Kiểm soát đầu tư ra nước ngoài: “Soi” kỹ cơ cấu
Những số liệu mới được công bố gần đây đã làm dấy lên những quan ngại về làn sóng đầu tư ra nước ngoài
Theo Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cần thiết phải lập kênh “lọc” dự án đầu tư ra nước ngoài, dựa trên những tiêu chí về chuyển hoàn lợi nhuận, đóng góp vào xuất khẩu, tạo công ăn việc làm... để kiểm soát hiệu quả.
Cùng với xu hướng dịch chuyển luồng tiền đầu tư từ nước ngoài vào Việt Nam thì cũng có một sự chuyển dịch luồng tiền khác chảy từ Việt Nam sang các quốc gia khác. Theo một thống kê mới đây của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), trong 10 năm “đem chuông đi đánh xứ người”, có 575 dự án của các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra 55 quốc gia và vùng lãnh thổ, với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt trên 23,7 tỷ USD, trong đó phần vốn của nhà đầu tư Việt Nam đã vượt 10 tỷ USD.
Trong khi câu chuyện thu hút và hấp thụ vốn FDI của nước ngoài tại Việt Nam vẫn còn đang gây tranh cãi, thì hiệu quả của những dự án đầu tư ra nước ngoài cũng là một vấn đề “nóng” khác. Trên thực tế, trong khoảng vài năm trở lại đây, có nhiều dự án đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam tỏ ra khá hiệu quả. Đó là các dự án đầu tư trong các lĩnh vực như công nghệ-viễn thông, hàng không, cung cấp phân bón...
Ông Bùi Tường Lân, Phó chủ tịch Hội Phát triển hợp tác kinh tế Việt Nam-Lào-Campuchia (Vilaced) cho biết, đến thời điểm này, sau khoảng vài năm đầu tư vào Campuchia, Viettel đã chiếm gần 50% thị phần cung cấp các dịch vụ viễn thông của thị trường này, với mức doanh thu dự kiến trong năm 2011 khoảng 250 triệu USD.
Ngoài ra, những dự án đầu tư trong ngành khai khoáng, cung cấp phân bón, phát triển đô thị, hợp tác hàng không... tại Campuchia, Lào cũng hiệu quả và có nhiều triển vọng phát triển trong tương lai.
Tuy nhiên, những số liệu mới được công bố gần đây đã làm dấy lên những quan ngại về làn sóng đầu tư ra nước ngoài. Theo báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài, chỉ trong 2 tháng đầu năm 2011, đã có 16 dự án thuộc 9 lĩnh vực đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam đăng ký đầu tư ra nước ngoài, với tổng số vốn đăng ký đạt trên 1,264 tỷ USD, chỉ thấp hơn khoảng 300 triệu USD so với lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký vào Việt Nam cùng kỳ. Trong đó có 3 dự án lớn thuộc lĩnh vực sản xuất, phân phối điện, nước, điều hòa nhiệt độ có tổng vốn đăng ký lên đến trên 1,2 tỷ USD.
Như vậy, bình quân vốn của một dự án đầu tư mới ra nước ngoài trong hai tháng đầu năm 2011 đạt khoảng 79 triệu USD, trong khi quy mô vốn bình quân của dự án FDI đầu tư vào Việt Nam cùng kỳ chỉ đạt 14,6 triệu USD.
Trước thực tế này, có nhiều ý kiến cho rằng, tình trạng cung cầu ngoại tệ sẽ bị tác động bởi điều này sẽ làm ảnh hưởng tới cán cân vốn trên thị trường nhất là trong bối cảnh cân bằng ngoại tệ trên thị trường vẫn chưa thực sự được giải quyết triệt để vào thời điểm này. Vì vậy, xem xét dự án đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam cần phải được thắt chặt hơn.
Tuy nhiên, theo quan điểm của TS. Nguyễn Minh Phong, Viện Nghiên cứu kinh tế - xã hội Hà Nội, điều này có thể sẽ gây ra tác động lên thị trường ngoại tệ song không nhiều mà quan trọng hơn cần xem xét tới cơ cấu đầu tư ra nước ngoài. “Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, Việt Nam mở cửa đón luồng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam thì Việt Nam cũng buộc phải mở cửa cho việc đầu tư ra nước ngoài đặc biệt trong quá trình tái cấu trúc như hiện nay. Xu hướng đầu tư ra nước ngoài là một quy luật tất yếu và phù hợp với quốc tế, doanh nghiệp có quyền xây dựng những kế hoạch mang tính toàn cầu, phù hợp với mục tiêu đặt ra, chỉ có điều, những khoản đầu tư này sai luật, hay dưới dạng chuyển tiền bất hợp pháp thì cần phải ngăn cản”, ông Phong nói.
Không phải không có những trường hợp lập dự án ảo để chuyển ngoại tệ ra nước ngoài một cách hợp pháp cho nhiều mục đích khác nhau nhằm mục đích lẩn tránh thuế, rửa tiền hoặc không phù hợp với định hướng. Chính vì thế, để có thể nhìn nhận rõ ràng hơn về đầu tư ra nước ngoài, cần có những cơ chế “lọc”, xem xét dòng vốn này một cách hợp lý. Tuy nhiên, việc thiếu cơ chế bóc tách cơ cấu đầu tư lại đang là những bất cập trong vấn đề quản lý đầu tư ra nước ngoài.
