muốn làm thì làm, không làm cũng được.
Còn nghị quyết thứ hai gọi là nghị quyết khuyến nghị, tức là Quốc hội chỉ khuyến nghị Chính phủ thôi, còn làm hay không thì tùy anh, nhưng nếu anh không làm mà xảy ra vụ việc thì tôi sẽ quy kết trách nhiệm chính trị nó khác với trách nhiệm pháp lý".
Giám sát còn rất hành chính
Đại biểu Vũ Thị Phương Anh, Quảng Nam
"Tôi đánh giá cao công tác giám sát của Quốc hội, giám sát được thực hiện tốt nhất, mạnh nhất hiện nay vẫn là cơ quan của Quốc hội.
Tuy nhiên chúng ta vẫn còn rất hành chính ở việc tới nơi giám sát là nghe đơn vị báo cáo và mỗi thành viên trong đoàn giám sát được nhận báo cáo. Để kiểm định lại thực tiễn đó như thế nào thì chúng ta chưa đi sâu.
Ví dụ kiến nghị của cử tri về vấn đề ô nhiễm môi trường tại nhà máy, xí nghiệp nào đó, khi chúng ta tới chúng ta chỉ nghe báo cáo như vậy. Đáng lẽ chúng ta đi phải có bộ phận chuyên môn, bây giờ nước bị ô nhiễm ta thử đưa ra ngay nồng độ cao hơn, như vậy chúng ta biết được và báo cáo của chúng ta vừa đảm bảo tính thực tiễn, lý luận cũng đồng thời có kết quả giám sát đạt chất lượng cao hơn".
Tổng kết có giá trị gì không?
Đại biểu Trần Đình Nhã, Bà Rịa - Vũng Tàu
"Tôi cho rằng tổng kết này là tiếng nói cuối cùng của các đại biểu Quốc hội mà cũng là toàn thể Quốc hội khóa 12 đề đạt. Vậy thì tổng kết này để lại cho ai và có giá trị gì không?
Trong các báo cáo tổng kết có nhiều vấn đề chúng ta đánh giá rất sâu sắc, rút ra những kinh nghiệm rất thực tiễn và những kinh nghiệm đó cũng có tầm thực tiễn và lý luận cao đặc biệt là chúng ta đưa ra nhiều những kiến nghị, những đề xuất. Vậy thì những kiến nghị, đề xuất này, ai sẽ tiếp nhận nó?
Tôi thấy đây là một vấn đề cần phải thảo luận, Quốc hội chúng ta có dám trên cơ sở báo cáo này, nhất là mục kiến nghị chúng ta đưa ra nghị quyết của Quốc hội kiến nghị, những kiến nghị nào gửi cho Ban chấp hành Trung ương, những kiến nghị nào gửi Chính phủ, những kiến nghị nào gửi cho Tòa án Nhân dân Tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao, những kiến nghị nào gửi cho Quốc hội khóa 13, nếu không thì những kết quả tổng kết rất kỳ công của chúng ta cũng như những kiến nghị của các đại biểu Quốc hội, của toàn thể Quốc hội cũng như những kiến nghị của Chủ tịch nước, kiến nghị của Chính phủ không biết ai sẽ giải quyết?
Tôi thấy Chủ tịch nước trong báo cáo của mình cũng có những kiến nghị rất tâm huyết, trong báo cáo của Chính phủ cũng có những kiến nghị yêu cầu Quốc hội, trong đó có những kiến nghị rất lớn như kiến nghị sớm sửa đổi Hiến pháp, nhưng Quốc hội khi thảo luận không ai đả động đến những kiến nghị này, chúng ta chấp nhận hay không chấp nhận, nếu chấp nhận thì những kiến nghị này được gửi cho ai?
Tôi cũng xin nói thêm không chỉ kiến nghị của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội cũng đã họp tổng kết và đưa ra rất nhiều kiến nghị rất xác đáng, tầm cỡ nhưng theo tôi những kiến nghị đó chắc cũng để lại trong các kỷ yếu".
VnEconomy giới thiệu một số ý kiến đáng chú ý tại phiên thảo luận này.
Chất vấn và trả lời chất vấn hấp dẫn
Đại biêủ Nguyễn Đăng Trừng, Tp.HCM
"Hoạt động Quốc hội nhiệm kỳ này có nhiều tiến bộ, nhiều điểm mới.
Các phiên họp của Quốc hội thảo luận về tình hình thực hiện kế hoạch kinh tế - xã hội, chất vấn và trả lời chất vấn rất hấp dẫn đối với bà con cử tri. Nhiều cử tri nói với tôi là họ thích theo dõi các phiên họp này của Quốc hội như thích xem những phim, những vở kịch, những tuồng, cải lương hay, nghĩa là họ theo dõi và rất thích thú.
Tại sao hoạt động chất vấn lại hấp dẫn như thế, theo tôi có ba lý do. Thứ nhất, việc chất vấn và trả lời chất vấn đã được sắp xếp tiến hành theo từng nhóm vấn đề nên các nội dung chất vấn và trả lời chất vấn rất tập trung, không tản mạn.
Hai, chủ tọa đoàn, đặc biệt là đồng chí Chủ tịch Quốc hội, đã chủ động gợi ý và tạo điều kiện cho các đại biểu Quốc hội chất vấn tranh luận sôi nổi.
Ba, nhiều đại biểu Quốc hội rất bản lĩnh, tranh luận thẳng thắn, mạnh mẽ, nảy lửa, nhưng rất tâm huyết chân tình và xây dựng".
Cải tiến điều hành thảo luận kinh tế
Đại biểu Lê Thị Dung, An Giang
"Tôi đề nghị cách điều hành cần cải tiến thêm, đặc biệt là điều hành trong thảo luận kinh tế, ngân sách, nên đi sâu vào vấn đề.
Khi thảo luận ở các tổ thì các địa phương, các đại biểu đều tham gia hết. Chúng ta sử dụng báo cáo của tổ, từ đó đưa ra những vấn đề giống như chất vấn theo từng cụm vấn đề, từ đó đại biểu có thể tự tập hợp những vấn đề gì trọng tâm.
Không thể với đại diện hơn 60 tỉnh thành, cứ bấm nút mỗi người nói một phách, mỗi người nói một lĩnh vực, vì lĩnh vực nào cũng bức xúc. Như vậy chúng ta cũng không giải quyết được những vấn đề mang tầm chiến lược trung hạn và dài hạn, mà chỉ mang tầm trước mắt thôi".
Đại biểu cần có sáng kiến pháp luật
Đại biểu Phạm Quốc Anh, Đồng Nai
"Quyền có sáng kiến pháp luật của đại biểu Quốc hội đã được ghi nhận trong Hiến pháp. Từ Hiến pháp năm 1946 cho tới Hiến pháp năm 1992 đều ghi nhận, nhưng 65 năm qua chúng ta chưa có một sáng kiến pháp luật của đại biểu Quốc hội nào.
Không phải chúng ta không có sáng kiến và không đủ trình độ để nêu ra sáng kiến, nhưng chúng ta chưa có một cơ chế tổ chức, cơ chế đảm bảo để có quyền trình sáng kiến pháp luật trước Quốc hội. Đấy là điều tôi đề nghị Quốc hội trong khóa 13 tới cần khắc phục.
Quyết tâm thực hiện sáng kiến pháp luật của các đại biểu Quốc hội vừa thể hiện tính dân chủ, vừa thể hiện trách nhiệm của đại biểu Quốc hội đối với cử tri và cũng là thực hiện quyền mà Hiến pháp đã nêu".
