"Suốt cả năm 2021, ngành du lịch của Quảng Ninh chỉ khai thác được khoảng 1,5 tháng với hơn 3 triệu khách, thấp hơn rất nhiều so với những năm trước. Thậm chí, năm 2020 cũng còn đón được hơn 9 triệu lượt khách du lịch.
Với việc Việt Nam chính thức mở cửa du lịch từ ngày 15/3, chúng tôi kỳ vọng năm 2022 sẽ là năm phục hồi mạnh mẽ.
Tuy nhiên, bài toàn hiện nay phải giải khác xưa rất nhiều. Trước kia, chúng tôi giải bài toán về vấn đề quản lý thì bây giờ chuyển sang bài toán quản trị rủi ro. Tức, làm thế nào để đón khách an toàn nhất có thể, phải kiểm soát tránh nguy cơ khách du lịch lây bệnh sang chúng ta và ngược lại.
Để làm được điều này, Quảng Ninh đã xây dựng một bộ tiêu chí cho các cơ sở lưu trú, khu dịch vụ để đảm bản an toàn. Đơn vị nào không đảm bảo an toàn thì không được đón khách.
Đồng thời, chúng tôi hướng đến phát triển du lịch tại các khu vực thông thoáng, có điều kiện không gian tốt, khả năng lây nhiễm hạn chế. Điều này giúp doanh nghiệp vừa dễ dàng đón khách, vừa hạn chế nguy cơ tiềm ẩn cho cả hai bên.
Nhìn chung, đến thời điểm này, Quảng Ninh gần như sẵn sàng các điều kiện cần thiết cho mùa du lịch hè. Trong đó, chúng tôi kỳ vọng rất lớn vào lượng khách nội địa. Ngoài ra, chúng tôi cũng chuẩn bị đón khách nước ngoài, dự kiến trung tuần tháng 4 sẽ đón đoàn khách Hàn Quốc và Ấn Độ".
"Hiện khách quốc tế vào Việt Nam không yêu cầu hộ chiếu vaccine và chứng nhận tiêm chủng, chỉ yêu cầu có xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 trước khi xuất cảnh trong vòng 72 giờ nếu sử dụng phương pháp RT-PCR/RT-LAMP hoặc trong vòng 24 giờ nếu sử dụng phương pháp xét nghiệm nhanh kháng nguyên với virus SARS-CoV-2.
Như vậy chúng ta (72 tiếng) còn thoáng hơn cả Singapore là 48 tiếng. Khách ở xa đi tận 2, 3 ngày vẫn không phải xét nghiệm lại.
Đường bộ cũng quy định có xét nghiệm PCR hoặc test nhanh, nhưng đường bộ có thể đi mất nhiều ngày nên có thể xét nghiệm tại điểm đến, xét nghiệm trong vòng 24 tiếng, âm tính vẫn đi lại bình thường, dương tính thì chuyển y tế để xử lý theo quy định.
Việt Nam thuộc top đầu đã có những thông thoáng mở cửa du lịch, bởi vì chúng ta có tỷ lệ tiêm chủng cao, kinh nghiệm chống dịch, y tế sẵn sàng cấp cứu, thuốc men đảm bảo cho khách du lịch không bị lo lắng, chẳng may vào Việt Nam mà bị nhiễm bệnh.
Tuy nhiên, không phải vì vậy mà chúng ta chủ quan. Cần có sự chuẩn bị để bảo đảm sức khỏe cho khách, uy tín cho Việt Nam lúc họ đến, cần sự phối hợp, nhiều công đoạn, nhiều ngành. Khách du lịch quan tâm đến sức khỏe, giai đoạn hiện nay còn quan tâm đến tình hình phòng chống Covid-19 ở Việt Nam thế nào. Vì vậy, chúng ta nên cung cấp cho họ thông tin, quan trọng có tiếng Anh để chỉ dẫn cho họ, đăng app nào để biết tình hình dịch. Đồng thời, có hướng dẫn rõ ràng, cụ thể ở sân bay, khách sạn, phương tiện di chuyển…".
"Dịch Covid-19 ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình kinh tế nói chung và các doanh nghiệp du lịch nói riêng. Thậm chí, các doanh nghiệp du lịch là nhóm chịu ảnh hưởng nặng nề nhất.
Thời gian qua, ngành ngân hàng rất chia sẻ với các doanh nghiệp, trong đó có cả doanh nghiệp du lịch. Cụ thể, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành các Thông tư 01, 03 và 14 để cơ cấu nợ, giữ nguyên nhóm nợ để đảm bảo khách hàng có điều kiện vay mới trong bối cảnh phục hồi sau Covid-19.
Thêm vào đó, với gói phục hồi 350.000 tỷ đồng mà Chính phủ vừa ban hành, ngành ngân hàng đã nhanh chóng chuẩn bị các chính sách sao cho các doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận.
Vì vậy, tôi tin tưởng rằng, nếu doanh nghiệp du lịch có phương án kinh doanh có hiệu quả và trên cơ sở chia sẻ khó khăn của các tổ chức tín dụng thì doanh nghiệp sẽ tiếp cận được vốn vay.
Đồng thời, tôi cũng kêu gọi các tổ chức tín dụng thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước nhằm chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp. Hy vọng trong thời gian tới, mối quan hệ giữa doanh nghiệp và ngân hàng ngày càng chặt hơn".
"Tôi tin rằng khó khăn và thách thức đối với ngành du lịch vẫn rất nhiều. Hai năm vừa qua Việt Nam đóng cửa hoàn toàn, nhưng doanh nghiệp vẫn phải bảo trì, bảo dưỡng khách sạn. Giờ đây khi mở cửa, nhân sự phải tuyển dụng lại, cùng với đó là áp lực từ các khoản nợ.
