TP.HCM tái khởi động dự án nâng cấp đường Lương Định Của

Xuân Nghi
Dự án nâng cấp, cải tạo đường Lương Định Của ở Quận 2 (nay là TP. Thủ Đức), có tổng mức đầu tư 826 tỷ đồng, được khởi công xây dựng từ tháng 4/2015, hoàn thành được 60% thì tạm ngưng cho đến nay và mới được tái khởi động vào trung tuần tháng 5/2022...
Đường Lương Định Của được khởi công nâng cấp cải tạo vào tháng 4/2015 và đến nay sau 7 năm vẫn còn nhếch nhác, dang dở...
Đường Lương Định Của được khởi công nâng cấp cải tạo vào tháng 4/2015 và đến nay sau 7 năm vẫn còn nhếch nhác, dang dở...

Dự án có chiều dài 2,5 km, từ ngã tư Trần Não – Mai Chí Thọ đến đường Nguyễn Thị Định, mở rộng từ 8 m hiện hữu lên 30 m với 6 làn xe, bị ngừng lại do vướng mặt bằng. Chủ đầu tư trước đó đã nhiều lần gửi văn bản đề nghị chính quyền TP. Thủ Đức đẩy nhanh tiến độ bồi thường bàn giao mặt bằng.

Sau 7 năm triển khai, công trình còn gần 100 trường hợp chưa giải quyết xong công tác đền bù, giải toả. Vừa qua, chính quyền TP. Thủ Đức đã đẩy nhanh triển khai công tác bồi thường, áp dụng cưỡng chế di dời và giao một phần diện tích đất khu vực cho dự án thi công trở lại. Các hộ dân chưa di dời do không thống nhất với phương án bồi thường giải phóng mặt bằng, cũng như việc tổ chức tái định cư.

Ban quản lý Dự án Đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP.HCM (TCIP), chủ đầu tư dự án cho biết, hiện tại đoạn từ đường Nguyễn Hoàng đến đại lộ Mai Chí Thọ dài khoảng 500 m, còn hơn 60 hộ chưa hoàn tất việc đền bù. Đoạn đã cơ bản hoàn thành mở rộng khoảng 8 m một bên đường. Bên còn lại thuộc dự án khu đô thị phát triển An Phú, do Công ty cổ phần Địa ốc Thủ Thiêm chịu trách nhiệm giải phóng mặt bằng. Tuy nhiên, TCIP cho hay, đơn vị này chưa thỏa thuận xong và bồi thường cho 64 hộ dân ảnh hưởng bởi dự án. Chính quyền TP. Thủ Đức sẽ xử lý dứt điểm và giao toàn bộ mặt bằng phần còn lại này cuối tháng 6 để dự án kịp hoàn thành vào cuối năm 2022.

Phần hơn 2 km còn lại của dự án, TCIP cho biết vẫn còn vướng khoảng 30 hộ và TP. Thủ Đức sẽ hoàn thành bàn giao mặt bằng vào cuối quý 1/2023 để chủ đầu tư thi công và hoàn thành vào cuối năm 2023.

Dự án nâng cấp và cải tạo đường Lương Định Của gồm 5 gói thầu xây lắp, gồm san lấp, làm đường, hệ thống thoát nước, vỉa hè, cây xanh, chiếu sáng,… Theo kế hoạch lúc đầu, dự án sẽ hoàn thành sau 2 năm thi công, kể từ tháng 4/2015; tuy nhiên công trường đến nay đã ngót 7 năm vẫn còn dang dở.

Trước phản ánh và bức xúc từ dư luận, Sở Giao thông vận tải TP.HCM mới đây đã đề nghị TCIP khẩn trương khắc phục các chỗ hư hỏng, đọng nước, ổ gà… trên tuyến đường thi công dang dở Lương Định Của, có biện pháp khắc phục hoặc xây dựng hệ thống thoát nước tạm, không để ảnh hưởng đến việc đi lại của người dân.

Nằm ở cửa ngõ phía đông Sài Gòn, thuộc phạm vi dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm, đường Lương Định Của là tuyến kết nối giao thông đại lộ Mai Chí Thọ (tức đại lộ Đông Tây, đoạn phía đông hầm sông Sài Gòn) với đường Nguyễn Thị Định, cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây, cùng với cầu Thủ Thiêm và hầm sông Sài Gòn và mới đây là cầu Ba Son (cầu Thủ Thiêm 2), tạo thành chuỗi giao thông liên hoàn kết nối khu vực nội đô TP.HCM với bán đảo Thủ Thiêm và vùng phía đông Sài Gòn đi các tỉnh miền Đông Nam Bộ.