Quốc hội còn bị động và lãng phí
Đại biểu Ngô Minh Hồng, Tp.HCM
"Cá nhân tôi thấy Quốc hội hoạt động còn bị động, trong phê chuẩn dự toán và phê chuẩn quyết toán ngân sách đã sử dụng, tôi nhớ câu nói của đồng chí Phó chủ tịch Quốc hội nói là tiêu thì đã tiêu rồi, nếu Quốc hội không thông qua thì không biết như thế nào nên cuối cùng cũng thông qua mặc dù tiêu đó có thể vượt dự toán ngân sách ban đầu.
Vấn đề dự toán ngân sách cũng vậy, tháng 8, tháng 9 các tỉnh đã làm việc với Bộ Tài chính rồi, bây giờ muốn tăng giảm phần trăm, muốn thêm bớt thì chắc cũng nói để mà nói thôi chứ cũng khó. Ở đây chứng tỏ vai trò bị động của Quốc hội.
Bị động trong công tác lập pháp thấy rất rõ. Dự thảo cụ thể đưa ra cái gì thì chúng ta bàn cái đó, cái nào xong trước thì bàn trước, cái nào xong sau thì bàn sau..., rồi đến lúc không làm kịp thì cũng đưa ra, đó là hoàn toàn bị động.
Một điểm nữa, tôi thấy rằng Quốc hội còn lãng phí, lãng phí này tôi thấy rõ rệt nhất ở việc in ấn các văn kiện, các cuốn sách, các kỷ yếu.
Hay là vấn đề đại biểu Quốc hội chỉ hoạt động một nhiệm kỳ cũng là một sự lãng phí. Tức là đại biểu đó hoạt động vừa mới thu thập, tích lũy kinh nghiệm thì lại không hoạt động nữa vì chúng ta không cơ cấu.
Hay vấn đề tỷ lệ đại biểu kiêm nhiệm cao, tôi cho rằng cũng là một sự lãng phí. Đáng lẽ số lượng đại biểu có thể ít đi nhưng số lượng đại biểu chuyên trách tăng lên, tính chuyên nghiệp tăng lên thì đại biểu mới có thể hoạt động cho hết trách nhiệm của mình".
Nên có hai loại nghị quyết
Đại biểu Trần Du Lịch, Tp.HCM
"Quyền về ngân sách của Quốc hội, đây là quyền cực kỳ quan trọng, nhưng dường như chúng ta cũng chưa có kiểm soát chắc về ngân sách. Nếu Quốc hội mà thực sự kiểm soát ngân sách thì Quốc hội cũng không cần thiết phải yêu cầu Chính phủ phải trình ra dự án quan trọng quốc gia.
Quốc hội phải chuyển từ bị động sang chủ động, mà muốn chủ động trong quyết định các dự án đầu tư dù quan trọng cỡ nào, lớn hay nhỏ đó là thực sự anh phải quyết định ngân sách. Đây vấn đề tôi không nghĩ rằng có thể tính nhanh được, nếu không thì không nâng được quyền lực thực sự của Quốc hội.
Điểm nổi bật của Quốc hội khóa 12 này là tất cả các vấn đề quan trọng của quốc gia, vấn đề cử tri quan tâm đều đặt lên bàn nghị sự thảo luận cả. Tuy nhiên, ở đây tồn tại là nhiều vấn đề có đặt lên, có thảo luận, nhưng cũng giống như trong báo cáo đánh giá của Chủ tịch Quốc hội, chúng ta không đi đến cùng và đặc biệt có nhiều vấn đề chúng ta không đi tới chỗ là ra một hình thức văn bản để xử lý vấn đề như thế nào.
Cử tri quan tâm là theo dõi, nói rằng nghe Quốc hội thảo luận thì rất sướng, nhưng sau đó thì thấy dường như lại không quyết cái gì để xử lý vấn đề.
Tôi xin kiến nghị Quốc hội nên chăng có hai loại nghị quyết khác nhau giống như các nước. Một nghị quyết có giá trị như luật, có nghĩa là cưỡng chế thi hành không thể nào Chính phủ muốn làm thì làm, không làm cũng được.
