Ông Trịnh Văn Quyết đã bán 74,8 triệu cổ phiếu không báo cáo?

Kiều Linh
Uỷ ban Chứng khoán vừa có thông báo về việc giao dịch không công bố thông tin của ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch Hội đồng quản trị CTCP Tập đoàn FLC...
Chủ tịch FLC ông Trịnh Văn Quyết.
Chủ tịch FLC ông Trịnh Văn Quyết.

Cụ thể, thông báo nêu rõ, chiều ngày 10/01/2022 (17 giờ 45 phút), Ủy ban Chứng khoán Nhà nước nhận được Báo cáo số 31/SGDHCM-GS đề ngày 10/01/2022 của Sở Giao dịch chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh (HOSE) về việc ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty cổ phần Tập đoàn FLC, giao dịch bán 74,8 triệu cổ phiếu Công ty cổ phần Tập đoàn FLC (Mã chứng khoán: FLC, niêm yết tại HOSE) nhưng không báo cáo, không công bố thông tin trước khi thực hiện giao dịch theo khoản 1 Điều 33 Thông tư số 96/2020/TT-BTC ngày 16/11/2020 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn công bố thông tin trên thị trường chứng khoán.

"Uỷ ban Chứng khoán hiện đang phối hợp với các cơ quan liên quan để xem xét xử lý vi phạm của ông Trịnh Văn Quyết theo quy định", văn bản nêu rõ.

Thông báo của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước. 
Thông báo của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước. 

Trước đó, nhiều nhà đầu tư là cổ đông của FLC cho biết đã cảm thấy "sốc" sau phiên giao dịch 10/1 thanh khoản cổ phiếu này lập kỷ lục khi khớp lệnh xấp xỉ 135 triệu cổ phiếu, cao nhất từ trước đến nay. Giao dịch lớn này trùng với việc ông Trịnh Văn Quyết đã có thông báo đăng ký bán 175 triệu cổ phiếu, giá trị giao dịch dự kiến theo mệnh giá là 1.750 tỷ đồng. Thời gian giao dịch dự kiến từ 10/1 đến 17/1. Mục đích được ông Quyết nêu là cơ cấu tài sản. Phương thức giao dịch thoả thuận hoặc khớp lệnh. Trước giao dịch, ông Quyết nắm giữ 215 triệu cổ phiếu FLC tương ứng 30,34% vốn điều lệ doanh nghiệp. Nếu giao dịch diễn ra thành công, ông Quyết sẽ chỉ còn nắm giữ 5,7% tương ứng 40,4 triệu đơn vị.

Thông báo này ghi rõ được ông Quyết gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, HoSE từ ngày 5/1/2022. Tuy nhiên, ngày 10/1 trên website HoSE chưa đăng tải thông tin về giao dịch của ông Trịnh Văn Quyết, đồng thời thông tin này cũng vừa được đăng tải trên website của FLC vào tối 10/1.

Điều bất ngờ là ngay trong ngày 10/1, ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch HĐQT, đã công bố văn bản gửi Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước, Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM đăng ký lại việc sẽ bán 175 triệu cổ phiếu từ ngày 14/1 đến ngày 11/2/2022. Văn bản này thay thế cho văn bản đăng ký bán cổ phiếu ngày 5/1/2022.

Tuy nhiên, sau khi Uỷ ban Chứng khoán thông tin về việc “bán chui” 74,8 triệu cổ phiếu của ông Quyết chiều 10/1, hiện văn bản đăng ký lại đã bị xóa khỏi trang web của FLC.

FLC đã xoá bỏ thông tin này trên trang web.
FLC đã xoá bỏ thông tin này trên trang web.

Trong cơ cấu cổ đông FLC, ông Trịnh Văn Quyết hiện là cổ đông lớn nhất khi nắm giữ trực tiếp 215 triệu cổ phiếu, tương ứng tỷ lệ sở hữu 30,34%.

Thời gian gần đây, FLC là một trong những cổ phiếu thu hút dòng tiền đầu cơ mạnh nhất thị trường với thanh khoản hàng chục triệu cổ phiếu mỗi phiên. Thị giá FLC đã lên 2x, mức cao nhất trong gần 10 năm qua. Trong phiên giao dịch 10/1, có thời điểm FLC đã tăng trần lên 24.100 đồng/cổ phiếu, nhưng kết phiên cổ phiếu này đã giảm 6,2% xuống 21.150 đồng.

Tin mới

Quy định mới đối với vấn đề khí thải xe ô tô từ ngày 16/12/2025

Quy định mới đối với vấn đề khí thải xe ô tô từ ngày 16/12/2025

Bộ Nông nghiệp và Môi trường vừa ban hành Thông tư 06/2025 về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia khí thải xe ô tô tham gia giao thông đường bộ. Nội dung quy chuẩn này quy định giá trị giới hạn các thông số khí thải đối với xe ô tô tham gia giao thông đường bộ, bao gồm Cacbon Monoxit (CO), Hydrocacbon (HC) trong khí thải xe ô tô lắp động cơ cháy cưỡng bức và độ khói của khí thải xe ô tô lắp động cơ cháy do nén.
Vì sao Apple thất bại còn Xiaomi lại thành công với sản xuất ô tô?

Vì sao Apple thất bại còn Xiaomi lại thành công với sản xuất ô tô?

Lei Jun, người sáng lập và chủ tịch của Xiaomi Corp., công ty công nghệ duy nhất đến thời điểm hiện tại đã thành công trong việc đa dạng hóa sang sản xuất ô tô. Tuy nhiên, con đường tương tự đã từ chối Apple, gã khổng lồ ngành công nghệ của thế giới.
Thị trường “Detroit châu Á” vật lộn trước sự khủng hoảng của xe điện Trung Quốc

Thị trường “Detroit châu Á” vật lộn trước sự khủng hoảng của xe điện Trung Quốc

Cuộc cạnh tranh khốc liệt trong lĩnh vực xe điện của Trung Quốc đang lan sang thị trường lớn nhất của nước này tại châu Á là Thái Lan. Khi phải vật lộn để cạnh tranh với BYD, các kế hoạch sản xuất đầy tham vọng nội địa gặp rủi ro, các công ty nhỏ hơn tìm sang Thái Lan như giải pháp để tồn tại nhưng để lại hệ luỵ không nhỏ cho thị trường này.
“Gã khổng lồ” Geely tăng cường ảnh hưởng toàn cầu với xe năng lượng mới ở châu Âu

“Gã khổng lồ” Geely tăng cường ảnh hưởng toàn cầu với xe năng lượng mới ở châu Âu

Nhà sản xuất ô tô tư nhân hàng đầu của Trung Quốc, Geely Auto (thành viên của Zhejiang Geely Holding Group (ZGH)), vừa chính thức bắt tay với nhà cung cấp Jameel Motors để tiến vào thị trường Italia. Đây là một trong những thị trường quan trọng nhất của châu Âu, với lá bài chiến lược là các mẫu xe năng lượng mới (NEV).