Tuy nhiên, khu vực này, đặc biệt là đoạn nút giao thông An Phú đoạn từ ngã ba đại lộ Mai Chí Thọ - Đồng Văn Cống, qua ngã tư Lương Định Của  - Mai Chí Thọ đến đầu tuyến cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây, tình hình giao thông lộn xộn, kẹt xe thường xuyên, tắc nghẽn giờ cao điểm, đe dọa an toàn giao thông,… Đây là một trong những “điểm đen” về giao thông của TP.HCM.

 

Đầu tháng 4/2022 vừa qua, TP.HCM đã có chủ trường đầu tư xây dựng công trình nút giao thông An Phú với tổng kinh phí khoảng 3.770 tỷ đồng. Công trình dự kiến được khởi công trong năm 2022 và hoàn thành vào năm 2025. Sau khi hoàn thành sẽ kết nối đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây với đại lộ Mai Chí Thọ và các tuyến trục chính của TP.HCM.

Tin mới

Vì sao “vua pin” của Trung Quốc cần một đợt bán cổ phiếu lớn?

Vì sao “vua pin” của Trung Quốc cần một đợt bán cổ phiếu lớn?

Hãng sản xuất pin CATL của Trung Quốc chuẩn bị huy động 4,6 tỷ USD từ các nhà đầu tư Trung Quốc và quốc tế tại Hồng Kông, sau khi các ngân hàng chốt sổ giao dịch vào thứ Tư tuần qua với mức giá chào bán được cho là cao nhất là 263 đô la Hồng Kông (33,70 USD) cho một cổ phiếu.
#Auto Hashtag: Xây trạm sạc, liên minh xe điện Trung Quốc có thể tạo “sóng” tại thị trường Việt?

#Auto Hashtag: Xây trạm sạc, liên minh xe điện Trung Quốc có thể tạo “sóng” tại thị trường Việt?

Trong khi nhiều doanh nghiệp ngành ô tô Việt vẫn còn đang đắn đo về lộ trình chuyển đổi xanh thì TMT Motors – một cái tên được biết đến nhiều hơn với vai trò sản xuất, phân phối xe điện Trung Quốc – mới đây đã gây bất ngờ khi công bố kế hoạch xây dựng tối thiểu 30.000 trụ sạc từ nay đến năm 2030. Tuy nhiên, thông tin mới được rò rỉ gần đây lại mở ra một góc nhìn khác đầy chiến lược trong làn sóng của xe Trung Quốc tràn vào Việt Nam. Dường như đang có một cuộc liên minh ngầm giữa các doanh nghiệp Trung Quốc để xây dựng một liên minh trạm sạc. Điều này có thể sẽ ảnh hưởng lớn đến cục diện ngành xe điện tại Việt Nam trong vòng 5 năm tới.
GSM chính thức phân phối VinFast VF 3 và VF 5 tại Lào

GSM chính thức phân phối VinFast VF 3 và VF 5 tại Lào

Công ty Cổ phần Di chuyển Xanh và Thông minh (GSM), đơn vị vận hành Xanh SM – thương hiệu gọi xe thuần điện đầu tiên tại Đông Nam Á, vừa công bố triển khai nền tảng công nghệ Xanh SM Platform tại Lào. Đồng thời, GSM cũng công bố việc phân phối chính thức hai mẫu ô tô điện VinFast VF 3 và VF 5 ở quốc gia này.
Xe ô tô 100% "sản xuất tại Mỹ" có khả thi?

Xe ô tô 100% "sản xuất tại Mỹ" có khả thi?

Tổng thống Donald Trump muốn các nhà sản xuất ô tô chế tạo nhiều xe hơn tại Mỹ bằng các bộ phận của Mỹ, nhưng điều đó không dễ dàng. Ngay cả ô tô và xe tải được lắp ráp từ khung đến hoàn thiện tại Mỹ cũng phải dựa vào các bộ phận và vật liệu nước ngoài. Các chuyên gia trong ngành cho biết, một nhà sản xuất ô tô càng tiến gần đến một chiếc xe 100% "sản xuất tại Mỹ" thì chi phí càng tăng cao.