Luật Đầu tư công “lỡ hẹn”
Dự án Luật Đầu tư công chưa được đặt lên bàn nghị sự của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại phiên họp thứ 12
Đầu tư công, một dự án luật từng được không ít các vị đại biểu thúc giục cần nhanh chóng xây dựng không được đặt lên bàn nghị sự của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại phiên họp thứ 12 theo đúng chương trình.
Dự án Luật Đầu tư công, mua sắm công đã được Quốc hội quyết định đưa vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2012 và năm 2013, dự kiến trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 4 (tháng 10/2012) và thông qua tại kỳ họp thứ 5 (tháng 5/2013).
Theo tờ trình của Chính phủ về việc đề nghị điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2012 và khóa 13 của Quốc hội tại buổi họp chiều 9/10 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội thì Thủ tướng đã phân công Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì soạn thảo dự án luật này. Tuy nhiên, trong quá trình soạn thảo đã gặp nhiều khó khăn do có sự khác biệt lớn giữa lĩnh vực đầu tư công và lĩnh vực mua sắm công.
Chính phủ lý giải, đầu tư công là các hoạt động đầu tư hoặc hỗ trợ đầu tư sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn huy động của Nhà nước từ trái phiếu Chính phủ, trái phiếu chính quyền địa phương, công trái quốc gia và vốn xổ số kiến thiết vào các chương trình, dự án phục vụ phát triển kinh tế - xã hội không nhằm mục đích kinh doanh, không có khả năng thu hồi vốn trực tiếp.
Còn mua sắm công có phạm vi rộng hơn, bao gồm toàn bộ hoạt động mua sắm có sử dụng vốn nhà nước không phân biệt mục đích lợi nhuận và không lợi nhuận và điều chỉnh cả hoạt động mua sắm thường xuyên của các cơ quan, tổ chức nhà nước, trong khi đó, quy định về đầu tư công không điều chỉnh vấn đề này. Mặt khác, các quy định về đầu tư công chỉ điều chỉnh các dự án, chương trình hoặc hoạt động hỗ trợ đầu tư sử dụng vốn nhà nước, trong khi các quy định về mua sắm công lại được áp dụng đối với cả việc lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án của khu vực tư nhân, dự án có sử dụng đất, dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BOT, BTO, BT….
Hơn nữa, nguồn vốn nhà nước sử dụng cho hoạt động mua sắm công cũng có phạm vi rộng và bao quát hơn, có cả vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước, vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước, vốn tín dụng do nhà nước bảo lãnh …
Với quan điểm, việc ghép hai dự án luật chỉ có thể là ghép một cách cơ học, Chính phủ đề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội, Quốc hội cho phép tách nội dung đầu tư công để xây dựng Luật Đầu tư công, đồng thời tách nội dung mua sắm công để xây dựng Luật Đấu thầu (sửa đổi).
Ủy ban Pháp luật đề nghị, Chính phủ tiếp tục chuẩn bị dự án Luật Đầu tư công, mua sắm công và trình Ủy ban thường vụ Quốc hội cho ý kiến, Uỷ ban kinh tế thẩm tra theo quy định. Trên cơ sở tờ trình của Chính phủ về dự án luật này và Báo cáo thẩm tra của Ủy ban kinh tế, Uỷ ban thường vụ Quốc hội sẽ xem xét, quyết định.
Ngoài dự án luật nói trên, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng quyết định sẽ chưa trình Quốc hội hai dự án Luật Việc làm và Luật Hộ tịch tại kỳ họp thứ 4 để có thời gian chuẩn bị thêm, do một số vấn đề lớn của hai dự thảo luật chưa được giải quyết.
Cũng trong chiều nay, tại phần họp riêng, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về việc chuẩn bị trình Quốc hội dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992 và dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về việc lấy ý kiến nhân dân về dự thảo Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi).
Dự án Luật Đầu tư công, mua sắm công đã được Quốc hội quyết định đưa vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2012 và năm 2013, dự kiến trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 4 (tháng 10/2012) và thông qua tại kỳ họp thứ 5 (tháng 5/2013).
Theo tờ trình của Chính phủ về việc đề nghị điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2012 và khóa 13 của Quốc hội tại buổi họp chiều 9/10 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội thì Thủ tướng đã phân công Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì soạn thảo dự án luật này. Tuy nhiên, trong quá trình soạn thảo đã gặp nhiều khó khăn do có sự khác biệt lớn giữa lĩnh vực đầu tư công và lĩnh vực mua sắm công.
Chính phủ lý giải, đầu tư công là các hoạt động đầu tư hoặc hỗ trợ đầu tư sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn huy động của Nhà nước từ trái phiếu Chính phủ, trái phiếu chính quyền địa phương, công trái quốc gia và vốn xổ số kiến thiết vào các chương trình, dự án phục vụ phát triển kinh tế - xã hội không nhằm mục đích kinh doanh, không có khả năng thu hồi vốn trực tiếp.
Còn mua sắm công có phạm vi rộng hơn, bao gồm toàn bộ hoạt động mua sắm có sử dụng vốn nhà nước không phân biệt mục đích lợi nhuận và không lợi nhuận và điều chỉnh cả hoạt động mua sắm thường xuyên của các cơ quan, tổ chức nhà nước, trong khi đó, quy định về đầu tư công không điều chỉnh vấn đề này. Mặt khác, các quy định về đầu tư công chỉ điều chỉnh các dự án, chương trình hoặc hoạt động hỗ trợ đầu tư sử dụng vốn nhà nước, trong khi các quy định về mua sắm công lại được áp dụng đối với cả việc lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án của khu vực tư nhân, dự án có sử dụng đất, dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BOT, BTO, BT….
Hơn nữa, nguồn vốn nhà nước sử dụng cho hoạt động mua sắm công cũng có phạm vi rộng và bao quát hơn, có cả vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước, vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước, vốn tín dụng do nhà nước bảo lãnh …
Với quan điểm, việc ghép hai dự án luật chỉ có thể là ghép một cách cơ học, Chính phủ đề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội, Quốc hội cho phép tách nội dung đầu tư công để xây dựng Luật Đầu tư công, đồng thời tách nội dung mua sắm công để xây dựng Luật Đấu thầu (sửa đổi).
Ủy ban Pháp luật đề nghị, Chính phủ tiếp tục chuẩn bị dự án Luật Đầu tư công, mua sắm công và trình Ủy ban thường vụ Quốc hội cho ý kiến, Uỷ ban kinh tế thẩm tra theo quy định. Trên cơ sở tờ trình của Chính phủ về dự án luật này và Báo cáo thẩm tra của Ủy ban kinh tế, Uỷ ban thường vụ Quốc hội sẽ xem xét, quyết định.
Ngoài dự án luật nói trên, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng quyết định sẽ chưa trình Quốc hội hai dự án Luật Việc làm và Luật Hộ tịch tại kỳ họp thứ 4 để có thời gian chuẩn bị thêm, do một số vấn đề lớn của hai dự thảo luật chưa được giải quyết.
Cũng trong chiều nay, tại phần họp riêng, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về việc chuẩn bị trình Quốc hội dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992 và dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về việc lấy ý kiến nhân dân về dự thảo Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi).