“Đại biểu Quốc hội cũng cần thuyết phục lẫn nhau”
Chia sẻ của đại biểu về đổi mới các phiên thảo luận của Quốc hội về tình hình kinh tế, xã hội
Hôm nay (28/3), Quốc hội khóa 12 sẽ dành trọn một ngày để “tự kiểm điểm” cả nhiệm kỳ 4 năm 2007 – 2011.
Trước đó, vào ngày 26/3, phiên thảo luận cuối cùng của Quốc hội khóa 12 về tình hình kinh tế, xã hội cũng đã được tường thuật trực tiếp trên truyền hình để cử tri cả nước cùng theo dõi.
Đây là một trong những hoạt động được cử tri đặc biệt quan tâm, không chỉ vì độ nóng của những vấn đề bức xúc của đời sống được phản ánh tại nghị trường, mà còn là cơ hội để giám sát hoạt động của những vị đại biểu do chính mình bầu ra. Đồng thời cũng là một kênh quan trọng để “cân đong đo đếm” hiệu quả hoạt động của Quốc hội.
Tuy nhiên, làm thế nào để sử dụng thời gian của các phiên thảo luận một cách hiệu quả nhất vẫn là câu hỏi không dễ trả lời. VnEconomy đã có cuộc trao đổi nhanh với TS. Nguyễn Đức Kiên, Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội xung quanh vấn đề này.
Ngay từ kỳ họp cuối năm 2009, đại biểu Nguyễn Đức Kiên này đã bày tỏ quan điểm, rằng các phiên đánh giá tình hình kinh tế, xã hội phải là phiên làm việc của Quốc hội với Quốc hội và cần được đổi mới.
Các đại biểu phải thảo luận, tranh luận với nhau để tạo ra được sự thống nhất của gần 500 đại biểu trong nhận định, đánh giá chung về nền kinh tế cũng như công tác điều hành của Chính phủ – cơ quan được Quốc hội giao quyền điều hành nền kinh tế của đất nước, ông Kiên nói.
Thưa ông, là người trong cuộc, ông có cảm nhận thế nào về phiên thảo luận tình hình kinh tế xã hội vừa diễn ra tại nghị trường, khi nền kinh tế 4 năm qua đã có rất nhiều sóng gió và hiện cũng đang đứng trước những khó khăn không nhỏ?
Vấn đề quan trọng nhất của nền kinh tế hiện nay là ổn định vĩ mô, và như nhiều đại biểu đã nhấn mạnh, điểm nhấn trong báo cáo bổ sung của Chính phủ tại kỳ họp này chính là việc thực hiện Nghị quyết 11 của Chính phủ về kiềm chế lạm phát.
Tuy nhiên, qua phát biểu tại Hội trường, có lẽ do thời gian bị khống chế nên chỉ có một số ít vị đại biểu nêu được vấn đề nóng với yêu cầu toàn diện về nền kinh tế và “hiến kế” để thực hiện những biện pháp ổn định trước mắt cũng như phát triển bền vững trong trung và dài hạn.
Chưa kể là một số phát biểu dễ làm cho cử tri hiểu là đại biểu không có quyết tâm đến cùng để thực hiện nghị quyết 11, khi vừa đồng ý chủ trương cắt giảm đầu tư công nhưng lại vẫn kiến nghị đầu tư cho địa phương hoặc ngành mình.
Trong khi đó, một trong ba biện pháp cơ bản nhất của Nghị quyết 11 là tái cơ cấu nền kinh tế thì chưa được đặt vấn đề như là một đơn đặt hàng với Chính phủ. Rằng vấn đề này sẽ được thực hiện như thế nào, ai là đầu mối…
Nếu Chính phủ không trình phương án, Quốc hội không yêu cầu thì đến kỳ họp cuối năm nay sẽ không thể kiểm điểm hay giám sát được.
