10:10 16/10/2023

Tỉnh Quảng Nam, TP. Đà Nẵng khẩn trương triển khai Công điện của Thủ tướng Chính phủ về chủ động ứng phó mưa lũ.

Ngô Anh Văn

Đêm qua đến sáng nay ngày 16/10, ở khu vực các tỉnh Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam tiếp tục có mưa to đến rất to. Cơ quan phòng chống thiên tai cảnh báo cần đề phòng sét và gió giật mạnh.

Một tuyến đường tỉnh lộ ở Thừa Thiên Huế bị ngập sâu trong nước.
Một tuyến đường tỉnh lộ ở Thừa Thiên Huế bị ngập sâu trong nước.

Theo Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự thành phố Đà Nẵng (PCTT, TKCN), từ rạng sáng 15 đến ngày 16/10, trên địa bàn thành phố vẫn tiếp tục có mưa to, mưa rất to và dông. Cảnh báo trong cơn dông cần đề phòng sét và gió giật mạnh.

Tổng lượng mưa phổ biến 200-400mm, có nơi trên 500mm. Cảnh báo từ ngày 16/10 đến hết ngày 17/10, trên địa bàn thành phố tiếp tục có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to, tổng lượng mưa phổ biến 80-150mm, có nơi trên 200mm.

Thực hiện Công điện số 950/CĐ-TTg ngày 12/10/2023 của Thủ tướng Chính phủ về chủ động ứng phó mưa lũ khu vực miền Trung, Ban Chỉ huy PCTT, TKCN đã ban hành Thông báo số 28/TB-PCTT về Ứng phó với mưa lớn, ngập lụt, nguy cơ xảy ra lũ quét và sạt lở đất khu vực thành phố Đà Nẵng.

Tại thành phố Đà Nẵng, hiện vẫn tiếp tục xảy ra mưa rất to. Tổng lượng mưa phổ biến 700-900mm, riêng Sơn Trà 957.2 mm, Thanh Khê 934.2mm, Hòa Vang 944mm.

Đường Hàm Nghi, Đà Nẵng ngập sâu trong nước.
Đường Hàm Nghi, Đà Nẵng ngập sâu trong nước.

Khi xảy ra mưa lớn, trên địa bàn thành phố xảy ra các điểm ngập lụt, ngập cục bộ tại các tuyến đường, khu vực trũng thấp khoảng từ 30-50 cm, có nơi ngập 100-150cm (khoảng 48/57 xã, phường bị ngập).

Dự báo từ ngày 16 đến 17/10, trên địa bàn thành phố tiếp tục có mưa to, mưa rất to và dông. Trong cơn dông cần đề phòng sét và gió giật mạnh. Tổng lượng mưa phổ biến 200-400mm, có nơi trên 500mm. Cảnh báo từ ngày 16/10 đến hết ngày 17/10, trên địa bàn thành phố tiếp tục có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to, tổng lượng mưa phổ biến 80-150mm, có nơi trên 200mm.

Hiện nay, mực nước trên sông Vu Gia, sông Cẩm Lệ đang ở mức xấp xỉ báo động 1, mực nước tại Ái Nghĩa lúc 04h00 ngày 15/10/2023 đạt 6.07m - dưới báo động (BĐ)1: 43 cm, tại Cẩm Lệ đạt 1.19m trên BĐ1: 19cm. Cảnh báo: ngày 17/10, trên sông Vu Gia và các sông thuộc thành phố Đà Nẵng khả năng xuất hiện một đợt lũ. Trong đợt lũ này, biên độ lũ lên trên thượng nguồn sông Vu Gia đạt từ 4.0-6.0m, hạ lưu đạt từ 1.0-2.0m. Đỉnh lũ trên sông Vu Gia ở mức BĐ2- BĐ3, trên các sông thuộc Đà Nẵng ở mức BĐ1 đến BĐ2.

Triển khai thực hiện nghiêm túc các công điện, công văn, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống thiên tai, Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Quảng; Chủ tịch UBND thành phố Lê Trung Chinh và lãnh đạo thành phố, các sở, ngành đã trực tiếp kiểm tra, chỉ đạo ứng phó ngập lụt, sạt lở các khu vực ngập lụt trên địa bàn các quận và huyện Hòa Vang.

Các sở, ngành, lực lượng vũ trang đã tổ chức chỉ đạo, triển khai ứng phó với mưa, lũ tổ chức triển khai nội dung các văn bản chỉ đạo của Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự thành phố đến các phòng, ban, đơn vị trực thuộc, địa phương; thông tin, tuyên truyền về mưa lũ đến chính quyền các cấp và nhân dân, triển khai thực hiện phương án phòng chống thiên tai của ngành, đơn vị.

