Quy định tạm nộp 75% thuế thu nhập doanh nghiệp "đánh đố", gây khó khăn về dòng tiền

Trâm Anh
Do không thể dự báo trước doanh thu, lợi nhuận quý 4 nên nếu phải tạm nộp 75% số thuế thu nhập doanh nghiệp cả năm trước ngày 30/10 gây khó khăn về dòng tiền cho doanh nghiệp...
Bộ Tài chính báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho phép sửa đổi một số điều của Nghị định số 126, trong đó có điều khoản tạm nộp 3 quý đầu năm.
Bộ Tài chính báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho phép sửa đổi một số điều của Nghị định số 126, trong đó có điều khoản tạm nộp 3 quý đầu năm.

Bộ Tài chính vừa có công văn trả lời kiến nghị của cử tri TP. Hồ Chí Minh gửi tới Kỳ họp thứ 2, Quốc hội Khóa XV về việc tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong việc thực hiện nộp thuế thu nhập doanh nghiệp quý 4/2021.

 

"Thực tế cho thấy, một số ngành như bất động sản, thương mại, đầu tư,... thường có doanh thu rơi vào cuối năm. Do không thể dự báo trước doanh thu, lợi nhuận quý 4 nên nếu nộp thuế trước thì thực sự khó khăn về dòng tiền của doanh nghiệp".

Đoàn Đại biểu Quốc hội TP. Hồ Chí Minh.

Cụ thể, Đoàn Đại biểu Quốc hội TP. Hồ Chí Minh cho hay, theo quy định tại Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 hướng dẫn Luật Quản lý thuế, tổng số thuế thu nhập doanh nghiệp đã tạm nộp của 03 quý đầu năm tính thuế không được thấp hơn 75% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp theo quyết toán năm.

Trường hợp người nộp thuế nộp thiếu so với số thuế phải tạm nộp 3 quý đầu năm thì phải nộp tiền chậm nộp tính trên số thuế nộp thiếu kể từ ngày tiếp sau ngày cuối cùng của thời hạn tạm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp quý 03 đến ngày nộp số thuế còn thiếu vào ngân sách nhà nước.

Mức tính tiền chậm nộp bằng 0,03%/ngày tính trên số tiền thuế chậm nộp.

Vì vậy, cử tri TP. Hồ Chí Minh cho rằng, cần có văn bản hướng dẫn Nghị định số 126 sao cho tạo thuận lợi cho thu nhập và không bất lợi hơn so với quy định trước đây là quý 4 nộp 80% số quyết toán năm.

Liên quan đến vướng mắc về quy định tạm nộp 75% thuế thu nhập doanh nghiệp của 3 quý trước ngày 30/10 hàng năm, tại Hội nghị đối thoại về chính sách thủ tục thuế, hải quan năm 2021 vừa tổ chức, đại diện Công ty đầu tư phát triển hạ tầng đô thị UDIC khẳng định, việc ước tính kết quả kinh doanh của năm vào thời điểm kết thúc quý 3 không thể chính xác.

Mặt khác, đối với đặc thù hoạt động của UDIC, hoạt động trong lĩnh vực bất động sản và xây lắp, doanh thu và lợi nhuận thường được ghi nhận vào cuối năm. Vì vậy, thời điểm hết quý 3 đã phải nộp 75% thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ gây khó khăn cho dòng tiền của doanh nghiệp. Đồng thời, phạt tiền chậm nộp trên số ước tính là chưa hợp lý.

Phản hồi về vấn đề này, Bộ Tài chính cho biết, sau khi Nghị định số 126 có hiệu lực thi hành, một số doanh nghiệp có ý kiến tương tự như ý kiến của Đoàn Đại biểu Quốc hội TP. Hồ Chí Minh nêu trên.

Nhằm tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 52/2021/NĐ-CP ngày 19/4/2021 gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp trong năm 2021. Theo đó, các doanh nghiệp được gia hạn thuế thu nhập doanh nghiệp tạm nộp của quý 1/2021 và quý 2/2021.

Bộ Tài chính cũng nêu rõ thực tế: “Trong quý 2, quý 3 năm 2021 có 23 tỉnh, thành phố phải thực hiện giãn cách xã hội, một số tỉnh, thành phố là địa bàn kinh tế lớn, tập trung phần lớn các doanh nghiệp nhưng nhiều doanh nghiệp phải tạm ngừng sản xuất kinh doanh, không phát sinh doanh thu, thu nhập dẫn đến không phát sinh số thuế thu nhập doanh nghiệp phải tạm nộp”.

Tuy nhiên, bước sang quý 4/2021, Chính phủ triển khai nhiều biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 trong tình hình mới, các doanh nghiệp dần khôi phục hoạt động, dự kiến sẽ phát sinh số thuế thu nhập doanh nghiệp chủ yếu dồn vào quý cuối của năm.

Để tạo điều kiện hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong bối cảnh đại dịch Covid-19, Bộ Tài chính vừa có văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho phép sửa đổi một số điều của Nghị định số 126/2020/NĐ-CP, trong đó có điều khoản tạm nộp 3 quý đầu năm.

Căn cứ vào ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính hiện dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 126 theo hình thức rút gọn, gửi các bộ, ngành tham gia ý kiến để trình Chính phủ ban hành.

Tin mới

Xe xanh: “Cửa sổ vàng" của ngành công nghiệp ô tô Việt bước ra toàn cầu

Xe xanh: “Cửa sổ vàng" của ngành công nghiệp ô tô Việt bước ra toàn cầu

Ngành công nghiệp ô tô Việt có tuổi đời còn non trẻ so với nhiều quốc gia khác đang đứng trước một cơ hội lớn bước chân ra toàn cầu khi thế giới đang có xu hướng “reset” lại ngành ô tô trong “cơn lốc” xanh hoá. Không còn lo bị tụt hậu về phát triển xe động cơ đốt trong, Việt Nam hoàn toàn có thể tự tin thẳng tiến lên con đường phát triển EV và tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu đang định hình lại.
Nhiên liệu tổng hợp có thể cứu động cơ đốt trong?

Nhiên liệu tổng hợp có thể cứu động cơ đốt trong?

Trong một cuộc phỏng vấn với tạp chí CarExpert của Úc mới đây, ông Rouven Mohr, Giám đốc kỹ thuật của hãng xe Lamborghini lập luận rằng nhiên liệu tổng hợp "có thể sẽ là vị cứu tinh của động cơ đốt trong".
Thị trường xe Việt Nam không thể phát triển nếu chỉ dựa vào thị trường trong nước

Thị trường xe Việt Nam không thể phát triển nếu chỉ dựa vào thị trường trong nước

So với các quốc gia trong khu vực, thị trường xe Việt có quy mô thị trường vẫn còn kém xa so với các quốc gia dẫn đầu như Thái Lan và Indonesia, Malaysia, ở cả năng lực sản xuất nội địa và xuất khẩu đi thị trường nước ngoài. Để bắt kịp các nước trong khu vực, bên cạnh việc tăng cường phát triển nội địa hoá, đẩy mạnh thị trường trong nước thì phát triển xuất khẩu, đặc biệt là đẩy mạnh mảng xe xanh là chiến lược cần thiết cho thị trường Việt.