Hay trong tái cơ cấu, Chính phủ xác định cổ phần hóa và tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước là đột phá, đúng rồi. Nhưng đột phá ở khâu nào, ở lĩnh vực nào thì đại biểu cũng cần trao đổi chính kiến của mình.
Rồi nói về cắt giảm chi tiêu công nhưng Quốc hội cũng chưa đưa ra tiêu chí để cắt, trong khi Quốc hội có quyền về quyết và duyệt ngân sách. Như thế thì cần phải thảo luận cho đạt được sự đồng thuận cao trong Quốc hội là cắt giảm đầu tư công ở đâu, được bao nhiêu, cắt xong tiền để làm gì.
Trong tình hình hiện nay Quốc hội có thể yêu cầu ngừng xây trụ sở công, tiếp đến là những dự án giao thông chưa có hiệu quả để đầu tư cho những vùng kinh tế trọng điểm, làm đầu tàu kéo các khu vực khác.
Hay ổn định vĩ mô thì trọng tâm là ổn định khu vực nông ngiệp, nông dân nông thôn, thì đầu tư cho khu vực này như thế nào phải có tiêu chí rõ ràng.
Tóm lại, Quốc hội phải đưa cho Chính phủ những nhiệm vụ hết sức cụ thể thì mới cân đong đo đếm được việc Chính phủ thực hiện như thế nào.
Như vậy phải chăng là các vị đai biểu Quốc hội vẫn chưa thực sự thống nhất được với nhau trong đánh giá, nhận định đánh giá về nền kinh tế cũng như điều hành của Chính phủ?
Cũng khó để nói như thế vì trong thời gian có hạn của 1 ngày thì chỉ có hơn 30 đại biểu đã đăng ký đến lượt phát biểu, như thế cũng chưa thể nói đó là những ý kiến đại diện cho đa số đại biểu Quốc hội được.
Nhưng ngay cả vấn đề mà tại kỳ họp trước Quốc hội đã quyết định thì lần này đại biểu cũng còn ý kiến khác nhau. Tôi xin nêu một dẫn chứng cụ thể, đó là việc đầu tư trở lại 3.500 tỷ đồng cho Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam.
Theo báo cáo của Chính phủ thì Petro Vietnam đã quyết định đầu tư 3.500 tỷ đồng được đầu tư trở lại từ ngân sách năm 2011 vào dự án phát triển lô 05.2 & 05.3 ( Công ty Dầu khí Biển Đông), đây là dự án trọng điểm nhà nước về dầu khí.
Ủy ban Tài chính – Ngân sách cũng đã thẩm tra và đề nghị Quốc hội chấp thuận phương án này.
Tôi nhớ là những thông tin về sự cần thiết phải đầu tư cho các dự án dầu khí trọng điểm tại chiến lược dầu khí cũng đã từng được báo cáo khá đầy đủ với các vị đại biểu Quốc hội khi chúng ta sửa Luật Dầu khí.
Khi xem xét việc đầu tư trở lại cho tập đoàn này thì đại biểu phải nhìn Chính phủ ở vai nào, là cơ quan quản lý nhà nước hay chủ sở hữu để xem việc làm đó có trái luật không. Và cơ quan thẩm tra đã kết luận là không trái luật.
Tất nhiên mỗi đại biểu ở từng vị trí công tác thì có cái nhìn khác nhau. Riêng quan điểm cá nhân tôi thì với 3.500 tỷ đồng này cũng chỉ đủ để làm “vốn mồi” kêu gọi tiếp các nhà đầu tư khác cùng tham gia các dự án không chỉ có ý nghĩa về kinh tế này.
Quản trị quốc gia khác với quản trị doanh nghiệp, nếu để làm tốt vai trò giám sát thì theo tôi, nhiều thông tin cần được hệ thống hóa và cung cấp kịp thời cho đại biểu trước khi việc thảo luận bắt đầu, như vậy dễ tạo được sự đồng thuận cao hơn.
