“Việt Nam chưa nên khuyến khích đầu tư ra nước ngoài”
Ủy ban Kinh tế Quốc hội nêu quan điểm về chủ trương đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp trong nước
Trong báo cáo thẩm tra dự án Luật Đầu tư sửa đổi, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho biết, đa số ý kiến cho rằng trong bối cảnh Việt Nam chưa tự do hóa các giao dịch vốn, rất cần vốn để phát triển kinh tế, thì chưa nên khuyến khích đầu tư ra nước ngoài.
Đang rất cần vốn
Trình bày báo cáo thẩm tra dự Luật Đầu tư sửa đổi trình trước Quốc hội ngày 4/6, Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế Quốc hội Nguyễn Văn Giàu cho biết, việc cấp giấy chứng nhận đầu tư đối với dự án đầu tư ra nước ngoài hiện đang có hai luồng ý kiến khác nhau.
Trong đó, có một số ý kiến nhất trí với quy định của dự thảo luật, theo đó, căn cứ quyết định đầu tư ra nước ngoài, nhà đầu tư thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài tại cơ quan nhà nước quản lý về đầu tư.
Loại ý kiến thứ hai đề nghị cần đổi mới cơ chế quản lý hoạt động đầu tư ra nước ngoài theo hướng bỏ thủ tục cấp giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài và thay bằng cơ chế đăng ký hoạt động chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài tại cơ quan nhà nước quản lý ngoại hối, cùng với việc tăng trách nhiệm của chủ sở hữu, đại diện chủ sở hữu với phần vốn đầu tư ra nước ngoài.
Tuy nhiên, theo Uỷ ban Kinh tế, đa số ý kiến cho rằng trong bối cảnh Việt Nam chưa tự do hóa các giao dịch vốn, nước ta rất cần vốn để phát triển kinh tế thì chưa nên khuyến khích đầu tư ra nước ngoài. Vì vậy, việc bỏ hoàn toàn thủ tục cấp Giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài là chưa phù hợp, nhất là để quản lý, kiểm soát dòng vốn đầu tư ra nước ngoài.
Ủy ban Kinh tế đề nghị cơ quan soạn thảo tiếp tục rà soát các quy định về việc cấp giấy chứng nhận đầu tư để đơn giản hóa thủ tục hành chính, bổ sung các quy định tại để nâng cao hiệu quả của việc quản lý nhà nước về đầu tư với những dự án đầu tư ra nước ngoài.
Về thẩm quyền quyết định đầu tư trong nước và quyết định đầu tư ra nước ngoài hiện cũng có hai luồng ý kiến khác nhau, trong đó một số đề nghị cần quy định chi tiết những dự án thuộc thẩm quyền quyết định của Quốc hội, của Chính phủ, của Thủ tướng Chính phủ trong luật.
Theo Uỷ ban Kinh tế, đa số ý kiến cho rằng để tạo sự minh bạch thì cần quy định những loại dự án thuộc thẩm quyền quyết định của Quốc hội, của Chính phủ, của Thủ tướng Chính phủ trong Luật. Đồng thời với các ngành, lĩnh vực đặc thù như: dầu khí, viễn thông, năng lượng nguyên tử, truyền tải điện... chỉ thuộc quyền quản lý thống nhất ở cấp trung ương để bảo đảm tính an toàn, hiệu quả và hạn chế đầu tư dàn trải, phá vỡ quy hoạch ngành, quy hoạch vùng.
Nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, Uỷ ban Kinh tế đề nghị cơ quan soạn thảo nghiên cứu, bổ sung quy định về thanh tra, kiểm tra, giám sát và chế tài xử lý sai phạm.
Cẩn trọng lách luật
Một nội dung quan trọng khác cũng được cơ quan thẩm tra tập trung nghiên cứu, cho ý kiến là về khái niệm "nhà đầu tư nước ngoài".
Theo đó, trong khi một số nhất trí với dự thảo luật về khái niệm nhà đầu tư nước ngoài bao gồm cá nhân nước ngoài; tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài; tổ chức thành lập và hoạt động tại Việt Nam có trên 51% vốn điều lệ do cá nhân, tổ chức nước ngoài sở hữu.
Tuy nhiên, số khác đề nghị cân nhắc tỷ lệ sở hữu của tổ chức, cá nhân nước ngoài đối với một doanh nghiệp thành lập ở Việt Nam là 51% vốn điều lệ trở lên mới được coi là nhà đầu tư nước ngoài.
Theo Ủy ban Kinh tế, hiện không có tiêu chí thống nhất về mức tỷ lệ sở hữu của tổ chức, cá nhân để xác định khái niệm nhà đầu tư nước ngoài, bởi những tổ chức quốc tế như OECD, IMF đưa ra tỷ lệ sở hữu 10% trở lên đã được coi là nhà đầu tư nước ngoài.
Trong khi đó quy định này lại liên quan đến việc phân biệt đối xử với nhà đầu tư ở một số lĩnh vực mà nhà đầu tư nước ngoài còn hạn chế gia nhập thị trường như phân phối xăng dầu, thuốc chữa bệnh, bất động sản.
Do đó, Ủy ban Kinh tế đề nghị cân nhắc tiêu chí tỷ lệ sở hữu 51% vốn điều lệ trở lên, tránh trường hợp nhà đầu tư khai thác kẽ hở pháp luật góp vốn vào những lĩnh vực còn hạn chế gia nhập thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài.
Chẳng hạn như, một nhà đầu tư nước ngoài có thể góp vốn 49% vốn điều lệ thành lập một công ty liên doanh với Việt Nam và được coi là nhà đầu tư trong nước; công ty liên doanh này có thể góp vốn với công ty 100% vốn Việt Nam có quyền hoạt động trong lĩnh vực mà Việt Nam đang hạn chế nhà đầu tư nước ngoài như phân phối xăng dầu… để thành lập công ty mới và công ty mới này sẽ có quyền hoạt động trong lĩnh vực mà nhà đầu tư nước ngoài không được phép làm.
