Tiểu thương tìm hướng đi chuyên
Tiểu thương đã tự thân vận động, chọn những phân khúc thị trường “né” siêu thị và trung tâm thương mại
Còn đúng tuần nữa là đến giờ mở cửa thị trường bán lẻ.
Đã có nhiều phân tích, mổ xẻ ngành bán lẻ Việt Nam, nhưng gần như chưa đề cập gì đến đối tượng tiểu thương ở chợ và cửa hàng nhỏ lẻ với hơn 80% thị phần bán lẻ.
Chẳng được ngó đến
Hiện nay những tính toán nâng sức cạnh tranh cho ngành bán lẻ chưa thấy nói đến những khoản đầu tư đào tạo bán hàng, xây dựng nguồn hàng… cho tiểu thương.
Nguyễn Thị Kim Lý, tiểu thương đã tốt nghiệp đại học ngoại ngữ và quản trị kinh doanh, hiện đang nối nghiệp mẹ quản lý kinh doanh sạp bán sỉ hàng thời trang ở chợ Bến Thành nói: “Đâu đâu cũng bàn đến sự khó khăn trong cạnh tranh của siêu thị, mà chẳng ai màng đến giúp chợ tồn tại và phát triển như thế nào. Trong lúc hệ thống siêu thị cần đến hàng trăm, thậm chí cả ngàn tỉ ưu đãi bằng đất đai, bằng vốn cho vay của ngân hàng, bằng hệ thống dịch vụ thì người bán hàng ở chợ chẳng được hỗ trợ tí nào để sửa mái chống dột, để nâng nền chống ngập. Muốn làm gì thì tiểu thương cũng phải góp tiền vào”.
Bà Trương Thị Lý, tiểu thương ở chợ An Đông nói thêm: “Bạn hàng từ các tỉnh cho tôi biết, địa phương họ cũng đang phát triển siêu thị, bằng cách quy hoạch lại trên nền chợ cũ, dời tiểu thương đi nơi khác và lấy mặt bằng giao cho công ty xây siêu thị. Trong năm tới sẽ có nhiều người không lên lấy hàng nữa vì mất chỗ bán, mất mối”.
Trên thực tế thì Bộ Công Thương đã đưa ra chi phí dự kiến cho việc quy hoạch hệ thống chợ cả nước là 15.267 tỉ đồng (chưa tới một tỉ USD). Không kể chuyện triển khai… ì ạch, thì số tiền này cũng là quá nhỏ, nếu so sánh một mình Lotte đã hăm he đầu tư năm tỉ USD.
Tính trong vòng năm năm qua, số chợ ở Tp.HCM đã giảm đáng kể và số siêu thị mới tăng khá nhanh. Năm 2002, Tp.HCM có 385 chợ hoạt động gồm 207 chợ truyền thống và 178 chợ tự phát và lúc đó chỉ mới có 12 trung tâm thương mại cùng 46 siêu thị. Nay số chợ giảm còn khoảng 250, số siêu thị, trung tâm thương mại đã nâng lên hơn 120.
Tự tìm cách xác lập chỗ đứng
Trong quá trình cạnh tranh với sự phát triển của siêu thị, giữ lấy khách hàng riêng cho mình, có thể nói các tiểu thương đã tự thân vận động, đầu tư vốn để trang trí sạp chợ thành nơi bán hàng đẹp mắt hơn ngay giữa chợ, đa dạng hoá mặt hàng, chọn những phân khúc thị trường “né” siêu thị và trung tâm thương mại. Một trong những cách thức là chọn bán hàng giá thật rẻ cho người thu nhập thấp.
Bà Nguyễn Thị Hương, một tiểu thương đã hơn 30 năm bán hàng ở chợ Bến Thành nói: “Bây giờ chỉ những chủ sạp nào có vốn mạnh, có nguồn cung cấp hàng đa dạng, dám đầu tư độc quyền cho những mẫu hàng lạ thì mới sống tốt. Ngành giày dép, quần áo, mỹ phẩm, trang sức… sạp nào cũng phải vậy mới có khách riêng”.
Khác với trước đây chợ là nơi bán hàng đại trà cho mọi đối tượng, hiện nay phát triển kinh doanh theo hướng chuyên biệt, nhằm vào những nhóm khách hàng nhất định.
Chẳng hạn ở chợ Hoà Bình, có vài sạp bán rau củ quả chuyển hẳn sang chỉ bán những loại rau phục vụ cho món lẩu để có thể khai thác thế mạnh về thuỷ hải sản ở đây. Chợ Vườn Chuối có chủ sạp chuyên doanh quần áo may sẵn đã chuyển hẳn sang bán quần áo dành riêng cho trẻ em mập.
