Dự báo diện tích mặt bằng bán lẻ tại Hà Nội
Tại Hà Nội, nguồn cung diện tích bán lẻ đang có tổng dự trữ xấp xỉ 100.000 m2 diện tích sàn cho thuê của 13 trung tâm thương mại
Chỉ còn hơn một tháng nữa, Việt Nam thực hiện mở cửa thị trường bán lẻ cho các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài theo cam kết gia nhập WTO.
Trong khi đó, ngày càng nhiều người mua sắm lựa chọn đến các trung tâm thương mại hiện đại thay vì đến các khu vực mua bán truyền thống.
Với dân số gần 85 triệu dân, trong đó có hơn 60 triệu người tiêu dùng, Bộ Công Thương dự kiến, doanh số bán lẻ năm 2008 sẽ tăng trưởng 20,5% lên 975 nghìn tỷ đồng (tương đương 54,3 tỷ USD).
Theo số liệu thống kê, doanh số bán lẻ tại thị trường Việt Nam đã đạt 45 tỷ USD vào năm 2007 và tăng trưởng khoảng 20%/năm. Theo đà phát triển này, lượng tiêu dùng của khách hàng dự tính sẽ đạt trên 60 tỷ USD trong năm 2010.
TS. Đinh Thị Mỹ Loan, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam nhấn mạnh, để đưa sản phẩm tới tận tay người tiêu dùng, các doanh nghiệp bán lẻ phải thông qua hệ thống riêng của mình, vì vậy, vấn đề mặt bằng, địa điểm bao giờ cũng rất quan trọng và là ưu tiên số một của các nhà bán lẻ.
Ông Trần Quốc Khánh, Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên, Bộ Công Thương cũng cho rằng 3 điều quan trọng nhất đối với các nhà bán lẻ chính là "Địa điểm - địa điểm và địa điểm".
Dự báo diện tích mặt bằng bán lẻ tại Hà Nội
Theo nghiên cứu của Công ty CB Richard Ellis, tại thị trường Hà Nội, nguồn cung diện tích bán lẻ đang có tổng dự trữ xấp xỉ 100.000 m2 diện tích sàn cho thuê của 13 trung tâm thương mại.
Hầu hết các dự án này tập trung ở các khu vực trung tâm của quận Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng.
Các trung tâm thương mại ở khu vực trung tâm sẽ được lấp đầy toàn bộ, còn các trung tâm thương mại có vị trí kém thuận lợi sẽ vẫn còn vị trí trống nhưng tỷ lệ lấp đầy luôn đạt khoảng 90%.
Mức giá thuê tại khu vực trung tâm sẽ giao động từ 65 USD - 150 USD/m2/tháng, tại các vị trí không trung tâm có giá thuê khoảng 25 USD -60 USD/m2/tháng.
Nếu so sánh với giá thuê mặt bằng bán lẻ đắc địa tại một số thành phố lớn của châu Á thì mức giá thuê trung bình của Hà Nội chỉ cao hơn giá thuê mặt bằng tại thủ đô Bangkok (Thái Lan), Manila (Philippines) và Jakarta (Indonesia).
Tại Thủ đô Tokyo của Nhật Bản, giá thuê trung bình lên tới 400 USD/m2/tháng và đặc biệt cao là giá thuê tại Hong Kong, trung bình khoảng 600 USD/m2/tháng.
Xét về nguồn cung mặt bằng bán lẻ trong tương lai, năm 2009 và 2010, khi một số dự án mới đi vào hoạt động như The Garden Lifestyle Mall, Hanoi Plaza Hotel, Yen So Park Shopping Centre... Hà Nội sẽ có thêm hơn 41.000 m2 mặt bằng cho thuê/năm.
Và đặc biệt, trong năm 2011, con số này được dự kiến sẽ vọt lên trên 330.000 m2 khi các dự án Hanoi City Complex, Keangnam Hanoi Landmark, Savico Plaza Long Bien... và đặc biệt là siêu dự án Ciputra Shopping Mall với nguồn cung lên tới 120.000 m2.
Theo nhận định của Công ty CB Richard Ellis, việc thiếu những vị trí bán lẻ tốt, hiện đại sẽ khiến các nhà bán lẻ tiếp tục tìm kiếm các vị trí trên các tuyến phố, vì vậy các vị trí bán lẻ trên các phố trung tâm của Hà Nội có thể lên tới 110 USD/m2/tháng.
Trong khi các nhà bán lẻ trong nước và quốc tế đều tiếp tục củng cố vị trí của mình để gia tăng thị phần, thì các chủ đầu tư của các dự án trung tâm thương mại khác có vị trí kém thuận tiện hơn có khả năng sẽ giảm giá thuê và cơ cấu lại kế hoạch phân bổ khách hàng bởi các khách hàng thuê ngày càng hiểu biết hơn về các trung tâm thương mại.
