15:10 04/10/2018

12 chỉ dẫn để mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh

An Nhiên

Làm mẹ là một thiên chức thiêng liêng, là trải nghiệm đầy hạnh phúc của người phụ nữ. Để hành trình ấy diễn ra suôn sẻ, các mẹ bầu tương lai cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng: từ việc chăm sóc sức khỏe sinh sản, xác định ngày rụng trứng…đến kế hoạch trong những ngày bầu bí và khi bé yêu đã chào đời.


12 chỉ dẫn để mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh - Ảnh 1.

Chế độ dinh dưỡng của mẹ là nền tảng cho sự phát triển của thai nhi

Chuẩn bị sức khỏe tốt Hãy xem lại lối sống của mình, bạn cần tuân thủ một chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục để khỏe mạnh hơn. Nếu đang hút thuốc, bạn hãy từ bỏ, tương tự với thuốc là và cà phê. Bạn có thường dùng thuốc, thảo dược, hoặc chất gây nghiện (an toàn hoặc bị cấm) nào không? Mặc dù người phụ nữ cần phải chuẩn bị sức khỏe để mang thai nhưng người đàn ông vẫn đóng vai trò khá quan trọng cho việc ra đời đứa con khỏe mạnh vì vậy việc cả hai chuẩn bị sức khỏe sẵn sàng là rất cần thiết. Trong quá trình mang thai, bạn vẫn có thể tiếp tục những bài thể dục nhẹ nhàng, đều đặn; tốt nhất là nên tham khảo bác sĩ về chế độ luyện tập để bảo đảm rằng bạn có thể duy trì sức khỏe hiện tại.
12 chỉ dẫn để mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh - Ảnh 2.
Lên kế hoạch dinh dưỡng Trước khi chuẩn bị có thai khoảng 3 tháng, phụ nữ nên tăng cường các thức ăn có chứa a-xít folic (một loại vitamin có mặt trong các loại rau lá xanh và một số loại ngũ cốc) để ngăn ngừa các dị tật về ống thần kinh. Duy trì chế độ ăn các thực phẩm có chứa a-xít folic cho đến 3 tháng đầu sau khi mang thai; có rất nhiều loại viên bổ sung a-xít folic khá tốt được bán ở các nhà thuốc. Khám sức khỏe tổng quát Hãy khám sức khỏe tổng quát trước khi có con. Biết được tình trạng sức khỏe, làm vài xét nghiệm đơn giản và đề phòng một số điểm cần lưu ý đặc biệt giúp kế hoạch mang thai của bạn dễ dàng hơn. Hãy cố gắng nhớ lại những bệnh mà bạn mắc phải hồi còn nhỏ. Bạn có từng bị sởi, quai bị hoặc rubella? Bạn có chích ngừa mũi nào không? Một số bệnh đặc biệt liên quan đến quá trình mang thai, chẳng hạn, bạn có nguy cơ bị tiểu đường hay bệnh tim? Hãy thu thập thông tin về những bệnh bạn từng bị hoặc trong nhà có người bị như huyết áp cao, ung thư, động kinh, bệnh thận hoặc viêm khớp.
12 chỉ dẫn để mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh - Ảnh 3.

