Vẫn có những “rào cản” cho doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài
Không nên quá lo lắng về việc doanh nghiệp nước ngoài sẽ ồ ạt đổ bộ vào thị trường bán lẻ Việt Nam sau thời điểm 1/1/2009
Không nên quá lo lắng về việc doanh nghiệp nước ngoài sẽ ồ ạt đổ bộ vào thị trường bán lẻ Việt Nam sau thời điểm 1/1/2009.
Đó là ý kiến của ông Hoàng Thọ Xuân, Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) tại buổi họp báo về việc tiếp tục mở cửa thị trường dịch vụ phân phối từ 1/1/2009, vừa diễn ra tại Hà Nội.
Ông Xuân cho rằng, chính những nhà phân phối trong nước mới là những người hiểu về tâm lý tiêu dùng Việt Nam nhất. Trong khi đó, để tiếp cận với một thị trường mới, các nhà phân phối nước ngoài sẽ mất một thời gian đáng kể để tìm hiểu về những điều này.
Bên cạnh đó, “doanh nghiệp và người tiêu dùng cũng nên hiểu không phải từ 1/1/2009, Việt Nam hoàn toàn mở cửa thị trường bán lẻ mà thực tế việc mở cửa thị trường dịch vụ phân phối nước ta đã thực hiện ngay sau khi trở thành thành viên chính thức của WTO”, ông Nguyễn Cẩm Tú, Thứ trưởng Bộ Công Thương nhấn mạnh.
Theo đó, từ tháng 11/2007, các doanh nghiệp nước ngoài được đầu tư vào hoạt động này theo hình thức liên doanh. Trong đó, nhà đầu tư nước ngoài chiếm không quá 49% vốn điều lệ.
Tiếp đến từ 1/1/2008 đã không hạn chế tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài, nhưng phải lập công ty dưới hình thức góp vốn liên doanh.
Riêng từ 1/1/2009, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được hoạt động trong lĩnh vực phân phối dưới hình thức 100% vốn của nhà đầu tư nước ngoài.
“Nhưng quyền phân phối của nhà đầu tư nước ngoài chỉ gắn liền với quyền được lập cơ sở bán lẻ thứ nhất. Khi muốn lập cơ sở bán lẻ thứ hai, cơ quan quản lý nhà nước sẽ phải xem xét trên cơ sở kiểm tra nhu cầu kinh tế - như số lượng các nhà cung cấp dịch vụ đang hiện diện trong một khu vực địa lý, sự ổn định của thị trường và quy mô địa lý - thì mới quyết định có cấp phép hay không”, ông Xuân cho biết thêm.
Ngoài ra, nhà đầu tư nước ngoài cũng không được quyền phân phối các mặt hàng như: lúa, gạo, đường, thuốc lá và xì gà, dầu thô và dầu đã qua chế biến, dược phẩm, thuốc nổ, sách - báo - tạp chí, kim loại quý và đá quý, vật phẩm đã ghi hình trên mọi chất liệu (đĩa, băng, các phương tiện lưu trữ thông tin…).
Đối với các loại máy kéo, phương tiện cơ giới, xe hơi và xe máy, các nhà đầu tư nước ngoài sẽ được phân phối từ 1/1/2009. Nhưng rượu, xi măng và clinke, phân bón, sắt thép, giấy, lốp xe, thiết bị nghe nhìn thì phải tới 1/1/2010, các doanh nghiệp này mới chính thức được cung ứng cho thị trường.
Tuy vậy, “cũng không nên cho rằng việc mở cửa thị trường không tác động và ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hiện nay. Từ đó có tư tưởng chủ quan, thiếu sự chuẩn bị cho lộ trình mở cửa, hội nhập với khu vực và thế giới cũng là điều rất nguy hiểm”, ông Tú nhìn nhận.
Đó là ý kiến của ông Hoàng Thọ Xuân, Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) tại buổi họp báo về việc tiếp tục mở cửa thị trường dịch vụ phân phối từ 1/1/2009, vừa diễn ra tại Hà Nội.
Ông Xuân cho rằng, chính những nhà phân phối trong nước mới là những người hiểu về tâm lý tiêu dùng Việt Nam nhất. Trong khi đó, để tiếp cận với một thị trường mới, các nhà phân phối nước ngoài sẽ mất một thời gian đáng kể để tìm hiểu về những điều này.
Bên cạnh đó, “doanh nghiệp và người tiêu dùng cũng nên hiểu không phải từ 1/1/2009, Việt Nam hoàn toàn mở cửa thị trường bán lẻ mà thực tế việc mở cửa thị trường dịch vụ phân phối nước ta đã thực hiện ngay sau khi trở thành thành viên chính thức của WTO”, ông Nguyễn Cẩm Tú, Thứ trưởng Bộ Công Thương nhấn mạnh.
Theo đó, từ tháng 11/2007, các doanh nghiệp nước ngoài được đầu tư vào hoạt động này theo hình thức liên doanh. Trong đó, nhà đầu tư nước ngoài chiếm không quá 49% vốn điều lệ.
Tiếp đến từ 1/1/2008 đã không hạn chế tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài, nhưng phải lập công ty dưới hình thức góp vốn liên doanh.
Riêng từ 1/1/2009, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được hoạt động trong lĩnh vực phân phối dưới hình thức 100% vốn của nhà đầu tư nước ngoài.
“Nhưng quyền phân phối của nhà đầu tư nước ngoài chỉ gắn liền với quyền được lập cơ sở bán lẻ thứ nhất. Khi muốn lập cơ sở bán lẻ thứ hai, cơ quan quản lý nhà nước sẽ phải xem xét trên cơ sở kiểm tra nhu cầu kinh tế - như số lượng các nhà cung cấp dịch vụ đang hiện diện trong một khu vực địa lý, sự ổn định của thị trường và quy mô địa lý - thì mới quyết định có cấp phép hay không”, ông Xuân cho biết thêm.
Ngoài ra, nhà đầu tư nước ngoài cũng không được quyền phân phối các mặt hàng như: lúa, gạo, đường, thuốc lá và xì gà, dầu thô và dầu đã qua chế biến, dược phẩm, thuốc nổ, sách - báo - tạp chí, kim loại quý và đá quý, vật phẩm đã ghi hình trên mọi chất liệu (đĩa, băng, các phương tiện lưu trữ thông tin…).
Đối với các loại máy kéo, phương tiện cơ giới, xe hơi và xe máy, các nhà đầu tư nước ngoài sẽ được phân phối từ 1/1/2009. Nhưng rượu, xi măng và clinke, phân bón, sắt thép, giấy, lốp xe, thiết bị nghe nhìn thì phải tới 1/1/2010, các doanh nghiệp này mới chính thức được cung ứng cho thị trường.
Tuy vậy, “cũng không nên cho rằng việc mở cửa thị trường không tác động và ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hiện nay. Từ đó có tư tưởng chủ quan, thiếu sự chuẩn bị cho lộ trình mở cửa, hội nhập với khu vực và thế giới cũng là điều rất nguy hiểm”, ông Tú nhìn nhận.