Trong khi đó, ngày càng nhiều người mua sắm lựa chọn đến các trung tâm thương mại hiện đại thay vì đến các khu vực mua bán truyền thống.
Với dân số gần 85 triệu dân, trong đó có hơn 60 triệu người tiêu dùng, Bộ Công Thương dự kiến, doanh số bán lẻ năm 2008 sẽ tăng trưởng 20,5% lên 975 nghìn tỷ đồng (tương đương 54,3 tỷ USD).
Theo số liệu thống kê, doanh số bán lẻ tại thị trường Việt Nam đã đạt 45 tỷ USD vào năm 2007 và tăng trưởng khoảng 20%/năm. Theo đà phát triển này, lượng tiêu dùng của khách hàng dự tính sẽ đạt trên 60 tỷ USD trong năm 2010.
TS. Đinh Thị Mỹ Loan, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam nhấn mạnh, để đưa sản phẩm tới tận tay người tiêu dùng, các doanh nghiệp bán lẻ phải thông qua hệ thống riêng của mình, vì vậy, vấn đề mặt bằng, địa điểm bao giờ cũng rất quan trọng và là ưu tiên số một của các nhà bán lẻ.
Ông Trần Quốc Khánh, Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên, Bộ Công Thương cũng cho rằng 3 điều quan trọng nhất đối với các nhà bán lẻ chính là "Địa điểm - địa điểm và địa điểm".
Dự báo diện tích mặt bằng bán lẻ tại Hà Nội
Theo nghiên cứu của Công ty CB Richard Ellis, tại thị trường Hà Nội, nguồn cung diện tích bán lẻ đang có tổng dự trữ xấp xỉ 100.000 m2 diện tích sàn cho thuê của 13 trung tâm thương mại.
Hầu hết các dự án này tập trung ở các khu vực trung tâm của quận Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng.
Các trung tâm thương mại ở khu vực trung tâm sẽ được lấp đầy toàn bộ, còn các trung tâm thương mại có vị trí kém thuận lợi sẽ vẫn còn vị trí trống nhưng tỷ lệ lấp đầy luôn đạt khoảng 90%.
Mức giá thuê tại khu vực trung tâm sẽ giao động từ 65 USD - 150 USD/m2/tháng, tại các vị trí không trung tâm có giá thuê khoảng 25 USD -60 USD/m2/tháng.
Nếu so sánh với giá thuê mặt bằng bán lẻ đắc địa tại một số thành phố lớn của châu Á thì mức giá thuê trung bình của Hà Nội chỉ cao hơn giá thuê mặt bằng tại thủ đô Bangkok (Thái Lan), Manila (Philippines) và Jakarta (Indonesia).
Tại Thủ đô Tokyo của Nhật Bản, giá thuê trung bình lên tới 400 USD/m2/tháng và đặc biệt cao là giá thuê tại Hong Kong, trung bình khoảng 600 USD/m2/tháng.
Xét về nguồn cung mặt bằng bán lẻ trong tương lai, năm 2009 và 2010, khi một số dự án mới đi vào hoạt động như The Garden Lifestyle Mall, Hanoi Plaza Hotel, Yen So Park Shopping Centre... Hà Nội sẽ có thêm hơn 41.000 m2 mặt bằng cho thuê/năm.
Và đặc biệt, trong năm 2011, con số này được dự kiến sẽ vọt lên trên 330.000 m2 khi các dự án Hanoi City Complex, Keangnam Hanoi Landmark, Savico Plaza Long Bien... và đặc biệt là siêu dự án Ciputra Shopping Mall với nguồn cung lên tới 120.000 m2.
Theo nhận định của Công ty CB Richard Ellis, việc thiếu những vị trí bán lẻ tốt, hiện đại sẽ khiến các nhà bán lẻ tiếp tục tìm kiếm các vị trí trên các tuyến phố, vì vậy các vị trí bán lẻ trên các phố trung tâm của Hà Nội có thể lên tới 110 USD/m2/tháng.
Trong khi các nhà bán lẻ trong nước và quốc tế đều tiếp tục củng cố vị trí của mình để gia tăng thị phần, thì các chủ đầu tư của các dự án trung tâm thương mại khác có vị trí kém thuận tiện hơn có khả năng sẽ giảm giá thuê và cơ cấu lại kế hoạch phân bổ khách hàng bởi các khách hàng thuê ngày càng hiểu biết hơn về các trung tâm thương mại.