Ông có đề cập đến vấn đề tái cơ cấu nền kinh tế, đây là vấn đề này đã được một số vị đại biểu đề cập liên tục từ kỳ họp thứ 4 của Quốc hội đến nay?
Đúng là vấn đề tái cơ cấu nền kinh tế đã được đề cập từ cuối năm 2008 khi nền kinh tế thế giới và của chúng ta bước vào giai đoạn suy thoái. Tại thời điểm này nhiều nhà nghiên cứu đã nêu vấn đề và đã được truyền tải vào kỳ họp thứ 4 của Quốc hội. Nhưng theo tôi, tại thời điểm đó những nghiên cứu đề xuất cũng chưa đạt được tính thuyết phục cao nên chưa tạo được sự đồng thuận trong Quốc hội cũng như thuyết phục được các cơ quan điều hành về tính cấp thiết của vấn đề. Sau 2 năm tìm hiểu và từ kinh nghiệm thực tế của nền kinh tế đất nước vấn đề đã được làm sáng tỏ.
Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI vừa qua, vấn đề tái cơ cấu nền kinh tế theo mô hình tăng trưởng mới đã được đưa vào Nghị quyết Đại hội. Như vậy là từ những nghiên cứu ban đầu có tính chất phát hiện chúng ta đã tổng kết và đưa lên thành 1 trong 3 điểm nút cần giải quyết của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo xu hướng hiện đại.
Theo quan điểm cá nhân tôi, để triển khai thắng lợi Nghị quyết Đại hội XI, Quốc hội và Chính phủ cần tập trung xây dựng các định hướng lớn của kế hoạch 5 năm và các bước đi cụ thể hàng năm.
Rút kinh nghiệm của việc triển khai các Nghị quyết của các Đại hội trước, lần này cần gắn mục tiêu tăng trưởng với khả năng đáp ứng của ngân sách Nhà nước theo từng năm tài chính. Qua đó xác định được nguồn vốn cần huy động từ các thành phần kinh tế khác phục vụ mục tiêu này là bao nhiêu. Đây chính là việc xác định cụ thể nhất vai trò quan trọng của các thành phần kinh tế khác trong tổng thể nền kinh tế, trong đó cần tận dụng hết nguồn lực của xã hội và từ bên ngoài để phục vụ phát triển kinh tế xã hội theo yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.
Đồng thời cần đặc biệt chú trọng công tác tuyên truyền về mô hình tăng trưởng và mối quan hệ của tam giác phát triển bền vững: kinh tế, môi trường sống và an sinh xã hội. Chỉ có như vậy chúng ta mới tạo được sự đồng thuận cao trong cả nước và trước hết là trong Quốc hội.
Khi đã đồng thuận thì mỗi Đại biểu quốc hội lại là một tuyên truyền viên tích cực, một người giám sát có đầy đủ năng lực và công cụ hỗ trợ Chính phủ trong quá trình điều hành nền kinh tế đất nước.
Như vậy theo ông trước tiên đại biểu Quốc hội cũng cần phải thuyết phục lẫn nhau?
Ở diễn đàn nào cũng vậy, nhiều khi xuôi chiều chưa hẳn đã là đồng thuận. Quốc hội cũng rất cần có sự trao đi đổi lại, và các đại biểu cũng phải tự thuyết phục nhau trên cơ sở thực tiễn và cả lý luận. Chỉ khi đồng thuận trong Quốc hội thì các phiên chất vấn Thủ tướng và các thành viên Chính phủ mới đạt hiệu quả cao vì cung cấp cho cơ quan điều hành một bức tranh toàn cảnh hơn, cũng như các phản ứng của người dân trước các quyết sách trong cuộc sống và sản xuất.
Như vậy, căn cứ đặc thù của Quốc hội, cũng cần xác định nhóm các đại biểu chuyên sâu ở từng lĩnh vực và trong thảo luận tại tổ cũng như hội trường cần tạo điều kiện cho các ý kiến khác nhau được trao đi đổi lại, đó cũng là một phương pháp để đại biểu tự thuyết phục nhau hiệu quả.