Chúng tôi may mắn hơn những doanh nghiệp khác là vẫn duy trì được cán bộ công nhân viên. Đồng thời, Sun Group cũng nhận được sự đồng hành rất nhiệt tình từ phía các ngân hàng thương mại.
Tận dụng những điều này, trong 2 năm vừa qua chúng tôi đã tập trung vào công tác thay áo mới, phủ xanh hơn cho các cơ sở của mình.
Ngay ngày hôm nay, khu du lịch Bà Nà đón khách trở lại sau hơn một năm đóng cửa, du khách trở lại sẽ thấy bất ngờ với những hạng mục mới của chúng tôi. Tương tự với khu du lịch Hòn Thơm ở Phú Quốc, khi có sản phẩm mới trên Núi Bà Đen, chúng tôi kỳ vọng sẽ chứng kiến lượng khách kỷ lục.
Ngoài ra, quá trình chuyển đổi số cũng được đẩy mạnh. Trong đó, chúng tôi ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý hệ thống số liệu, quản trị kinh doanh, nâng cao trải nghiệm của khách hàng.
Nhìn chung, doanh nghiệp du lịch hãy cố gắng biến nguy thành cơ để trở lại mạnh mẽ hơn".
"Năm ngoái và năm nay chúng tôi được khách hàng yêu mến. Do đó chúng tôi vẫn hỗ trợ để giữ chân nhân viên, giới thiệu cho họ công việc khác để ngay khi thị trường mở cửa thì có thể đón lại 80% nhân viên cũ quay lại.
Thời điểm này, chúng tôi đã nhận được nhiều đơn đặt phòng theo đoàn tới hết tháng 5/2022. Đây là tín hiệu khá tốt.
Để chuẩn bị tốt hơn nữa chúng tôi luôn cập nhật lại trang web, xây dựng theo nhiều ngôn ngữ, hướng tới khách hàng là người nước ngoài.
Đặc biệt, chúng tôi đã kịp liên hệ và làm việc với các đối tác ở những thị trường tiềm năng như ở châu Á. Họ có thể dễ dàng tiếp cận và họ có đi ngay khi thị trường mở cửa.
Hay chúng tôi cũng đã làm việc với thị trường Đài Loan, Hàn Quốc và xa hơn là châu Âu, châu Mỹ. Chúng tôi đã có kế hoạch và tới thăm và làm việc với các đối tác chiến lược trong các tháng tiếp theo.
Về mục tiêu, chúng tôi muốn tập trung vào làm hài lòng khách hàng nội địa. Trước đây, chúng tôi có 75% khách nước ngoài và 10-25% khách nội địa, thì nay trọng tâm hướng về khách hàng nội địa nhiều hơn.
Riêng trong năm 2021, nhờ Quảng Ninh đưa ra nhiều chính sách hỗ trợ, chúng tôi đã đón được khách khá lớn. Những tháng tới đây, chúng tôi dự kiến sẽ đón được lượng khách nội địa tiềm năng.
Tuy nhiên, chúng tôi vẫn phải luôn bồi dưỡng nhân sự để đón được các thị trường khó tính hơn như Âu, Mỹ, xa hơn là Canada. Đồng thời, tôi mong Chính phủ và các ban, ngành có thể tăng thời gian miễn thị thực cho khách nước ngoài và mở rộng với các nước tiềm năng khác như các thị trường xa".
"Chính phủ chọn ngày 15/3 để mở cửa du lịch. Tôi cảm thấy đây là thời điểm phù hợp để Việt Nam chuẩn bị đón khách quốc tế, phục vụ khách du lịch một cách an toàn nhất. Bởi lẽ, Việt Nam đã chuẩn bị đủ mọi điều kiện như độ phủ vaccine, kinh tế ổn định, an ninh quốc phòng tốt…, đồng thời đây cũng là thời điểm trước mùa cao điểm du lịch hè.
Chính phủ cởi mở, nhưng cũng phải nói thật rằng, khó lòng đón ngay được lượng khách kỳ vọng như những năm 2019 trở về trước.
Ngành công nghiệp không khói phải phục hồi dần. Khách hàng cũng vậy, họ phải phụ thuộc rất nhiều vào các điều kiện ở nước sở tại, nếu các nước sở tại nới lỏng điều kiện thì họ mới có thể dễ dàng sang Việt Nam.
Tuy nhiên, ngay từ bây giờ, doanh nghiệp du lịch phải luôn trong tâm thế sẵn sàng cho những điều tốt đẹp nhất trong tương lai. Có như vậy, mới đón trọn làn sóng hồi phục hậu Covid-19.
Bản thân doanh nghiệp nhỏ và vừa như chúng tôi cũng đã có nhiều sự chuẩn bị. Cụ thể, chúng tôi liên hệ lại những nhân viên cũ làm việc lâu năm. Đồng thời, với quỹ nhân lực là các em sinh viên chuẩn bị ra trường đến thực tập, chúng tôi vừa đào tạo, hướng dẫn và chọn lọc nhân sự cho công ty luôn.
Mặt khác, tôi cũng mong muốn cơ quan chức năng nghiên cứu xem đâu là thị trường mục tiêu để nhanh chóng tháo gỡ khó khăn. Với quốc gia có lượng khách đến Việt Nam ít thì có thể thực hiện sau. Tóm lại, nên có chiến lược mở cửa dần dần, đón khách tiềm năng trọng điểm trước".
VnEconomy 22/03/2022 06:00