Lên kế hoạch sẽ phóng vệ tinh thay thế VINASAT-1 và VINASAT-2

Nhĩ Anh
Việt Nam đang lên kế hoạch chuẩn bị phóng vệ tinh thay thế 2 vệ tinh VINASAT-1 và VINASAT-2 dự kiến vào cuối năm 2026…
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Trước đó, ngày 18/4/2008, vệ tinh VINASAT-1 được phóng thành công lên quỹ đạo, khẳng định chủ quyền không gian vệ tinh của Việt Nam. Đây là sự kiện lịch sử của ngành viễn thông, đánh dấu việc Việt Nam sẽ có chủ quyền trên quỹ đạo không gian và Việt Nam hoàn thiện mạng lưới thông tin liên lạc quốc gia.

VINASAT-1 có tổng giá trị đầu tư khoảng 300 triệu USD với thời gian hoạt động 15 năm, được giao cho Tập đoàn VNPT làm chủ đầu tư xây dựng và triển khai.

Việc phóng vệ tinh VINASAT-1 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc hoàn chỉnh hệ thống viễn thông Việt Nam, khi trước đó đã có thông tin vô tuyến, thông tin hữu tuyến, thông tin mặt đất, thông tin mặt biển và nay có thêm vệ tinh viễn thông. Điều này giúp Việt Nam chủ động trong kết nối với vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo mà trước đó không thể thực hiện được bằng các hệ thống thông tin mặt đất.

Còn với vệ tinh VINASAT-2 cũng do VNPT làm chủ đầu tư và quản lý đã được phóng lên quỹ đạo ngày 16/5/2012 có thể có tuổi thọ lên tới 21,3 năm. Như vậy, Tập đoàn VNPT đã đầu tư xấp xỉ 560 triệu USD cho cả 2 vệ tinh VINASAT-1 và VINASAT-2.

VINASAT-2 có công suất lớn hơn, trọng lượng lớn hơn, số bộ phát đáp nhiều hơn, do đó có dung lượng băng tần nhiều hơn. Nếu như VINASAT-1 được thiết kế gồm 20 bộ phát đáp hoạt động trong đó có 8 bộ băng tần C mở rộng, 12 bộ băng tần Ku, với băng thông 36Mhz/bộ, 8 bộ phát đáp dự phòng (4 bộ băng Ku, 4 bộ băng C mở rộng) thì VINASAT-2 gồm 30 bộ phát đáp băng tần Ku (24 bộ khai thác thương mại và 6 bộ dự phòng).

Trong khi vệ tinh VINASAT-1 có vùng phủ sóng băng Ku tại: Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan và một phần Myanmar, thì VINASAT-2 mở rộng vùng phủ hơn với việc phủ sóng cả một phần Malaysia và Myanmar.

 Theo Cục Tần số Vô tuyến điện, việc phóng vệ tinh thay thế VINASAT-1 và VINASAT-2 là đề án lớn của quốc gia, khối lượng công việc cần phải triển khai rất lớn, nhiều vấn đề phức tạp cần phải được xem xét kỹ lưỡng.

Để đảm bảo tiến độ phóng vệ tinh thay thế VINASAT-1 và VINASAT-2, đại diện Cục Tần số Vô tuyến điện đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam (VNPT) xây dựng đề án tiền khả thi, song song với quá trình Bộ xây dựng báo cáo, đề án chung trình Bộ Chính trị, Chính phủ tới đây.

Tin mới

Pin thể rắn là một bước ngoặt cho xe điện?

Pin thể rắn là một bước ngoặt cho xe điện?

Pin thể rắn được ca ngợi là một bước ngoặt cho xe điện nhưng công nghệ này vẫn còn nằm trên bản vẽ. Một số chuyên gia cho rằng một bước đột phá sắp xảy ra. Ở chiều ngược lại, nhiều người khác chỉ ra có những vấn đề được cho vẫn khó giải quyết.
Na Uy đã làm gì để xe điện hiện diện khắp mọi nơi?

Na Uy đã làm gì để xe điện hiện diện khắp mọi nơi?

Na Uy từ lâu đã tiên phong trong quá trình chuyển đổi từ xe động cơ đốt trong. Theo Hiệp hội xe điện Na Uy, tại một số thành phố lớn giàu có ở Bắc Âu, khoảng 30% tổng số xe du lịch hiện nay đều chạy hoàn toàn bằng điện.
Ford Việt Nam lập kỷ lục doanh số nửa đầu năm 2025

Ford Việt Nam lập kỷ lục doanh số nửa đầu năm 2025

Trong 6 tháng đầu năm 2025, Ford Việt Nam đạt doanh số 21.700 xe, tăng 23% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây cũng là nửa đầu năm có kết quả kinh doanh ấn tượng nhất trong lịch sử hoạt động của Ford tại Việt Nam.