Vì thế mỗi khóa Quốc hội mới lại cần tỷ lệ đại biểu tái cử thích hợp để có kinh nghiệm hoạt động nghị trường.
Trước đó, vào ngày 26/3, phiên thảo luận cuối cùng của Quốc hội khóa 12 về tình hình kinh tế, xã hội cũng đã được tường thuật trực tiếp trên truyền hình để cử tri cả nước cùng theo dõi.
Đây là một trong những hoạt động được cử tri đặc biệt quan tâm, không chỉ vì độ nóng của những vấn đề bức xúc của đời sống được phản ánh tại nghị trường, mà còn là cơ hội để giám sát hoạt động của những vị đại biểu do chính mình bầu ra. Đồng thời cũng là một kênh quan trọng để “cân đong đo đếm” hiệu quả hoạt động của Quốc hội.
Tuy nhiên, làm thế nào để sử dụng thời gian của các phiên thảo luận một cách hiệu quả nhất vẫn là câu hỏi không dễ trả lời. VnEconomy đã có cuộc trao đổi nhanh với TS. Nguyễn Đức Kiên, Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội xung quanh vấn đề này.
Ngay từ kỳ họp cuối năm 2009, đại biểu Nguyễn Đức Kiên này đã bày tỏ quan điểm, rằng các phiên đánh giá tình hình kinh tế, xã hội phải là phiên làm việc của Quốc hội với Quốc hội và cần được đổi mới.
Các đại biểu phải thảo luận, tranh luận với nhau để tạo ra được sự thống nhất của gần 500 đại biểu trong nhận định, đánh giá chung về nền kinh tế cũng như công tác điều hành của Chính phủ – cơ quan được Quốc hội giao quyền điều hành nền kinh tế của đất nước, ông Kiên nói.
Thưa ông, là người trong cuộc, ông có cảm nhận thế nào về phiên thảo luận tình hình kinh tế xã hội vừa diễn ra tại nghị trường, khi nền kinh tế 4 năm qua đã có rất nhiều sóng gió và hiện cũng đang đứng trước những khó khăn không nhỏ?
Vấn đề quan trọng nhất của nền kinh tế hiện nay là ổn định vĩ mô, và như nhiều đại biểu đã nhấn mạnh, điểm nhấn trong báo cáo bổ sung của Chính phủ tại kỳ họp này chính là việc thực hiện Nghị quyết 11 của Chính phủ về kiềm chế lạm phát.
Tuy nhiên, qua phát biểu tại Hội trường, có lẽ do thời gian bị khống chế nên chỉ có một số ít vị đại biểu nêu được vấn đề nóng với yêu cầu toàn diện về nền kinh tế và “hiến kế” để thực hiện những biện pháp ổn định trước mắt cũng như phát triển bền vững trong trung và dài hạn.
Chưa kể là một số phát biểu dễ làm cho cử tri hiểu là đại biểu không có quyết tâm đến cùng để thực hiện nghị quyết 11, khi vừa đồng ý chủ trương cắt giảm đầu tư công nhưng lại vẫn kiến nghị đầu tư cho địa phương hoặc ngành mình.
Trong khi đó, một trong ba biện pháp cơ bản nhất của Nghị quyết 11 là tái cơ cấu nền kinh tế thì chưa được đặt vấn đề như là một đơn đặt hàng với Chính phủ. Rằng vấn đề này sẽ được thực hiện như thế nào, ai là đầu mối…
Nếu Chính phủ không trình phương án, Quốc hội không yêu cầu thì đến kỳ họp cuối năm nay sẽ không thể kiểm điểm hay giám sát được.
Hay trong tái cơ cấu, Chính phủ xác định cổ phần hóa và tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước là đột phá, đúng rồi. Nhưng đột phá ở khâu nào, ở lĩnh vực nào thì đại biểu cũng cần trao đổi chính kiến của mình.