Bà P., một chủ sạp ở chợ Phạm Văn Hai cho biết: “Lúc trước tôi bán quần áo may sẵn kiểu hàng chợ, có mẫu gì thấy hay là mua về bán. Nhưng diện tích sạp quá nhỏ, hàng không phong phú bằng siêu thị và cạnh tranh không lại với những sạp đôi, sạp ba. Dần dà tôi chọn lại chỉ bán sơ mi thời trang và áo kiểu mô đen cho nhân viên văn phòng. Khách đến ít, nhưng người mua thực sự lại nhiều hơn”.
Ưu thế về hàng thực phẩm tươi sống ở chợ gần đây bị cạnh tranh mạnh bởi sự phát triển quầy tươi sống trong các siêu thị Co.opmart, Maximark, Vinatexmart… Mới đây Lotte Mart mở quầy thực phẩm bán thịt cá rau củ với mức giá không cao hơn chợ mà lại có tủ trữ lạnh chuyên dụng và bộ phận pha lóc tại chỗ. Saigon Co.op đã công bố ra mắt mô hình bán lẻ mới – chuỗi cửa hàng thực phẩm an toàn tiện lợi Co.op Food càng khiến tiểu thương lo lắng.
Nhiều sạp bán thịt ở các chợ đã phải bày thêm thau chả giò cuốn sẵn, thịt heo quết nhuyễn trộn mộc nhĩ bún tàu, thịt heo cuốn mía làm chạo…, sạp bán tàu hũ có thêm tàu hũ ướp sả bằm, tàu hũ trộn bún tàu hành nấm… Bà Thuý ở chợ Hoàng Hoa Thám dự tính sẽ làm thêm nhiều món mới bằng thịt heo tươi, bò tươi để tiện dụng hơn cho khách mua.
* Cả nước đang có khoảng 9.000 ngôi chợ với quy mô lớn nhỏ khác nhau với hơn nửa triệu tiểu thương. Tính theo cơ cấu về doanh thu của bộ Công thương, trong gói doanh số bán lẻ dự kiến đạt khoảng 54 tỉ USD của năm 2008 này, phần của chợ chiếm khoảng 40%, phần của các cửa hàng bán lẻ tư nhân chiếm khoảng 40%, 20% còn lại thuộc về siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện ích và cửa hàng thuộc các công ty.
Bích Thủy (SGTT)
Đã có nhiều phân tích, mổ xẻ ngành bán lẻ Việt Nam, nhưng gần như chưa đề cập gì đến đối tượng tiểu thương ở chợ và cửa hàng nhỏ lẻ với hơn 80% thị phần bán lẻ.
Chẳng được ngó đến
Hiện nay những tính toán nâng sức cạnh tranh cho ngành bán lẻ chưa thấy nói đến những khoản đầu tư đào tạo bán hàng, xây dựng nguồn hàng… cho tiểu thương.
Nguyễn Thị Kim Lý, tiểu thương đã tốt nghiệp đại học ngoại ngữ và quản trị kinh doanh, hiện đang nối nghiệp mẹ quản lý kinh doanh sạp bán sỉ hàng thời trang ở chợ Bến Thành nói: “Đâu đâu cũng bàn đến sự khó khăn trong cạnh tranh của siêu thị, mà chẳng ai màng đến giúp chợ tồn tại và phát triển như thế nào. Trong lúc hệ thống siêu thị cần đến hàng trăm, thậm chí cả ngàn tỉ ưu đãi bằng đất đai, bằng vốn cho vay của ngân hàng, bằng hệ thống dịch vụ thì người bán hàng ở chợ chẳng được hỗ trợ tí nào để sửa mái chống dột, để nâng nền chống ngập. Muốn làm gì thì tiểu thương cũng phải góp tiền vào”.
Bà Trương Thị Lý, tiểu thương ở chợ An Đông nói thêm: “Bạn hàng từ các tỉnh cho tôi biết, địa phương họ cũng đang phát triển siêu thị, bằng cách quy hoạch lại trên nền chợ cũ, dời tiểu thương đi nơi khác và lấy mặt bằng giao cho công ty xây siêu thị. Trong năm tới sẽ có nhiều người không lên lấy hàng nữa vì mất chỗ bán, mất mối”.
Trên thực tế thì Bộ Công Thương đã đưa ra chi phí dự kiến cho việc quy hoạch hệ thống chợ cả nước là 15.267 tỉ đồng (chưa tới một tỉ USD). Không kể chuyện triển khai… ì ạch, thì số tiền này cũng là quá nhỏ, nếu so sánh một mình Lotte đã hăm he đầu tư năm tỉ USD.