Mẹ nên uống đủ nước và các loại vitamin cần thiết khi mang thai

Không tự ý sử dụng thuốc Khi mang thai bạn phải rất thận trọng trong quá trình sử dụng thuốc, một số loại thuốc thật sự không tốt cho thai nhi, thậm chí chúng còn gây dị tật. Sẽ thật đau đớn nếu sinh ra một đứa bé không lành lặn chỉ vì sự thiếu hiểu biết của mình. Bởi vậy trước khi sử dụng hãy đọc thật kĩ hướng dẫn. Nếu bắt buộc phải sử dụng thuốc hãy hỏi bác sĩ và kê đơn thuốc dành riêng cho bà bầu. Khám sức khỏe tiền thai sản Hãy trình bày dự định có con để được kiểm tra sức khỏe toàn diện. Việc khám cơ bản gồm đo nhịp tim, huyết áp, kiểm tra vú và xét nghiệm pap (nếu cần). Bác sĩ có thể yêu cầu xét nghiệm máu và nước tiểu xem bạn có kháng thể rubella không, ngay cả những phụ nữ đã chích ngừa vẫn có thể mất khả năng miễn dịch. Vì thế, bạn vẫn có thể phải tiêm mũi khác. Cho bác sĩ biết phương pháp ngừa thai hiện tại trước khi quyết định thụ thai. Bạn cũng nên cho bác sĩ biết kế hoạch chăm sóc thai nhi; có thể chọn cách được giới thiệu đến một bác sĩ sản khoa, nữ hộ sinh hoặc một bệnh viện phụ sản.
12 chỉ dẫn để mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh - Ảnh 4.
Tư vấn về gen di truyền Đôi khi, sự tìm hiểu lịch sử gia đình đem lại những thông tin liên quan đến những rối loạn về máu mang tính di truyền. Lịch sử bệnh trong gia đình có thể cho thấy bạn có thể (hoặc không) có nguy cơ lan truyền các rối loạn mang tính di truyền (như xơ nang), rối loạn nhiễm sắc thể (như hội chứng Down) hoặc dị tật bẩm sinh (như hở hàm ếch). Lên kế hoạch tài chính Thật ra, trẻ sơ sinh không cần quá nhiều các vật dụng được bày bán ở các cửa tiệm. Khó khăn lớn nhất của hầu hết cặp vợ chồng là việc mất thu nhập khi người phụ nữ nghỉ làm để chăm con. Nếu cả hai tiếp tục đi làm thì việc gửi trẻ cũng khá tốn kém. Sắp xếp lại công việc
Nếu công việc bạn đang làm khó có thể tiếp tục khi bạn mang thai hoặc sau khi sinh con, bạn cần nghĩ cách giải quyết. Các nhân viên chính thức chỉ được nghỉ thai sản khi họ làm việc được 12 tháng, vì vậy, hãy xem kỹ việc mang thai có ảnh hưởng gì nếu có ý định đổi việc.
12 chỉ dẫn để mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh - Ảnh 5.

Tập thể dục để có sức khỏe tốt trong thai kỳ

Các nghiên cứu cho thấy phần lớn các bậc cha mẹ sinh con đầu lòng vẫn thừa nhận vai trò truyền thống của người nam và người nữ trong gia đình nhưng hầu hết lại không trao đổi với nhau về vai trò và trách nhiệm mới của mỗi người sau khi có con. Trước khi có con, các đôi vợ chồng nên trao đổi về cách chia sẻ việc nhà sau thời gian làm việc ở ngoài. Từ bỏ việc giảm cân Nếu bạn có ý định mang thai và mong muốn những điều tốt đẹp đến với con bạn thì trước tiên hãy hủy bỏ kế hoạch giảm cân của bản thân. Việc giảm cân có thể sẽ ảnh hưởng đến chu kì kinh nguyệt của bạn, ảnh hưởng đến sức khỏe của bé, việc cơ thể tăng vài cân giúp bạn có được đầy đủ các chất dinh dưỡng hơn, đồng thời giúp tăng khả năng thụ thai. Khi cơ thể được cung cấp đầy đủ, thai nhi sẽ phát triển tốt hơn, bên cạnh đó người mẹ tránh được các bệnh về huyết áp cao và tiểu đường.
12 chỉ dẫn để mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh - Ảnh 6.
Đi du lịch Nếu bạn là người đam mê du lịch, vậy hãy đi du lịch trước khi mang bầu. Bởi vì trong qua trình mang thai việc đi lại là hạn chế, sẽ không tốt cho thai nhi nếu bạn đi du lịch trong thời kỳ này. Tiêm chủng đầy đủ trước khi mang thai Trước khi mang thai, bạn hãy đến trung tâm hỏi các chuyên gia hoặc các bác sĩ nên tiêm loại vắc xin nào. Có một số loại vắc xin hoàn toàn tốt cho cơ thể của mẹ, nhưng ngược lại có những loại vắc xin thì như vacxin phòng chống bênh sởi, quai bị, vv..Một điều chú ý khác là bệnh thủy đậu – một loại bênh dễ lây lan và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của các mẹ, nếu phụ nữ mang thai mắc loại bệnh này khi sinh con rất dễ bị dị tật hoặc gây ra các biến chứng xấu cho thai nhi và sức khỏe của các mẹ. Bởi vậy hãy làm một cuộc xét nghiệm máu xem bạn có miễn dịch với loại bênh này không, nếu không miễn dịch hãy tiêm ngay để phòng tránh và đợi một tháng tiếp theo mới nên mang bầu. Tham khảo bệnh viện dự sinh
Cuối cùng, hãy tham khảo ý kiến của những người đi trước, các anh chị em trong gia đình, và lựa chọn cho mình một trung tâm, bệnh viện tốt nhất. Nên khám ổn định một chỗ để bác sĩ theo dõi sức khỏe thai nhi ngay từ những tháng đầu tiên. Khi sinh nở nên chuẩn bị và liên hệ trước bộ phận làm thủ tục để tránh trường hợp bất ngờ.