Rồi nói về cắt giảm chi tiêu công nhưng Quốc hội cũng chưa đưa ra tiêu chí để cắt, trong khi Quốc hội có quyền về quyết và duyệt ngân sách. Như thế thì cần phải thảo luận cho đạt được sự đồng thuận cao trong Quốc hội là cắt giảm đầu tư công ở đâu, được bao nhiêu, cắt xong tiền để làm gì.
Trong tình hình hiện nay Quốc hội có thể yêu cầu ngừng xây trụ sở công, tiếp đến là những dự án giao thông chưa có hiệu quả để đầu tư cho những vùng kinh tế trọng điểm, làm đầu tàu kéo các khu vực khác.
Hay ổn định vĩ mô thì trọng tâm là ổn định khu vực nông ngiệp, nông dân nông thôn, thì đầu tư cho khu vực này như thế nào phải có tiêu chí rõ ràng.
Tóm lại, Quốc hội phải đưa cho Chính phủ những nhiệm vụ hết sức cụ thể thì mới cân đong đo đếm được việc Chính phủ thực hiện như thế nào.
Như vậy phải chăng là các vị đai biểu Quốc hội vẫn chưa thực sự thống nhất được với nhau trong đánh giá, nhận định đánh giá về nền kinh tế cũng như điều hành của Chính phủ?
Cũng khó để nói như thế vì trong thời gian có hạn của 1 ngày thì chỉ có hơn 30 đại biểu đã đăng ký đến lượt phát biểu, như thế cũng chưa thể nói đó là những ý kiến đại diện cho đa số đại biểu Quốc hội được.
Nhưng ngay cả vấn đề mà tại kỳ họp trước Quốc hội đã quyết định thì lần này đại biểu cũng còn ý kiến khác nhau. Tôi xin nêu một dẫn chứng cụ thể, đó là việc đầu tư trở lại 3.500 tỷ đồng cho Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam.
Theo báo cáo của Chính phủ thì Petro Vietnam đã quyết định đầu tư 3.500 tỷ đồng được đầu tư trở lại từ ngân sách năm 2011 vào dự án phát triển lô 05.2 & 05.3 ( Công ty Dầu khí Biển Đông), đây là dự án trọng điểm nhà nước về dầu khí.
Ủy ban Tài chính – Ngân sách cũng đã thẩm tra và đề nghị Quốc hội chấp thuận phương án này.
Tôi nhớ là những thông tin về sự cần thiết phải đầu tư cho các dự án dầu khí trọng điểm tại chiến lược dầu khí cũng đã từng được báo cáo khá đầy đủ với các vị đại biểu Quốc hội khi chúng ta sửa Luật Dầu khí.
Khi xem xét việc đầu tư trở lại cho tập đoàn này thì đại biểu phải nhìn Chính phủ ở vai nào, là cơ quan quản lý nhà nước hay chủ sở hữu để xem việc làm đó có trái luật không. Và cơ quan thẩm tra đã kết luận là không trái luật.
Tất nhiên mỗi đại biểu ở từng vị trí công tác thì có cái nhìn khác nhau. Riêng quan điểm cá nhân tôi thì với 3.500 tỷ đồng này cũng chỉ đủ để làm “vốn mồi” kêu gọi tiếp các nhà đầu tư khác cùng tham gia các dự án không chỉ có ý nghĩa về kinh tế này.
Quản trị quốc gia khác với quản trị doanh nghiệp, nếu để làm tốt vai trò giám sát thì theo tôi, nhiều thông tin cần được hệ thống hóa và cung cấp kịp thời cho đại biểu trước khi việc thảo luận bắt đầu, như vậy dễ tạo được sự đồng thuận cao hơn.
Ông có đề cập đến vấn đề tái cơ cấu nền kinh tế, đây là vấn đề này đã được một số vị đại biểu đề cập liên tục từ kỳ họp thứ 4 của Quốc hội đến nay?
