Thủ tướng duyệt quy hoạch tuyến đường trên 85 nghìn tỷ
Tổng chiều dài toàn tuyến đường vành đai 5 khoảng 331,5 km với vốn đầu tư lên tới trên 85,5 nghìn tỷ đồng
Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt quy hoạch chi tiết đường vành đai 5 - vùng thủ đô Hà Nội.
Theo đó, đường vành đai 5 sẽ đi qua địa giới hành chính của 36 quận, huyện, thành phố trực thuộc 8 tỉnh, thành, là Hà Nội, Hòa Bình, Hà Nam, Thái Bình, Hải Dương, Bắc Giang, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc.
Trong đó, đoạn qua thành phố Hà Nội dài khoảng 48 km; qua tỉnh Hòa Bình dài 35,4 km; qua tỉnh Hà Nam dài 35,3 km; qua tỉnh Thái Bình dài 28,5 km; qua tỉnh Hải Dương dài 52,7 km; qua tỉnh Bắc Giang dài 51,3 km; qua tỉnh Thái Nguyên dài 28,9 km, qua địa phận tỉnh Vĩnh Phúc dài 51,5 km.
Tổng chiều dài toàn tuyến đường vành đai 5 khoảng 331,5 km, không bao gồm khoảng 41 km đi trùng các đường cao tốc Nội Bài - Hạ Long, Hà Nội - Thái Nguyên, Nội Bài - Lào Cai và quốc lộ 3.
Tuyến chính tuyến của dự án sẽ có đường gom, đường song hành, quy mô 4 - 6 làn xe, bề rộng nền đường tối thiểu 25,5 - 33m cho các đoạn Sơn Tây - Phủ Lý, từ đường Hồ Chí Minh đến cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình và Phủ Lý - Bắc Giang từ cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình đến cao tốc Hà Nội - Lạng Sơn thuộc địa phận thành phố Hà Nội, các tỉnh Hòa Bình, Hà Nam, Thái Bình, Hải Dương và Bắc Giang.
Các đoạn Bắc Giang - Thái Nguyên, tính từ đường cao tốc Hà Nội - Lạng Sơn đến cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên và đoạn Thái Nguyên - Vĩnh Phúc - Sơn Tây tính từ đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên đến đường Hồ Chí Minh thuộc địa phận các tỉnh Bắc Giang, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc và thành phố Hà Nội (đoạn qua thị xã Sơn Tây sẽ có tiêu chuẩn đường ôtô cấp 2, quy mô 4 - 6 làn xe, bề rộng nền đường tối thiểu 22,5 - 32,5m.
Theo phê duyệt, nhu cầu vốn đầu tư đường vành đai 5 - vùng thủ đô Hà Nội khoảng 85.561 tỷ đồng, tính theo giá năm 2013, từ nguồn vốn huy động trong và ngoài nước, từ nhiều thành phần kinh tế khác nhau, trong đó có cả vốn ngân sách, ODA và trái phiếu Chính phủ.
Nhu cầu sử dụng đất cho dự án này khoảng 1.532ha, trong đó Hà Nội 260ha, Hải Dương 290ha, Bắc Giang 238ha, các tỉnh còn lại đều trên 100ha.
Về tiến độ thực hiện, giai đoạn trước năm 2020, thông toàn tuyến đường vành đai 5 theo các quốc lộ hiện hữu. Đồng thời xây dựng một số đoạn tuyến mới có nhu cầu từ 2 - 4 làn xe. Giai đoạn 2020 - 2030, xây dựng toàn tuyến theo quy mô quy hoạch của đường vành đai 5 đạt tối thiểu 4 làn xe theo tiêu chuẩn đường cao tốc và quốc lộ; giai đoạn ngoài 2030, xây dựng hoàn chỉnh theo quy mô quy hoạch.
Tiến độ xây dựng của từng dự án thành phần sẽ được điều chỉnh phù hợp theo tình hình phát triển kinh tế - xã hội cụ thể trong từng giai đoạn.