Cùng với xu hướng dịch chuyển luồng tiền đầu tư từ nước ngoài vào Việt Nam thì cũng có một sự chuyển dịch luồng tiền khác chảy từ Việt Nam sang các quốc gia khác. Theo một thống kê mới đây của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), trong 10 năm “đem chuông đi đánh xứ người”, có 575 dự án của các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra 55 quốc gia và vùng lãnh thổ, với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt trên 23,7 tỷ USD, trong đó phần vốn của nhà đầu tư Việt Nam đã vượt 10 tỷ USD.
Trong khi câu chuyện thu hút và hấp thụ vốn FDI của nước ngoài tại Việt Nam vẫn còn đang gây tranh cãi, thì hiệu quả của những dự án đầu tư ra nước ngoài cũng là một vấn đề “nóng” khác. Trên thực tế, trong khoảng vài năm trở lại đây, có nhiều dự án đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam tỏ ra khá hiệu quả. Đó là các dự án đầu tư trong các lĩnh vực như công nghệ-viễn thông, hàng không, cung cấp phân bón...
Ông Bùi Tường Lân, Phó chủ tịch Hội Phát triển hợp tác kinh tế Việt Nam-Lào-Campuchia (Vilaced) cho biết, đến thời điểm này, sau khoảng vài năm đầu tư vào Campuchia, Viettel đã chiếm gần 50% thị phần cung cấp các dịch vụ viễn thông của thị trường này, với mức doanh thu dự kiến trong năm 2011 khoảng 250 triệu USD.
Ngoài ra, những dự án đầu tư trong ngành khai khoáng, cung cấp phân bón, phát triển đô thị, hợp tác hàng không... tại Campuchia, Lào cũng hiệu quả và có nhiều triển vọng phát triển trong tương lai.
Tuy nhiên, những số liệu mới được công bố gần đây đã làm dấy lên những quan ngại về làn sóng đầu tư ra nước ngoài. Theo báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài, chỉ trong 2 tháng đầu năm 2011, đã có 16 dự án thuộc 9 lĩnh vực đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam đăng ký đầu tư ra nước ngoài, với tổng số vốn đăng ký đạt trên 1,264 tỷ USD, chỉ thấp hơn khoảng 300 triệu USD so với lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký vào Việt Nam cùng kỳ. Trong đó có 3 dự án lớn thuộc lĩnh vực sản xuất, phân phối điện, nước, điều hòa nhiệt độ có tổng vốn đăng ký lên đến trên 1,2 tỷ USD.
Như vậy, bình quân vốn của một dự án đầu tư mới ra nước ngoài trong hai tháng đầu năm 2011 đạt khoảng 79 triệu USD, trong khi quy mô vốn bình quân của dự án FDI đầu tư vào Việt Nam cùng kỳ chỉ đạt 14,6 triệu USD.
Trước thực tế này, có nhiều ý kiến cho rằng, tình trạng cung cầu ngoại tệ sẽ bị tác động bởi điều này sẽ làm ảnh hưởng tới cán cân vốn trên thị trường nhất là trong bối cảnh cân bằng ngoại tệ trên thị trường vẫn chưa thực sự được giải quyết triệt để vào thời điểm này. Vì vậy, xem xét dự án đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam cần phải được thắt chặt hơn.
Tuy nhiên, theo quan điểm của TS. Nguyễn Minh Phong, Viện Nghiên cứu kinh tế - xã hội Hà Nội, điều này có thể sẽ gây ra tác động lên thị trường ngoại tệ song không nhiều mà quan trọng hơn cần xem xét tới cơ cấu đầu tư ra nước ngoài. “Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, Việt Nam mở cửa đón luồng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam thì Việt Nam cũng buộc phải mở cửa cho việc đầu tư ra nước ngoài đặc biệt trong quá trình tái cấu trúc như hiện nay. Xu hướng đầu tư ra nước ngoài là một quy luật tất yếu và phù hợp với quốc tế, doanh nghiệp có quyền xây dựng những kế hoạch mang tính toàn cầu, phù hợp với mục tiêu đặt ra, chỉ có điều, những khoản đầu tư này sai luật, hay dưới dạng chuyển tiền bất hợp pháp thì cần phải ngăn cản”, ông Phong nói.
Không phải không có những trường hợp lập dự án ảo để chuyển ngoại tệ ra nước ngoài một cách hợp pháp cho nhiều mục đích khác nhau nhằm mục đích lẩn tránh thuế, rửa tiền hoặc không phù hợp với định hướng. Chính vì thế, để có thể nhìn nhận rõ ràng hơn về đầu tư ra nước ngoài, cần có những cơ chế “lọc”, xem xét dòng vốn này một cách hợp lý. Tuy nhiên, việc thiếu cơ chế bóc tách cơ cấu đầu tư lại đang là những bất cập trong vấn đề quản lý đầu tư ra nước ngoài.