“Sẽ tìm cách giữ giá lúa vụ hè thu”
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ hỗ trợ nông dân ĐBSCL giải quyết những khó khăn trong vụ hè thu năm nay
Theo ông Cao Đức Phát, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ sẽ tập trung khắc phục những vướng mắc về phân bón, nhân công, giá lúa, vv cho nông dân ĐBSCL trong vụ hè thu năm nay.
Sau đây là nội dung cuộc trao đổi của chúng tôi với ông Cao Đức Phát.
Thưa Bộ trưởng, theo dự báo vụ hè thu chính vụ sẽ có nhiều khó khăn do dịch gây ra cho ĐBSCL. Với những áp lực đó Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có những giải pháp gì để đối phó?
Trên cơ sở kinh nghiệm của vụ lúa đông xuân 2006/2007, chúng ta rút ra được nhiều điều.
Thứ nhất là các giải pháp kỹ thuật, chúng ta đã xác định được những giải pháp đúng đắn để hướng dẫn cho nông dân xuống giống đồng loạt, gom vụ né rầy và các giải pháp kỹ thuật đồng bộ khác để chống rầy nâu, bệnh vàng lùn, vàng lún xoắn lá một cách có hiệu quả, nhờ vậy sản lượng lúa đông xuân năm nay tăng hơn vụ đông xuân trước khoảng gần 200 ngàn tấn, giá cả cũng tương đối cao có lợi cho bà con nông dân.
Tuy nhiên, vụ hè thu tới theo các nhà khoa học, điều kiện thời tiết khí hậu sẽ thuận lợi hơn cho dịch bệnh phát triển, vì thế những nỗ lực phòng chống dịch bệnh cần phải được tiếp tục tăng cường.
Trước tiên, phải thực hiện đầy đủ các biện pháp kỹ thuật theo ngành chuyên môn đã hướng dẫn cả về thời vụ, xuống giống, vấn đề xử lý hạt giống, vấn đề dự tính dự báo và phòng trừ sâu, bệnh, cũng như chuẩn bị cho việc thu hoạch...
Thứ hai, Bộ sẽ kiến nghị với Chính phủ để được tiếp tục áp dụng chính sách như Thủ tướng Chính phủ đã ban hành cho vụ lúa đông xuân.
Thứ ba tôi cho đây là yếu tố rất quan trọng. Tất cả các địa phương, toàn bộ hệ thống chính trị, tất cả lực lượng kỹ thuật của ngành nông nghiệp phải tiếp tục tập trung cao độ để cùng với bà con nông dân thực hiện các giải pháp kỹ thuật để có được một vụ hè thu và vụ thu đông tới thắng lợi.
Thưa Bộ trưởng, ngoài áp lực vụ hè thu chính vụ dự báo có nhiều khó khăn về dịch bệnh, bà con nông dân đang bị áp lực giá phân bón đang tăng nóng. Trước bối cảnh ấy, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có biện pháp nào để hạ sốt giá phân bón trên thị trường giúp nông dân?
Đúng là hiện nay giá phân bón đang có những biến động không có lợi, trong đó có nhiều nguyên nhân, Bộ đang theo dõi rất sát sao tình hình phân bón trên thị trường và chỉ đạo các cơ quan chức năng đôn đốc việc sản xuất phân bón trong nước, cũng như nhập khẩu phân. Trong đó cần giải toả một số những vướng mắc có liên quan đến việc nhập khẩu phân bón từ phía Trung Quốc.
Thu hoạch lúa đông xuân đã thiếu nhân công. Hiện chúng ta lại đang tập trung gieo sạ theo lịch né rầy, gom vụ hè thu cao hơn cả vụ đông xuân, khi thu hoạch lúa đồng loạt sẽ thiếu nhân công trầm trọng. Và thời gian thu hoạch ở ĐBSCL lại rơi vào mùa mưa bão. Vậy Bộ có biện pháp gì giúp các địa phương ở đồng bằng giải quyết bài toán thu hoạch vụ hè thu không?
Hiện nay chúng tôi cũng đã bàn với các địa phương, tính toán kỹ về việc rải vụ rồi chuẩn bị những lực lượng thu hoạch các trà lúa, đồng thời đề xuất những chính sách hỗ trợ bà con nông dân mua máy trợ giúp cho việc thu hoạch, phơi sấy lúa kịp thời hơn.
Hiện cũng có vấn đề đang đặt ra về tiêu thụ lúa. Lúa đông xuân đang thu hoạch rộ tuần vừa rồi giá có xuống, hiện nay đang đứng giá.
