Tuổi thọ của Vinasat-2 nhiều hơn dự kiến 6 năm
Tuổi thọ của vệ tinh Vinasat-2 được kéo dài tới 21,3 năm, không phải là 15 năm như dự kiến
Ông Hoàng Minh Thống, Giám đốc Ban Quản lý dự án các công trình viễn thông của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) cho biết, vệ tinh Vinasat-2 có tuổi thọ lên tới 21,3 năm.
Đây là thông tin khá bất ngờ. Vì trước đó, đầu tháng 5/2012, tại buổi họp báo công bố về sự kiện phóng vệ tinh Vinasat-2, Phó tổng giám đốc VNPT, ông Phan Hoàng Đức cho biết, Vinasat-2 được thiết kế với tuổi thọ khoảng 15 năm và chỉ sau 10 năm là sẽ thu hồi được vốn đầu tư, những năm còn lại sẽ có lãi.
Ông Thống cũng cho biết, 21,3 năm là thời gian cung cấp dịch vụ, không tính thời gian “sống” nhưng không có khả năng cung cấp dịch vụ. Ngoài ra, theo ông, tất cả các tiêu chuẩn kỹ thuật của Vinasat-2 đều vượt xa chỉ tiêu.
VNPT cho biết, thời gian qua, các chuyên gia của Lockheed Martin đã tiến hành đo kiểm toàn bộ hệ thống vệ tinh để đảm bảo hoạt động ổn định của Vinasat-2 trước khi bàn giao cho VNPT. Các cán bộ kỹ thuật của VNPT và chuyên gia tư vấn của Telesat Canada đã bám sát tiến trình đo thử của Lockheed Martin.
Các thử nghiệm về điều khiển, công suất hoạt động, truyền phát tín hiệu đều cho thấy vệ tinh Vinasat-2 đảm bảo các thông số về kỹ thuật, chất lượng như cam kết trong hợp đồng. Ngày 21/6 vừa qua, tại nhà máy của Lockheed Martin, các bên đã ký biên bản phê chuẩn kết quả đo kiểm chi tiết vệ tinh trên quỹ đạo.
Đến thời điểm này, quyền điều khiển vệ tinh đã chính thức được chuyển cho Công ty Viễn thông Quốc tế (VTI) thuộc VNPT - đơn vị chịu trách nhiệm quản lý, khai thác và kinh doanh các dịch vụ vệ tinh Vinasat.
Ngoài ra, theo quy định của hợp đồng, sau khi bàn giao vệ tinh, Lockheed Martin sẽ tiếp tục cử 2 chuyên gia đến hỗ trợ trực tiếp trong khoảng thời gian 3 tháng. Sau khi tiếp nhận bàn giao, ngay trong tháng 7/2012, VNPT sẽ chính thức cung cấp các dịch vụ từ Vinasat-2.
Sau khi được phóng thành công lên không gian, Vinasat-2 đã được đưa từ quỹ đạo chuyển đổi đến quỹ đạo địa tĩnh (cách trái đất gần 36.000km) và đến ngày 21/5, vệ tinh đã được định vị tại vị trí quỹ đạo 131,8 độ Đông. Chỉ vài giờ sau khi rời tên lửa đẩy, Trung tâm điều khiển mặt đất đã nhận được tín hiệu thu - phát từ Vinasat-2.
Đây là thông tin khá bất ngờ. Vì trước đó, đầu tháng 5/2012, tại buổi họp báo công bố về sự kiện phóng vệ tinh Vinasat-2, Phó tổng giám đốc VNPT, ông Phan Hoàng Đức cho biết, Vinasat-2 được thiết kế với tuổi thọ khoảng 15 năm và chỉ sau 10 năm là sẽ thu hồi được vốn đầu tư, những năm còn lại sẽ có lãi.
Ông Thống cũng cho biết, 21,3 năm là thời gian cung cấp dịch vụ, không tính thời gian “sống” nhưng không có khả năng cung cấp dịch vụ. Ngoài ra, theo ông, tất cả các tiêu chuẩn kỹ thuật của Vinasat-2 đều vượt xa chỉ tiêu.
VNPT cho biết, thời gian qua, các chuyên gia của Lockheed Martin đã tiến hành đo kiểm toàn bộ hệ thống vệ tinh để đảm bảo hoạt động ổn định của Vinasat-2 trước khi bàn giao cho VNPT. Các cán bộ kỹ thuật của VNPT và chuyên gia tư vấn của Telesat Canada đã bám sát tiến trình đo thử của Lockheed Martin.
Các thử nghiệm về điều khiển, công suất hoạt động, truyền phát tín hiệu đều cho thấy vệ tinh Vinasat-2 đảm bảo các thông số về kỹ thuật, chất lượng như cam kết trong hợp đồng. Ngày 21/6 vừa qua, tại nhà máy của Lockheed Martin, các bên đã ký biên bản phê chuẩn kết quả đo kiểm chi tiết vệ tinh trên quỹ đạo.
Đến thời điểm này, quyền điều khiển vệ tinh đã chính thức được chuyển cho Công ty Viễn thông Quốc tế (VTI) thuộc VNPT - đơn vị chịu trách nhiệm quản lý, khai thác và kinh doanh các dịch vụ vệ tinh Vinasat.
Ngoài ra, theo quy định của hợp đồng, sau khi bàn giao vệ tinh, Lockheed Martin sẽ tiếp tục cử 2 chuyên gia đến hỗ trợ trực tiếp trong khoảng thời gian 3 tháng. Sau khi tiếp nhận bàn giao, ngay trong tháng 7/2012, VNPT sẽ chính thức cung cấp các dịch vụ từ Vinasat-2.
Sau khi được phóng thành công lên không gian, Vinasat-2 đã được đưa từ quỹ đạo chuyển đổi đến quỹ đạo địa tĩnh (cách trái đất gần 36.000km) và đến ngày 21/5, vệ tinh đã được định vị tại vị trí quỹ đạo 131,8 độ Đông. Chỉ vài giờ sau khi rời tên lửa đẩy, Trung tâm điều khiển mặt đất đã nhận được tín hiệu thu - phát từ Vinasat-2.