Tính trong vòng năm năm qua, số chợ ở Tp.HCM đã giảm đáng kể và số siêu thị mới tăng khá nhanh. Năm 2002, Tp.HCM có 385 chợ hoạt động gồm 207 chợ truyền thống và 178 chợ tự phát và lúc đó chỉ mới có 12 trung tâm thương mại cùng 46 siêu thị. Nay số chợ giảm còn khoảng 250, số siêu thị, trung tâm thương mại đã nâng lên hơn 120.
Tự tìm cách xác lập chỗ đứng
Trong quá trình cạnh tranh với sự phát triển của siêu thị, giữ lấy khách hàng riêng cho mình, có thể nói các tiểu thương đã tự thân vận động, đầu tư vốn để trang trí sạp chợ thành nơi bán hàng đẹp mắt hơn ngay giữa chợ, đa dạng hoá mặt hàng, chọn những phân khúc thị trường “né” siêu thị và trung tâm thương mại. Một trong những cách thức là chọn bán hàng giá thật rẻ cho người thu nhập thấp.
Bà Nguyễn Thị Hương, một tiểu thương đã hơn 30 năm bán hàng ở chợ Bến Thành nói: “Bây giờ chỉ những chủ sạp nào có vốn mạnh, có nguồn cung cấp hàng đa dạng, dám đầu tư độc quyền cho những mẫu hàng lạ thì mới sống tốt. Ngành giày dép, quần áo, mỹ phẩm, trang sức… sạp nào cũng phải vậy mới có khách riêng”.
Khác với trước đây chợ là nơi bán hàng đại trà cho mọi đối tượng, hiện nay phát triển kinh doanh theo hướng chuyên biệt, nhằm vào những nhóm khách hàng nhất định.
Chẳng hạn ở chợ Hoà Bình, có vài sạp bán rau củ quả chuyển hẳn sang chỉ bán những loại rau phục vụ cho món lẩu để có thể khai thác thế mạnh về thuỷ hải sản ở đây. Chợ Vườn Chuối có chủ sạp chuyên doanh quần áo may sẵn đã chuyển hẳn sang bán quần áo dành riêng cho trẻ em mập.
Bà P., một chủ sạp ở chợ Phạm Văn Hai cho biết: “Lúc trước tôi bán quần áo may sẵn kiểu hàng chợ, có mẫu gì thấy hay là mua về bán. Nhưng diện tích sạp quá nhỏ, hàng không phong phú bằng siêu thị và cạnh tranh không lại với những sạp đôi, sạp ba. Dần dà tôi chọn lại chỉ bán sơ mi thời trang và áo kiểu mô đen cho nhân viên văn phòng. Khách đến ít, nhưng người mua thực sự lại nhiều hơn”.
Ưu thế về hàng thực phẩm tươi sống ở chợ gần đây bị cạnh tranh mạnh bởi sự phát triển quầy tươi sống trong các siêu thị Co.opmart, Maximark, Vinatexmart… Mới đây Lotte Mart mở quầy thực phẩm bán thịt cá rau củ với mức giá không cao hơn chợ mà lại có tủ trữ lạnh chuyên dụng và bộ phận pha lóc tại chỗ. Saigon Co.op đã công bố ra mắt mô hình bán lẻ mới – chuỗi cửa hàng thực phẩm an toàn tiện lợi Co.op Food càng khiến tiểu thương lo lắng.
Nhiều sạp bán thịt ở các chợ đã phải bày thêm thau chả giò cuốn sẵn, thịt heo quết nhuyễn trộn mộc nhĩ bún tàu, thịt heo cuốn mía làm chạo…, sạp bán tàu hũ có thêm tàu hũ ướp sả bằm, tàu hũ trộn bún tàu hành nấm… Bà Thuý ở chợ Hoàng Hoa Thám dự tính sẽ làm thêm nhiều món mới bằng thịt heo tươi, bò tươi để tiện dụng hơn cho khách mua.
* Cả nước đang có khoảng 9.000 ngôi chợ với quy mô lớn nhỏ khác nhau với hơn nửa triệu tiểu thương. Tính theo cơ cấu về doanh thu của bộ Công thương, trong gói doanh số bán lẻ dự kiến đạt khoảng 54 tỉ USD của năm 2008 này, phần của chợ chiếm khoảng 40%, phần của các cửa hàng bán lẻ tư nhân chiếm khoảng 40%, 20% còn lại thuộc về siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện ích và cửa hàng thuộc các công ty.
Bích Thủy (SGTT)