Bộ Chỉ huy Quân sự thành phố đã điều động 433 cán bộ/chiến sỹ ứng trực tại các địa bàn trọng điểm về ngập lụt.

Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng đã điều động 200 lượt cán bộ/chiến sỹ hỗ trợ công tác khắc phục tại khu vực biên giới biển và các điểm sạt lở đường khu vực đèo Hải Vân; tổ chức kiểm đếm tàu thuyền và thực hiện cứu hộ tàu cá TH- 90929TS; 100% sẵn sàng công tác ứng phó mưa lớn, ngập lụt.

Công an thành phố huy động 100% quân số ứng trực hơn 4.000 CBCS, cùng các đơn vị Tiểu đoàn cảnh sát cơ động với hơn 200 CBCS đã triển khai hỗ trợ giúp dân sơ tán di dời tài sản tại khu vực ngập úng trên đường Mẹ Suốt, Hoàng Văn Thái

Lực lượng cảnh sát giao thông tổ chức phân luồng hướng dẫn giao thông tại các tuyến đường ngập nước, sạt lở (km 905 đèo Hải Vân).

Khi xảy ra mưa lớn, trên địa bàn thành phố xảy ra các điểm ngập lụt tại các khu vực trũng thấp khoảng từ 30-50 cm, có nơi ngập 100-150cm.

Cụ thể: Quận Hải Châu: 12 phường có khu vực bị ngập, ngập sâu nhất tại đường Trưng Nữ Vương: K634, K640, K654 khoảng 120 cm. Quận Thanh Khê: 10 phường có khu vực bị ngập. Ngập nặng nhất tại khu vực Khe Cạn, Thanh Khê Tây: 100cm-150cm Quận Sơn Trà: 6 phường có khu vực bị ngập. Ngập sâu nhất tại khu vực đường Lê Tấn Trung, các kiệt đường Nguyễn Phan Vinh, phường Thọ Quang khoảng 50 cm - 60cm.

Quận Liên Chiểu: 06 phường ngập. Mức ngập từ 30cm đến dưới 50cm có: 41 vị trí; Mức ngập từ 50cm đến dưới 1m có: 43 vị trí; Mức ngập từ 1m trở lên có: 29 vị trí; Mức ngập từ 2m trở lên có: 03 vị trí. Ngập lớn nhất tại khu Đa Phước 6, Ngã 3 cơ khí, Hòa Khánh Bắc; Khu vực Mẹ Suốt, Đà Sơn, Hòa Khánh Nam.

Quận Cẩm Lệ: 05 phường có khu vực bị ngập. Ngập lớn nhất tại tổ 22, khu vực mương Khe Cạn nước ngập sâu, có nơi ngập sâu hơn 1m; tuyến đường Yên Thế - Bắc Sơn và Tôn Đức Thắng, phường Hòa An nước sâu ngập khoảng 0,5-1m; đường Nguyễn Nhàn ngập hoàn toàn từ 0,5-1m; các trục đường Tôn Đức Thắng, Bắc Sơn, Hòa An 8, Hòa An 9.

Các lực lượng công an, biên phòng đã giúp dân neo đậu 960 tàu cá (gồm 427 tàu Đà Nẵng và 533 tàu ngoại tỉnh và ghe chèo, xuồng máy nhỏ).; sơ tán dân với 6.835 người (Trong đó tập trung: 372 người, tại chỗ: 6.463 người).

Tại tỉnh Quảng Nam, những ngày qua đã có mưa rất to, tổng lượng mưa đo được từ 19h00 ngày 10/10 đến 04h00 ngày 16/10 phổ biến từ 300-700mm, một số nơi lượng mưa lớn hơn như: Xax Đại Hiệp (huyện Đại Lộc) 888mm, Duy Trung (huyện Duy Xuyên) 891mm, Đầu mối hồ Cây Thông (huyện Quế Sơn) 835mm, Hương An (Quế Sơn) 821mm; các xã Điện Hồng, Điện Ngọc, Vĩnh Điện (Điện Bàn) từ 759-812mm; đầu mối hồ Phú Lộc, hồ Vĩnh Trinh (Duy Xuyên) gần 788mm, Duy Trung (Duy Xuyên) 891mm; Cù Lao Chàm (Hội An) 914mm, Ái Nghĩa (Đại Lộc) 721mm, Giao Thủy (phía Duy Xuyên) 711mm. (Chi tiết lượng mưa các trạm đính kèm tại Phụ lục 1)

Dự báo diễn biến mưa lớn trong 24 đến 48 giờ giờ tới: Từ 01 giờ ngày 16 đến 01 giờ ngày 18/10, các địa phương trong tỉnh Quảng Nam vẫn có mưa vừa, mưa to, đến mưa rất to. Tổng lượng mưa các địa phương vùng núi phía Bắc phổ biến từ 80 - 200mm, có nơi trên 250mm; các địa phương vùng đồng bằng ven biển và vùng núi phía Nam phổ biến từ 100 - 250mm, có nơi trên 300mm.