Cũng có dự báo giá lúa sẽ lên, nhưng theo tôi, chúng ta không được chủ quan mà phải tiếp tục tạo mọi điều kiện cho doanh nghiệp thu mua và tiêu thụ lúa, để giữ giá lúa cho bà con nông dân, trả lại những công lao to lớn mà bà con đã vất vả trong những ngày vừa qua.
Hiện có 2 vướng mắc lớn. Một là tàu để vận chuyển gạo xuất khẩu cho một số các hợp đồng tập trung có khó khăn, chúng tôi đang cùng Hiệp hội tìm cách tháo gỡ.
Thứ hai là tạo điều kiện cho một số các doanh nghiệp khác đi tìm kiếm và ký kết hợp đồng đối với các thị trường khác, để có điều kiện tham gia thu mua và tiêu thụ lúa cho bà con nông dân.
Theo Bộ trưởng đến khi nào chúng ta mới có thể cơ giới hoá toàn bộ nền nông nghiệp của Việt Nam?
Việc cơ giới hoá phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, nó có liên quan đến quan hệ giữa hiệu quả sử dụng chân tay với hiệu quả sử dụng máy móc, chúng ta không thể sử dụng máy để rồi người nông dân thất nghiệp.
Vì thế đây là một quá trình, nhưng vấn đề của chúng ta là từng bước nghiên cứu và giới thiệu với nông dân những loại máy phù hợp để từng bước thay thế những công việc nặng nhọc độc hại và yêu cầu lao động nhiều để giúp giảm bớt chi phí, giảm bớt giá thành trong những khâu sản xuất đối với các loại cây trồng và vật nuôi.
Mặt khác, cần phát triển các ngành nghề phi nông nghiệp ở nông thôn tham gia trên thị trường thế giới để tạo việc làm và tạo ra những sản phẩm có khả năng cạnh tranh cao hơn để tham gia vào thị trường thế giới.
Theo Bộ trưởng thì nền nông nghiệp của chúng ta hiện đang đứng ở vị trí nào so với khu vực và thế giới?
Tôi chưa bao giờ suy nghĩ về vấn đề này, nhưng rõ ràng vấn đề lớn chúng ta phải luôn luôn suy nghĩ làm tất cả mọi việc để nâng cao khả năng cạnh tranh của toàn bộ nền nông nghiệp cũng như từng mặt hàng để tham gia một cách có hiệu quả vào cơ chế nền thương mại toàn cầu.
Sau đây là nội dung cuộc trao đổi của chúng tôi với ông Cao Đức Phát.
Thưa Bộ trưởng, theo dự báo vụ hè thu chính vụ sẽ có nhiều khó khăn do dịch gây ra cho ĐBSCL. Với những áp lực đó Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có những giải pháp gì để đối phó?
Trên cơ sở kinh nghiệm của vụ lúa đông xuân 2006/2007, chúng ta rút ra được nhiều điều.
Thứ nhất là các giải pháp kỹ thuật, chúng ta đã xác định được những giải pháp đúng đắn để hướng dẫn cho nông dân xuống giống đồng loạt, gom vụ né rầy và các giải pháp kỹ thuật đồng bộ khác để chống rầy nâu, bệnh vàng lùn, vàng lún xoắn lá một cách có hiệu quả, nhờ vậy sản lượng lúa đông xuân năm nay tăng hơn vụ đông xuân trước khoảng gần 200 ngàn tấn, giá cả cũng tương đối cao có lợi cho bà con nông dân.
Tuy nhiên, vụ hè thu tới theo các nhà khoa học, điều kiện thời tiết khí hậu sẽ thuận lợi hơn cho dịch bệnh phát triển, vì thế những nỗ lực phòng chống dịch bệnh cần phải được tiếp tục tăng cường.
Trước tiên, phải thực hiện đầy đủ các biện pháp kỹ thuật theo ngành chuyên môn đã hướng dẫn cả về thời vụ, xuống giống, vấn đề xử lý hạt giống, vấn đề dự tính dự báo và phòng trừ sâu, bệnh, cũng như chuẩn bị cho việc thu hoạch...
Thứ hai, Bộ sẽ kiến nghị với Chính phủ để được tiếp tục áp dụng chính sách như Thủ tướng Chính phủ đã ban hành cho vụ lúa đông xuân.
Thứ ba tôi cho đây là yếu tố rất quan trọng. Tất cả các địa phương, toàn bộ hệ thống chính trị, tất cả lực lượng kỹ thuật của ngành nông nghiệp phải tiếp tục tập trung cao độ để cùng với bà con nông dân thực hiện các giải pháp kỹ thuật để có được một vụ hè thu và vụ thu đông tới thắng lợi.