Đúng là vấn đề tái cơ cấu nền kinh tế đã được đề cập từ cuối năm 2008 khi nền kinh tế thế giới và của chúng ta bước vào giai đoạn suy thoái. Tại thời điểm này nhiều nhà nghiên cứu đã nêu vấn đề và đã được truyền tải vào kỳ họp thứ 4 của Quốc hội. Nhưng theo tôi, tại thời điểm đó những nghiên cứu đề xuất cũng chưa đạt được tính thuyết phục cao nên chưa tạo được sự đồng thuận trong Quốc hội cũng như thuyết phục được các cơ quan điều hành về tính cấp thiết của vấn đề. Sau 2 năm tìm hiểu và từ kinh nghiệm thực tế của nền kinh tế đất nước vấn đề đã được làm sáng tỏ.
Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI vừa qua, vấn đề tái cơ cấu nền kinh tế theo mô hình tăng trưởng mới đã được đưa vào Nghị quyết Đại hội. Như vậy là từ những nghiên cứu ban đầu có tính chất phát hiện chúng ta đã tổng kết và đưa lên thành 1 trong 3 điểm nút cần giải quyết của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo xu hướng hiện đại.
Theo quan điểm cá nhân tôi, để triển khai thắng lợi Nghị quyết Đại hội XI, Quốc hội và Chính phủ cần tập trung xây dựng các định hướng lớn của kế hoạch 5 năm và các bước đi cụ thể hàng năm.
Rút kinh nghiệm của việc triển khai các Nghị quyết của các Đại hội trước, lần này cần gắn mục tiêu tăng trưởng với khả năng đáp ứng của ngân sách Nhà nước theo từng năm tài chính. Qua đó xác định được nguồn vốn cần huy động từ các thành phần kinh tế khác phục vụ mục tiêu này là bao nhiêu. Đây chính là việc xác định cụ thể nhất vai trò quan trọng của các thành phần kinh tế khác trong tổng thể nền kinh tế, trong đó cần tận dụng hết nguồn lực của xã hội và từ bên ngoài để phục vụ phát triển kinh tế xã hội theo yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.
Đồng thời cần đặc biệt chú trọng công tác tuyên truyền về mô hình tăng trưởng và mối quan hệ của tam giác phát triển bền vững: kinh tế, môi trường sống và an sinh xã hội. Chỉ có như vậy chúng ta mới tạo được sự đồng thuận cao trong cả nước và trước hết là trong Quốc hội.
Khi đã đồng thuận thì mỗi Đại biểu quốc hội lại là một tuyên truyền viên tích cực, một người giám sát có đầy đủ năng lực và công cụ hỗ trợ Chính phủ trong quá trình điều hành nền kinh tế đất nước.
Như vậy theo ông trước tiên đại biểu Quốc hội cũng cần phải thuyết phục lẫn nhau?
Ở diễn đàn nào cũng vậy, nhiều khi xuôi chiều chưa hẳn đã là đồng thuận. Quốc hội cũng rất cần có sự trao đi đổi lại, và các đại biểu cũng phải tự thuyết phục nhau trên cơ sở thực tiễn và cả lý luận. Chỉ khi đồng thuận trong Quốc hội thì các phiên chất vấn Thủ tướng và các thành viên Chính phủ mới đạt hiệu quả cao vì cung cấp cho cơ quan điều hành một bức tranh toàn cảnh hơn, cũng như các phản ứng của người dân trước các quyết sách trong cuộc sống và sản xuất.
Như vậy, căn cứ đặc thù của Quốc hội, cũng cần xác định nhóm các đại biểu chuyên sâu ở từng lĩnh vực và trong thảo luận tại tổ cũng như hội trường cần tạo điều kiện cho các ý kiến khác nhau được trao đi đổi lại, đó cũng là một phương pháp để đại biểu tự thuyết phục nhau hiệu quả.
Vì thế mỗi khóa Quốc hội mới lại cần tỷ lệ đại biểu tái cử thích hợp để có kinh nghiệm hoạt động nghị trường.