Kon Tum và Quảng Ngãi mong ngân sách sớm "rót" trên 2.000 tỷ hoàn thiện Quốc lộ 24

Anh Tú
Hai tỉnh Kon Tum và Quảng Ngãi đề nghị sớm đầu tư 62,2 km còn lại trên Quốc lộ 24 với tổng mức đầu tư 2.040 tỷ đồng, để hoàn thiện trục giao thông, tạo sức bật phát triển khu vực Duyên hải miền Trung - Bắc Tây Nguyên...
Bộ Giao thông vận tải cho biết, chưa cân đối được vốn để hoàn thiện Quốc lộ 24 trước năm 2025.
Bộ Giao thông vận tải cho biết, chưa cân đối được vốn để hoàn thiện Quốc lộ 24 trước năm 2025.

Bộ Giao thông vận tải vừa nhận được kiến nghị của cử tri tỉnh Kon Tum do Ban Dân nguyện chuyển đến theo công văn số 418/BDN.

Cử tri tỉnh Kon Tum cho biết, toàn tuyến Quốc lộ 24 có chiều dài 168,2km được Trung ương đầu tư 106km, trong đó đoạn qua tỉnh Quảng Ngãi dài 32km và tỉnh Kon Tum dài 74km.

Đây là tuyến giao thông đặc biệt quan trọng, huyết mạch kết nối giữa tỉnh Kon Tum nói riêng, các tỉnh Bắc Tây Nguyên nói chung với khu công nghiệp Dung Quất, các trung tâm kinh tế, các cảng biển lớn như Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Bình Định.

 
Tỉnh Kon Tum và tỉnh Quảng Ngãi đề nghị sớm đầu tư 62,2 km còn lại của Quốc lộ 24 với quy mô đường cấp III miền núi tổng mức đầu tư khoảng 2.040 tỷ đồng, để hoàn thiện trục giao thông này, tạo tiền đề cho các nhà đầu tư tìm đến tìm kiếm cơ hội đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và tạo liên kết phát triển khu vực Duyên hải miền Trung - Bắc Tây Nguyên.

Ngoài ra, tuyến giao thông này còn đi qua Khu du lịch sinh thái quốc gia Măng Đen, huyện Kon Plông và là vùng kinh tế động lực của tỉnh để phát triển lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, dược liệu, du lịch… Hiện tại, nhiều nhà đầu tư đến khảo sát, đăng ký đầu tư với số vốn lên đến nghìn tỷ đồng.

Trả lời ý kiến cử tri, Bộ Giao thông vận tải cho hay, theo Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1454/QĐ-TTg ngày 01/9/2021, tuyến Quốc lộ 24 có tổng chiều dài 225km đi qua các tỉnh Quảng Ngãi và Kon Tum.

Điểm đầu tuyến tại Quốc lộ 1, Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi, điểm cuối tại Quốc lộ 14C, Sa Thầy, tỉnh Kon Tum. Quy mô quy hoạch cấp III, 02-04 làn xe.

Theo quy hoạch trước đây, tuyến Quốc lộ 24 nối tỉnh Quảng Ngãi với tỉnh Kon Tum có tổng chiều dài khoảng 168km, đoạn qua địa bàn tỉnh Kon Tum khoảng 99km.

Hiện trạng đoạn tuyến cơ bản đạt tiêu chuẩn đường cấp III đồng bằng, trong đó, từ Km0+000 - Km8+000, một số đoạn từ Km8 - Km165 dài khoảng 57,2km và Km165 đến cuối tuyến tại nút giao đường Hồ Chí Minh hoàn thành đưa vào khai thác.

Một số đoạn xung yếu với chiều dài khoảng 41,8km đang được đầu tư từ nguồn vốn dự phòng của kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020 cho các dự án đường sắt và các dự án đường bộ quan trọng, cấp bách theo Nghị quyết số 556/NQ-UBTVQH14 ngày 31/7/2018 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, dự kiến sẽ hoàn thành trong năm 2021.

Bộ Giao thông vận tải thống nhất với kiến nghị của cử tri tỉnh Kon Tum về nhu cầu đầu tư 62km đoạn tuyến Quốc lộ 24 còn lại, từ Km32+000 - Km89+513 và Km113+588 - Km118+250 theo quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhằm đảm bảo tính đồng bộ, phát huy hiệu quả tuyến đường, góp phần giải quyết vấn đề lưu thông hàng hóa và hành khách, đảm bảo an ninh quốc phòng cho tỉnh Kon Tum nói riêng và các tỉnh Tây Nguyên nói chung là cần thiết.

Tuy nhiên, trong điều kiện nguồn lực được Quốc hội, Chính phủ phân bổ hết sức hạn hẹp, Bộ Giao thông vận tải chỉ được phân bổ tổng số 304.104 tỷ đồng kế hoạch đầu tư công trung hạn nguồn ngân sách trung ương giai đoạn 2021 - 2025 tại Nghị quyết số 29/2011/QH15 ngày 28/7/2021 của Quốc hội.