Đang rất cần vốn
Trình bày báo cáo thẩm tra dự Luật Đầu tư sửa đổi trình trước Quốc hội ngày 4/6, Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế Quốc hội Nguyễn Văn Giàu cho biết, việc cấp giấy chứng nhận đầu tư đối với dự án đầu tư ra nước ngoài hiện đang có hai luồng ý kiến khác nhau.
Trong đó, có một số ý kiến nhất trí với quy định của dự thảo luật, theo đó, căn cứ quyết định đầu tư ra nước ngoài, nhà đầu tư thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài tại cơ quan nhà nước quản lý về đầu tư.
Loại ý kiến thứ hai đề nghị cần đổi mới cơ chế quản lý hoạt động đầu tư ra nước ngoài theo hướng bỏ thủ tục cấp giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài và thay bằng cơ chế đăng ký hoạt động chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài tại cơ quan nhà nước quản lý ngoại hối, cùng với việc tăng trách nhiệm của chủ sở hữu, đại diện chủ sở hữu với phần vốn đầu tư ra nước ngoài.
Tuy nhiên, theo Uỷ ban Kinh tế, đa số ý kiến cho rằng trong bối cảnh Việt Nam chưa tự do hóa các giao dịch vốn, nước ta rất cần vốn để phát triển kinh tế thì chưa nên khuyến khích đầu tư ra nước ngoài. Vì vậy, việc bỏ hoàn toàn thủ tục cấp Giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài là chưa phù hợp, nhất là để quản lý, kiểm soát dòng vốn đầu tư ra nước ngoài.
Ủy ban Kinh tế đề nghị cơ quan soạn thảo tiếp tục rà soát các quy định về việc cấp giấy chứng nhận đầu tư để đơn giản hóa thủ tục hành chính, bổ sung các quy định tại để nâng cao hiệu quả của việc quản lý nhà nước về đầu tư với những dự án đầu tư ra nước ngoài.
Về thẩm quyền quyết định đầu tư trong nước và quyết định đầu tư ra nước ngoài hiện cũng có hai luồng ý kiến khác nhau, trong đó một số đề nghị cần quy định chi tiết những dự án thuộc thẩm quyền quyết định của Quốc hội, của Chính phủ, của Thủ tướng Chính phủ trong luật.
Theo Uỷ ban Kinh tế, đa số ý kiến cho rằng để tạo sự minh bạch thì cần quy định những loại dự án thuộc thẩm quyền quyết định của Quốc hội, của Chính phủ, của Thủ tướng Chính phủ trong Luật. Đồng thời với các ngành, lĩnh vực đặc thù như: dầu khí, viễn thông, năng lượng nguyên tử, truyền tải điện... chỉ thuộc quyền quản lý thống nhất ở cấp trung ương để bảo đảm tính an toàn, hiệu quả và hạn chế đầu tư dàn trải, phá vỡ quy hoạch ngành, quy hoạch vùng.
Nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, Uỷ ban Kinh tế đề nghị cơ quan soạn thảo nghiên cứu, bổ sung quy định về thanh tra, kiểm tra, giám sát và chế tài xử lý sai phạm.
Cẩn trọng lách luật
Một nội dung quan trọng khác cũng được cơ quan thẩm tra tập trung nghiên cứu, cho ý kiến là về khái niệm "nhà đầu tư nước ngoài".
Theo đó, trong khi một số nhất trí với dự thảo luật về khái niệm nhà đầu tư nước ngoài bao gồm cá nhân nước ngoài; tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài; tổ chức thành lập và hoạt động tại Việt Nam có trên 51% vốn điều lệ do cá nhân, tổ chức nước ngoài sở hữu.
Tuy nhiên, số khác đề nghị cân nhắc tỷ lệ sở hữu của tổ chức, cá nhân nước ngoài đối với một doanh nghiệp thành lập ở Việt Nam là 51% vốn điều lệ trở lên mới được coi là nhà đầu tư nước ngoài.
Theo Ủy ban Kinh tế, hiện không có tiêu chí thống nhất về mức tỷ lệ sở hữu của tổ chức, cá nhân để xác định khái niệm nhà đầu tư nước ngoài, bởi những tổ chức quốc tế như OECD, IMF đưa ra tỷ lệ sở hữu 10% trở lên đã được coi là nhà đầu tư nước ngoài.
Trong khi đó quy định này lại liên quan đến việc phân biệt đối xử với nhà đầu tư ở một số lĩnh vực mà nhà đầu tư nước ngoài còn hạn chế gia nhập thị trường như phân phối xăng dầu, thuốc chữa bệnh, bất động sản.
Do đó, Ủy ban Kinh tế đề nghị cân nhắc tiêu chí tỷ lệ sở hữu 51% vốn điều lệ trở lên, tránh trường hợp nhà đầu tư khai thác kẽ hở pháp luật góp vốn vào những lĩnh vực còn hạn chế gia nhập thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài.
Chẳng hạn như, một nhà đầu tư nước ngoài có thể góp vốn 49% vốn điều lệ thành lập một công ty liên doanh với Việt Nam và được coi là nhà đầu tư trong nước; công ty liên doanh này có thể góp vốn với công ty 100% vốn Việt Nam có quyền hoạt động trong lĩnh vực mà Việt Nam đang hạn chế nhà đầu tư nước ngoài như phân phối xăng dầu… để thành lập công ty mới và công ty mới này sẽ có quyền hoạt động trong lĩnh vực mà nhà đầu tư nước ngoài không được phép làm.