Vạch trần thủ đoạn “chạy trường”, “chạy việc”

Đỗ Mến
Nhiều trường hợp chấp nhận đưa tiền tỷ cho các đối tượng không quen biết để nhờ chạy trường, chạy việc cho con em mình vào các trường công an, cơ quan nhà nước…
Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Tòa án nhân dân TP Hà Nội vừa xử phạt bị cáo Phí Thị Phương Mai (SN 1972, ở phường Phú Diễn, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) mức án 16 năm tù về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

NHẮM MẮT GIAO TIỀN TỶ CHO CHỦ QUÁN CÀ PHÊ

Theo truy tố, Mai có chiếm đoạt số tiền hơn 4,2 tỷ đồng của những người có nhu cầu “chạy trường”, “chạy việc”. Điểm đặc biệt, Mai chỉ là chủ quán cà phê gần trường Học viện Cảnh sát nhân dân nhưng nhiều người đã tin tưởng giao tiền tỷ cho Mai.

Cáo trạng thể hiện, Mai mở quán “cà phê Nhân”, gần cổng trường Học viện Cảnh sát nhân dân. Mặc dù không có khả năng chạy biên chạy, xin việc làm trong Bệnh viện Quân y 103 nhưng từ năm 2016-2017, Mai đưa ra các thông tin gian dối, tự giới thiệu bản thân quen biết lãnh đạo ngành công an, có thể xin cho người khác trúng tuyển vào học viện, đỗ biên chế và công tác trong ngành công an, quân đội. Có 6 người đã tin tưởng, đưa tiền nhưng Mai không thực hiện cam kết.

Trong các nạn nhân của Mai, có vợ chòng ông T. (SN 1974, ở Thanh Hóa) bị mất gần 2 tỷ đồng. Trước đó, khoảng giữa năm 2017, vợ chồng ông T. đưa con trai đến Học viện Cảnh sát nhân dân để đăng ký xét tuyển. Khi ngồi ở quán cà phê Nhân thì gặp và làm quen với Mai. Qua câu chuyện, Mai nói nếu con trai ông T. không đủ điểm thì Mai sẽ lo liệu cho bằng cách phúc khảo bài thi với chi phí khoảng 500 triệu đồng. Ngày 5/8/2017, biết con trai không đỗ nên vợ chồng ông T. tìm Mai.

Làm theo phương án của Mai, vợ chồng ông T. đã chuyển khoản cho Mai 300 triệu đồng. Những ngày sau, Mai đưa ra nhiều lý do phát sinh như đi ngoại giao với cơ quan tuyển dụng nên vợ chồng ông T. chuyển khoản tiền 1,68 tỷ đồng. Tổng cộng Mai đã nhận 1,98 tỷ đồng.

Mai hứa hẹn tháng 10/2017, con trai ông T. sẽ có kết quả đỗ vào học viện bằng hình thức phúc khảo lại bài thi. Quá hạn cam kết, lời hứa của Mai không trở thành sự thật. Thực chất bị cáo không có khả năng thực hiện. Mai trả lại 185 triệu đồng rồi bỏ trốn.

Với thủ đoạn trên, Mai còn nhận tiền, hồ sơ để chạy việc vào Bệnh viên Quân y 103 với chi phí 430 triệu đồng nhưng không thực hiện thực như cam kết. Mai đến bỏ trốn đến tháng 1/2022 thì bị bắt.

Quá trình điều tra, Mai khai nhận đã chuyển toàn bộ số tiền nhận từ bị hại cho một người đàn ông không quen biêt, không nhớ đặc điểm cụ thể tại quán cà phê Nhân. Bị cáo khai nhận không xác định được nhân thân người đàn ông này. Khi đưa tiền hai bên không viết giấy biên nhận, không có người chứng kiến nên công an không có cơ sở để điều tra, xác minh.

Trên thực tế, những vụ việc lừa đảo chạy việc, chạy trường thời gian qua có điểm chung là các đối tượng thường “nổ” có nhiều mối quan hệ song thực chất là không có khả năng thực hiện hoặc dựa dẫm vào một số mối quan hệ xã hội nhưng khi giao tiền thì không có giấy biên nhận… dẫn đến tiền mất tật mang.