Theo quy định của Luật Đầu tư công, Nghị quyết của Quốc hội, số vốn này phải ưu tiên bố trí khoảng 147.000 tỷ đồng để hoàn thành các dự án chuyển tiếp từ giai đoạn trước, thanh toán các khoản nợ đọng thuộc nghĩa vụ của ngân sách nhà nước.

Còn lại 157.000 tỷ đồng để triển khai các dự án mới, trong đó, tập trung bố trí khoảng 117.500 tỷ đồng cho 18 dự án đường bộ cao tốc khởi công mới và khoảng 39.500 tỷ đồng cho một số ít các dự án động lực, cấp bách hoặc để xử lý các điểm nghẽn thuộc năm chuyên ngành giao thông trong cả 05 năm trên 63 tỉnh, thành phố.

Do vậy, Bộ chưa thể cân đối được nguồn vốn để thực hiện dự án trong giai đoạn 2021 - 2025. Bộ Giao thông vận tải rất mong cử tri và Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Kon Tum cảm thông và chia sẻ.

Căn cứ nhu cầu đầu tư theo kiến nghị của cử tri tỉnh Kon Tum nêu trên, Bộ Giao thông vận tải sẽ tiếp tục đề xuất cấp thẩm quyền xem xét bố trí nguồn lực đầu tư tuyến Quốc lộ 24 đoạn còn lại. Trước mắt, Bộ Giao thông vận tải giao Tổng cục Đường bộ Việt Nam rà soát đánh giá, tăng cường duy tu, cải tạo mặt đường để đảm bảo nhu cầu đi lại trên tuyến.

Tin mới

Vì sao “vua pin” của Trung Quốc cần một đợt bán cổ phiếu lớn?

Vì sao “vua pin” của Trung Quốc cần một đợt bán cổ phiếu lớn?

Hãng sản xuất pin CATL của Trung Quốc chuẩn bị huy động 4,6 tỷ USD từ các nhà đầu tư Trung Quốc và quốc tế tại Hồng Kông, sau khi các ngân hàng chốt sổ giao dịch vào thứ Tư tuần qua với mức giá chào bán được cho là cao nhất là 263 đô la Hồng Kông (33,70 USD) cho một cổ phiếu.
#Auto Hashtag: Xây trạm sạc, liên minh xe điện Trung Quốc có thể tạo “sóng” tại thị trường Việt?

#Auto Hashtag: Xây trạm sạc, liên minh xe điện Trung Quốc có thể tạo “sóng” tại thị trường Việt?

Trong khi nhiều doanh nghiệp ngành ô tô Việt vẫn còn đang đắn đo về lộ trình chuyển đổi xanh thì TMT Motors – một cái tên được biết đến nhiều hơn với vai trò sản xuất, phân phối xe điện Trung Quốc – mới đây đã gây bất ngờ khi công bố kế hoạch xây dựng tối thiểu 30.000 trụ sạc từ nay đến năm 2030. Tuy nhiên, thông tin mới được rò rỉ gần đây lại mở ra một góc nhìn khác đầy chiến lược trong làn sóng của xe Trung Quốc tràn vào Việt Nam. Dường như đang có một cuộc liên minh ngầm giữa các doanh nghiệp Trung Quốc để xây dựng một liên minh trạm sạc. Điều này có thể sẽ ảnh hưởng lớn đến cục diện ngành xe điện tại Việt Nam trong vòng 5 năm tới.
GSM chính thức phân phối VinFast VF 3 và VF 5 tại Lào

GSM chính thức phân phối VinFast VF 3 và VF 5 tại Lào

Công ty Cổ phần Di chuyển Xanh và Thông minh (GSM), đơn vị vận hành Xanh SM – thương hiệu gọi xe thuần điện đầu tiên tại Đông Nam Á, vừa công bố triển khai nền tảng công nghệ Xanh SM Platform tại Lào. Đồng thời, GSM cũng công bố việc phân phối chính thức hai mẫu ô tô điện VinFast VF 3 và VF 5 ở quốc gia này.
Xe ô tô 100% "sản xuất tại Mỹ" có khả thi?

Xe ô tô 100% "sản xuất tại Mỹ" có khả thi?

Tổng thống Donald Trump muốn các nhà sản xuất ô tô chế tạo nhiều xe hơn tại Mỹ bằng các bộ phận của Mỹ, nhưng điều đó không dễ dàng. Ngay cả ô tô và xe tải được lắp ráp từ khung đến hoàn thiện tại Mỹ cũng phải dựa vào các bộ phận và vật liệu nước ngoài. Các chuyên gia trong ngành cho biết, một nhà sản xuất ô tô càng tiến gần đến một chiếc xe 100% "sản xuất tại Mỹ" thì chi phí càng tăng cao.