Thủ tướng giao Bộ Giao thông Vận tải sớm bàn giao cho các địa phương tổ chức thực hiện quy hoạch, chủ trì đầu tư các đoạn tuyến trùng quốc lộ và đường cao tốc.
Theo đó, đường vành đai 5 sẽ đi qua địa giới hành chính của 36 quận, huyện, thành phố trực thuộc 8 tỉnh, thành, là Hà Nội, Hòa Bình, Hà Nam, Thái Bình, Hải Dương, Bắc Giang, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc.
Trong đó, đoạn qua thành phố Hà Nội dài khoảng 48 km; qua tỉnh Hòa Bình dài 35,4 km; qua tỉnh Hà Nam dài 35,3 km; qua tỉnh Thái Bình dài 28,5 km; qua tỉnh Hải Dương dài 52,7 km; qua tỉnh Bắc Giang dài 51,3 km; qua tỉnh Thái Nguyên dài 28,9 km, qua địa phận tỉnh Vĩnh Phúc dài 51,5 km.
Tổng chiều dài toàn tuyến đường vành đai 5 khoảng 331,5 km, không bao gồm khoảng 41 km đi trùng các đường cao tốc Nội Bài - Hạ Long, Hà Nội - Thái Nguyên, Nội Bài - Lào Cai và quốc lộ 3.
Tuyến chính tuyến của dự án sẽ có đường gom, đường song hành, quy mô 4 - 6 làn xe, bề rộng nền đường tối thiểu 25,5 - 33m cho các đoạn Sơn Tây - Phủ Lý, từ đường Hồ Chí Minh đến cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình và Phủ Lý - Bắc Giang từ cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình đến cao tốc Hà Nội - Lạng Sơn thuộc địa phận thành phố Hà Nội, các tỉnh Hòa Bình, Hà Nam, Thái Bình, Hải Dương và Bắc Giang.
Các đoạn Bắc Giang - Thái Nguyên, tính từ đường cao tốc Hà Nội - Lạng Sơn đến cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên và đoạn Thái Nguyên - Vĩnh Phúc - Sơn Tây tính từ đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên đến đường Hồ Chí Minh thuộc địa phận các tỉnh Bắc Giang, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc và thành phố Hà Nội (đoạn qua thị xã Sơn Tây sẽ có tiêu chuẩn đường ôtô cấp 2, quy mô 4 - 6 làn xe, bề rộng nền đường tối thiểu 22,5 - 32,5m.
Theo phê duyệt, nhu cầu vốn đầu tư đường vành đai 5 - vùng thủ đô Hà Nội khoảng 85.561 tỷ đồng, tính theo giá năm 2013, từ nguồn vốn huy động trong và ngoài nước, từ nhiều thành phần kinh tế khác nhau, trong đó có cả vốn ngân sách, ODA và trái phiếu Chính phủ.
Nhu cầu sử dụng đất cho dự án này khoảng 1.532ha, trong đó Hà Nội 260ha, Hải Dương 290ha, Bắc Giang 238ha, các tỉnh còn lại đều trên 100ha.
Về tiến độ thực hiện, giai đoạn trước năm 2020, thông toàn tuyến đường vành đai 5 theo các quốc lộ hiện hữu. Đồng thời xây dựng một số đoạn tuyến mới có nhu cầu từ 2 - 4 làn xe. Giai đoạn 2020 - 2030, xây dựng toàn tuyến theo quy mô quy hoạch của đường vành đai 5 đạt tối thiểu 4 làn xe theo tiêu chuẩn đường cao tốc và quốc lộ; giai đoạn ngoài 2030, xây dựng hoàn chỉnh theo quy mô quy hoạch.
Tiến độ xây dựng của từng dự án thành phần sẽ được điều chỉnh phù hợp theo tình hình phát triển kinh tế - xã hội cụ thể trong từng giai đoạn.
Thủ tướng giao Bộ Giao thông Vận tải sớm bàn giao cho các địa phương tổ chức thực hiện quy hoạch, chủ trì đầu tư các đoạn tuyến trùng quốc lộ và đường cao tốc.