Volvo Car Việt Nam vừa ra mắt mẫu xe thuần điện đầu tiên tại thị trường Việt Nam mang tên Volvo EC40 trong khuôn khổ triển lãm có chủ đề “Recharge To Shine – Tái tạo năng lượng để tỏa sáng”. Volvo EC40 gia nhập vào thời điểm phân khúc ô tô điện đang ngày càng đông đúc và cạnh tranh gay gắt hơn tại Việt Nam.
Từ nay đến hết năm 2026, tập đoàn Vingroup và ông Phạm Nhật Vượng công bố cam kết hỗ trợ tài chính cho Công ty VinFast. Vingroup có kế hoạch cho VinFast vay mới tối đa 35.000 tỷ đồng, ông Phạm Nhật Vượng cũng cam kết tài trợ cho VinFast 50.000 tỷ đồng. Đồng thời, Vingroup sẽ đầu tư thêm vào VinFast Việt Nam thông qua việc chuyển đổi toàn bộ khoản cho vay hiện hữu khoảng 80.000 tỷ đồng thành cổ phần ưu đãi được hưởng cổ tức.
Với thông tin là "thương hiệu ô tô toàn cầu tăng trưởng nhanh nhất thế giới", Omoda & Jaecoo vào tháng 4 vừa qua đã lần đầu tiên ra mắt thị trường ô tô Việt Nam. Tân binh này đã chinh phục hơn 40 quốc gia, bao gồm cả những thị trường "khó tính" bậc nhất thế giới ở Châu Âu như Anh, Ý, New Zealand, Tây Ban Nha và Thổ Nhĩ Kỳ. Với mục tiêu đầy tham vọng là trở thành top 5 thương hiệu ô tô tại Việt Nam trong vòng 4 năm ngắn ngủi (từ 2024 đến 2028), Omoda & Jaecoo tuyên bố chiến lược táo bạo: khai trương 20 đại lý 3S tiêu chuẩn quốc tế ngay trong năm 2024.
Nỗ lực phát triển robotaxi kéo dài nhiều năm của Trung Quốc đang bắt đầu thu hút được sự chú ý của người tiêu dùng nhưng nó cũng khiến các tài xế taxi lo lắng về việc mất việc làm do cạnh tranh ngày càng gia tăng.
VinFast Auto vừa chính thức tổ chức Lễ Động thổ Dự án nhà máy lắp ráp xe điện tại Subang, Tây Java, Indonesia. Việc xây dựng nhà máy ở thị trường xe điện tiềm năng bậc nhất Đông Nam Á sẽ mang đến cơ hội việc làm cho lao động địa phương, khẳng định quyết tâm mạnh mẽ của VinFast trong chiến lược mở rộng tại thị trường khu vực và cam kết thúc đẩy ngành công nghiệp xe điện Indonesia.
Trong khi các quốc gia khác đang kiềm chế sự phát triển của xe tự lái do những lo ngại về an toàn thì Trung Quốc vẫn đang tiến về phía trước theo cách của riêng mình.
Giám đốc điều hành của Tesla vừa tiếp tục trở thành tâm điểm của giới quan sát khi ưu tiên đàm phán ở Trung Quốc nhưng lại để mắt đến tiềm năng lâu dài ở quốc gia đông dân nhất thế giới là Ấn Độ.
Xe điện Trung Quốc đang phải đối mặt với hàng loạt mức thuế rất cao tại thị trường phương Tây do các nhà hoạch định chính sách lo ngại các thương hiệu địa phương không thể cạnh tranh về giá.
Kế hoạch áp thuế đối với xe điện (EV) của Ủy ban Châu Âu (EC) đã gây ra nhiều phản đối từ ngành công nghiệp và các chuyên gia. Trước tình hình đó, hiệp hội ô tô VDA của Đức đã lên tiếng kêu gọi khối này giảm thuế theo kế hoạch đối với xe điện của Trung Quốc.
Chiếc ô tô chạy bằng pin duy nhất được sản xuất tại Trung Quốc và xuất khẩu sang Canada là Model Y của Tesla được lắp ráp tại nhà máy ở Thượng Hải hiện đang phải chịu thuế nhập khẩu 6%.
Theo Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế tại Mỹ, Trung Quốc đã chi 230,8 tỷ USD trong hơn một thập kỷ để phát triển ngành công nghiệp ô tô điện.
Các mẫu xe mới mang nhãn hiệu Freelander của hãng xe sang Jaguar Land Rover ban đầu sẽ được bán ở Trung Quốc thông qua một mạng lưới chọn lọc và sẽ được xuất khẩu sang thị trường nước ngoài trong tương lai.
Fisker – Công ty vừa trở thành công ty khởi nghiệp về xe điện nổi tiếng mới nhất tại Mỹ không đáp ứng được kỳ vọng của các nhà đầu tư sau khi ra mắt công chúng.