Thưa Bộ trưởng, ngoài áp lực vụ hè thu chính vụ dự báo có nhiều khó khăn về dịch bệnh, bà con nông dân đang bị áp lực giá phân bón đang tăng nóng. Trước bối cảnh ấy, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có biện pháp nào để hạ sốt giá phân bón trên thị trường giúp nông dân?
Đúng là hiện nay giá phân bón đang có những biến động không có lợi, trong đó có nhiều nguyên nhân, Bộ đang theo dõi rất sát sao tình hình phân bón trên thị trường và chỉ đạo các cơ quan chức năng đôn đốc việc sản xuất phân bón trong nước, cũng như nhập khẩu phân. Trong đó cần giải toả một số những vướng mắc có liên quan đến việc nhập khẩu phân bón từ phía Trung Quốc.
Thu hoạch lúa đông xuân đã thiếu nhân công. Hiện chúng ta lại đang tập trung gieo sạ theo lịch né rầy, gom vụ hè thu cao hơn cả vụ đông xuân, khi thu hoạch lúa đồng loạt sẽ thiếu nhân công trầm trọng. Và thời gian thu hoạch ở ĐBSCL lại rơi vào mùa mưa bão. Vậy Bộ có biện pháp gì giúp các địa phương ở đồng bằng giải quyết bài toán thu hoạch vụ hè thu không?
Hiện nay chúng tôi cũng đã bàn với các địa phương, tính toán kỹ về việc rải vụ rồi chuẩn bị những lực lượng thu hoạch các trà lúa, đồng thời đề xuất những chính sách hỗ trợ bà con nông dân mua máy trợ giúp cho việc thu hoạch, phơi sấy lúa kịp thời hơn.
Hiện cũng có vấn đề đang đặt ra về tiêu thụ lúa. Lúa đông xuân đang thu hoạch rộ tuần vừa rồi giá có xuống, hiện nay đang đứng giá.
Cũng có dự báo giá lúa sẽ lên, nhưng theo tôi, chúng ta không được chủ quan mà phải tiếp tục tạo mọi điều kiện cho doanh nghiệp thu mua và tiêu thụ lúa, để giữ giá lúa cho bà con nông dân, trả lại những công lao to lớn mà bà con đã vất vả trong những ngày vừa qua.
Hiện có 2 vướng mắc lớn. Một là tàu để vận chuyển gạo xuất khẩu cho một số các hợp đồng tập trung có khó khăn, chúng tôi đang cùng Hiệp hội tìm cách tháo gỡ.
Thứ hai là tạo điều kiện cho một số các doanh nghiệp khác đi tìm kiếm và ký kết hợp đồng đối với các thị trường khác, để có điều kiện tham gia thu mua và tiêu thụ lúa cho bà con nông dân.
Theo Bộ trưởng đến khi nào chúng ta mới có thể cơ giới hoá toàn bộ nền nông nghiệp của Việt Nam?
Việc cơ giới hoá phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, nó có liên quan đến quan hệ giữa hiệu quả sử dụng chân tay với hiệu quả sử dụng máy móc, chúng ta không thể sử dụng máy để rồi người nông dân thất nghiệp.
Vì thế đây là một quá trình, nhưng vấn đề của chúng ta là từng bước nghiên cứu và giới thiệu với nông dân những loại máy phù hợp để từng bước thay thế những công việc nặng nhọc độc hại và yêu cầu lao động nhiều để giúp giảm bớt chi phí, giảm bớt giá thành trong những khâu sản xuất đối với các loại cây trồng và vật nuôi.
Mặt khác, cần phát triển các ngành nghề phi nông nghiệp ở nông thôn tham gia trên thị trường thế giới để tạo việc làm và tạo ra những sản phẩm có khả năng cạnh tranh cao hơn để tham gia vào thị trường thế giới.
Theo Bộ trưởng thì nền nông nghiệp của chúng ta hiện đang đứng ở vị trí nào so với khu vực và thế giới?
Tôi chưa bao giờ suy nghĩ về vấn đề này, nhưng rõ ràng vấn đề lớn chúng ta phải luôn luôn suy nghĩ làm tất cả mọi việc để nâng cao khả năng cạnh tranh của toàn bộ nền nông nghiệp cũng như từng mặt hàng để tham gia một cách có hiệu quả vào cơ chế nền thương mại toàn cầu.