Đơn cử trong vụ án lừa đảo chạy việc tại các đơn vị trong Cảng hàng không Quốc tế Nội Bài, Trần Thị Thanh (SN 1981) chỉ là lao động tự do, mở shop quần áo tại thôn Thụy Hương, xã Phú Cường, huyện Sóc Sơn. Khi bị cáo nói có nhiều mối quan hệ, có quen biết người tên Phương - Trưởng phòng tổ chức nhân sự của CTCP Suất ăn hàng không Nội Bài và Công ty xăng dầu Skypec (thuộc Cảng hàng không Quốc tế Nội Bài). Có 3 người đã đưa cho Thanh gần 900 triệu đồng song lời hứa của Thanh cũng “mất hút”. Quá trình điều tra, cơ quan công an lần theo lời khai của Thanh nhưng không có nhân sự nào như Thanh mô tả.

CẢNH GIÁC VỚI CHIÊU TRÒ LỪA ĐẢO

Trong nhiều vụ việc cũng cho thấy, các đối tượng thường đưa ra các “bằng chứng” giả y như thật khiến nạn nhân mất cảnh giác, tiếp tục đưa số tiền nhiều hơn.

Thời gian qua cũng ghi nhận, lừa đảo chạy trường, chạy việc xảy ra nhiều vào các ngành giáo dục, các cơ quan hành chính nhà nước và lực lượng vũ trang. Nhiều vụ việc, các đối tượng câu kết với nhau để thiết dây lừa đảo chuyên nghiệp như mạo danh quan hệ với các lãnh đạo nhà nước…

Trước tình trạng trên, một luật sư lâu năm cho rằng, trước hết các nhà tuyển dụng cần minh bạch hóa thông tin, điều kiện tuyển dụng lên phương tiện thông tin đại chúng. Về phía người dân cũng không nên quá nóng vội mà giao tiền cho các đối tượng lừa đảo, tránh tình trạng "nhẹ dạ cả tin".

“Về phía bị hại cũng có một phần lỗi vì họ tự nguyện đưa tiền với mong muốn được chuyển công việc với vị trí tốt hơn hoặc cho con vào học trường tốt nhưng con không có năng lực… Theo quy định pháp luật đây là các giao dịch bất hợp pháp, đi đường tắt nên gặp rủi ro cao… Đến khi không thực hiện thì tố cáo nhau mà hành vi gian dối trong các vụ án này rất rõ ràng vì các đối tượng không có chức năng tuyển sinh, tuyển dụng.

Lẽ ra về phía bị hại phải tìm hiểu kỹ càng quy trình nộp hồ sơ, thi tuyển, tìm hiểu đơn vị tuyển dụng có chỉ tiêu, có tư cách pháp nhân không…”, vị luật sư này cho biết.

Tin mới

Tay ngang làm ô tô, “ngựa ô” Xiaomi chỉ mất 9 tháng đạt doanh số gây bất ngờ

Tay ngang làm ô tô, “ngựa ô” Xiaomi chỉ mất 9 tháng đạt doanh số gây bất ngờ

Gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc Xiaomi được biết đến là nhà sản xuất điện thoại thông minh lớn thứ hai thế giới đã tạo ra tác động đáng kể đến thị trường xe điện (EV) thời gian qua. Xiaomi đã vượt qua mục tiêu bán hàng đầy tham vọng vào năm 2024 là 130.000 xe chỉ trong vòng 9 tháng. Mẫu xe điện đầu tiên của công ty, SU7, ra mắt vào tháng 3, là nền tảng cho thành công này dù vướng phải nhiều tranh cãi.
Từ 1/1/2025 tăng nặng các mức xử phạt với tài xế “lái ẩu”

Từ 1/1/2025 tăng nặng các mức xử phạt với tài xế “lái ẩu”

Theo Nghị định số 168 có hiệu lực từ ngày 1/1/2025 thay thế cho Nghị định 100 (sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 123), quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ; trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe, nhiều hành vi vi phạm có mức xử phạt vi phạm hành chính tăng rất cao so với hiện tại.