Vùng biển Quảng Nam trong 24 giờ qua: Có mưa rào mạnh và rải rác có dông, gió Bắc đến Đông Bắc cấp 4 - 5, giật cấp 6 - 7. Trong 24 giờ tới vùng áp thấp di chuyển chậm theo hướng Tây Tây Bắc và có khả năng mạnh thêm.

Trong ngày và đêm 16/10, vùng biển từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi, khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Hoàng Sa), khu vực Giữa và Nam Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Trường Sa) có mưa rào và dông mạnh. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc xoáy và gió giật mạnh cấp 7-8. Ngoài ra, trong ngày và đêm 16/10 ở vùng biển phía Bắc của khu vực Bắc Biển Đông có gió Đông Bắc mạnh cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 7-8; biển động; sóng cao từ 2,0-4,0m.

Cảnh báo lũ: Từ ngày 16/10 đến ngày 18/10/2023, các sông trên địa bàn tỉnh Quảng Nam khả năng xuất hiện một đợt lũ. Trong đợt lũ này, biên độ lũ lên ở thượng lưu đạt từ 4.0 - 7.0m, hạ lưu đạt từ 1.0 - 3.0m.

Đỉnh lũ trên các sông cụ thể như sau: Trên sông Vu Gia ở mức BĐ2 đến trên BĐ3. - Trên sông Thu Bồn ở mức BĐ2 đến trên BĐ2.

Trên sông Tam Kỳ ở mức BĐ1 đến trên BĐ2. II. Công tác chỉ huy ứng phó Để ứng phó với mưa lũ và vùng áp thấp trên địa bàn tỉnh, UBND tỉnh, Ban Chỉ huy PCTT tỉnh, Văn phòng Thường trực đã ban hành các văn bản chỉ đạo, như sau:

Tỉnh Quảng Nam đã ban hành Công điện khẩn số 06/CĐ-UBND ngày 15/10/2023 của Chủ tịch UBND tỉnh về tập trung ứng phó với mưa lũ trên địa bàn tỉnh; Thực hiện Công điện số 950/CĐ-TTg ngày 12/10/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc chủ động ứng phó với mưa lũ tại khu vực miền Trung, UBND tỉnh ban hành Công điện số 05/CĐ-UBND ngày 13/10/2023 về việc chủ động ứng phó với mưa lũ trên địa bàn tỉnh. Công văn số 267/BCHPCTT&TKCN ngày 12/10/2023 của Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh về việc vận hành các hồ chứa thủy điện Đak Mi 4, Sông Bung 2, Sông Bung 4, A Vương và Sông Tranh 2...

Hiện tỉnh Quảng Nam có 17 hồ chứa do Công ty Thủy lợi tỉnh quản lý, đã có 06 hồ tích đầy nước, 05 hồ tích nước từ 50-75%. Đối với 56 hồ chứa do các địa phương quản lý, đã có 19 hồ đã tích đầy nước.

Mực nước các hồ thủy điện A Vương, Sông Bung 2, Sông Bung 4, Đak Mi 4, Sông Tranh 2 đều ở dưới cao trình mực nước đón lũ thấp nhất.

Một số công trình giao thông và nhiều tuyến đường giao thông nông thôn, xã, huyện, tỉnh bị sạt lở, hư hỏng và ngập cục bộ; Một số tuyến giao thông bị chia cắt gây khó khăn trong công tác thống kê thiệt hại. Tại Hội An có hơn 500m bờ biển phường Cẩm An bị sạt lở; 01 tàu cá bị chìm...

Theo Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh Quảng Nam hiện có 90 tàu cá với 2.529 lao động của tỉnh đang hoạt động trên biển. Trong đó: Khu vực vùng lộng :05 tàu/27 lao động; Khu vực Hoàng Sa: 36 tàu/420 lao động; Khu vực Trường Sa: 49 tàu/2.082 lao động. Bộ đội Biên phóng và các lực lượng khác của tỉnh đang theo dõi sát sao và hướng dẫn ngư dân tìm tránh trú để đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản cuae ngư dân.

Tỉnh cũng đã tổ chức di dời, sơ tán xen ghép 102 hộ dân ở xã Ba, xã Tà Lu (huyện Đông Giang) do bị ngập và sạt lở taluy phía sau nhà; 30 hộ tại Tam Thăng, Hòa Thuận, An Xuân, Phước Hòa (TP. Tam Kỳ); huyện Tây Giang; huyện Phú Ninh (63 hộ tại Tam An, Tam Đàn) do ngập lụt.