Còn nghị quyết thứ hai gọi là nghị quyết khuyến nghị, tức là Quốc hội chỉ khuyến nghị Chính phủ thôi, còn làm hay không thì tùy anh, nhưng nếu anh không làm mà xảy ra vụ việc thì tôi sẽ quy kết trách nhiệm chính trị nó khác với trách nhiệm pháp lý".
Giám sát còn rất hành chính
Đại biểu Vũ Thị Phương Anh, Quảng Nam
"Tôi đánh giá cao công tác giám sát của Quốc hội, giám sát được thực hiện tốt nhất, mạnh nhất hiện nay vẫn là cơ quan của Quốc hội.
Tuy nhiên chúng ta vẫn còn rất hành chính ở việc tới nơi giám sát là nghe đơn vị báo cáo và mỗi thành viên trong đoàn giám sát được nhận báo cáo. Để kiểm định lại thực tiễn đó như thế nào thì chúng ta chưa đi sâu.
Ví dụ kiến nghị của cử tri về vấn đề ô nhiễm môi trường tại nhà máy, xí nghiệp nào đó, khi chúng ta tới chúng ta chỉ nghe báo cáo như vậy. Đáng lẽ chúng ta đi phải có bộ phận chuyên môn, bây giờ nước bị ô nhiễm ta thử đưa ra ngay nồng độ cao hơn, như vậy chúng ta biết được và báo cáo của chúng ta vừa đảm bảo tính thực tiễn, lý luận cũng đồng thời có kết quả giám sát đạt chất lượng cao hơn".
Tổng kết có giá trị gì không?
Đại biểu Trần Đình Nhã, Bà Rịa - Vũng Tàu
"Tôi cho rằng tổng kết này là tiếng nói cuối cùng của các đại biểu Quốc hội mà cũng là toàn thể Quốc hội khóa 12 đề đạt. Vậy thì tổng kết này để lại cho ai và có giá trị gì không?
Trong các báo cáo tổng kết có nhiều vấn đề chúng ta đánh giá rất sâu sắc, rút ra những kinh nghiệm rất thực tiễn và những kinh nghiệm đó cũng có tầm thực tiễn và lý luận cao đặc biệt là chúng ta đưa ra nhiều những kiến nghị, những đề xuất. Vậy thì những kiến nghị, đề xuất này, ai sẽ tiếp nhận nó?
Tôi thấy đây là một vấn đề cần phải thảo luận, Quốc hội chúng ta có dám trên cơ sở báo cáo này, nhất là mục kiến nghị chúng ta đưa ra nghị quyết của Quốc hội kiến nghị, những kiến nghị nào gửi cho Ban chấp hành Trung ương, những kiến nghị nào gửi Chính phủ, những kiến nghị nào gửi cho Tòa án Nhân dân Tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao, những kiến nghị nào gửi cho Quốc hội khóa 13, nếu không thì những kết quả tổng kết rất kỳ công của chúng ta cũng như những kiến nghị của các đại biểu Quốc hội, của toàn thể Quốc hội cũng như những kiến nghị của Chủ tịch nước, kiến nghị của Chính phủ không biết ai sẽ giải quyết?
Tôi thấy Chủ tịch nước trong báo cáo của mình cũng có những kiến nghị rất tâm huyết, trong báo cáo của Chính phủ cũng có những kiến nghị yêu cầu Quốc hội, trong đó có những kiến nghị rất lớn như kiến nghị sớm sửa đổi Hiến pháp, nhưng Quốc hội khi thảo luận không ai đả động đến những kiến nghị này, chúng ta chấp nhận hay không chấp nhận, nếu chấp nhận thì những kiến nghị này được gửi cho ai?
Tôi cũng xin nói thêm không chỉ kiến nghị của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội cũng đã họp tổng kết và đưa ra rất nhiều kiến nghị rất xác đáng, tầm cỡ nhưng theo tôi những kiến nghị đó chắc cũng để lại trong các kỷ yếu".