Volvo Car Việt Nam vừa ra mắt mẫu xe thuần điện đầu tiên tại thị trường Việt Nam mang tên Volvo EC40 trong khuôn khổ triển lãm có chủ đề “Recharge To Shine – Tái tạo năng lượng để tỏa sáng”. Volvo EC40 gia nhập vào thời điểm phân khúc ô tô điện đang ngày càng đông đúc và cạnh tranh gay gắt hơn tại Việt Nam.
Từ nay đến hết năm 2026, tập đoàn Vingroup và ông Phạm Nhật Vượng công bố cam kết hỗ trợ tài chính cho Công ty VinFast. Vingroup có kế hoạch cho VinFast vay mới tối đa 35.000 tỷ đồng, ông Phạm Nhật Vượng cũng cam kết tài trợ cho VinFast 50.000 tỷ đồng. Đồng thời, Vingroup sẽ đầu tư thêm vào VinFast Việt Nam thông qua việc chuyển đổi toàn bộ khoản cho vay hiện hữu khoảng 80.000 tỷ đồng thành cổ phần ưu đãi được hưởng cổ tức.
Các nhà sản xuất ô tô điện Trung Quốc có thể đang phẫn nộ trước việc Liên minh châu Âu áp dụng thuế quan bổ sung, nhưng họ đang có một số lựa chọn để tiếp tục phát triển, bao gồm chuyển sản xuất sang lục địa này và sử dụng tỷ suất lợi nhuận béo bở để giảm bớt một phần thiệt hại.
Trong bối cảnh chính trị phân cực, cuộc chiến về tương lai của ngành công nghiệp xe điện (EV) ngày càng gay gắt khi cựu Tổng thống Donald J. Trump và đương kim Tổng thống Joe Biden xung đột về chính sách khí hậu cùng việc tài trợ chiến dịch, làm dấy lên những bất ổn cho lĩnh vực xe điện đang phát triển.
Các phương tiện chạy bằng pin nhiên liệu hydro, chỉ thải ra nước, đã thu hút sự chú ý ngày càng tăng từ các nhà hoạch định chính sách và các công ty đang tìm cách khử carbon để hạn chế sự nóng lên toàn cầu ở mức dưới 1,5 độ C so với mức tiền công nghiệp.
Mới đây, đại diện Omoda & Jaecoo, thương hiệu xe thuộc Tập đoàn Chery Automobile (Trung Quốc) mới ký Hợp đồng liên doanh tại Việt Nam với Tập đoàn Geleximco, đã hé lộ kế hoạch khai trương 20 đại lý 3S theo tiêu chuẩn toàn cầu ngay trong năm 2024. Thương hiệu này cũng đồng thời công bố lộ trình nâng tổng số đại lý 3S lên tối thiểu 30 trong năm 2025. Toàn bộ hệ thống đại lý sẽ được xây dựng theo chuẩn 3S toàn cầu, mang đến sự an tâm tối đa về dịch vụ sau bán hàng cho người tiêu dùng khi mua xe thương hiệu Omoda & Jaecoo tại Việt Nam.
Khi chính quyền Tổng thống Biden công bố các quy định mới về khí thải ô tô của Mỹ vào tháng 3/2024 đã khiến nhiều người bất ngờ khi cho thấy một sự nhượng bộ cho phép quá trình chuyển đổi xe điện chậm hơn nhiều so với đề xuất một năm trước đó.
Mỹ và châu Âu đang đưa ra các rào cản để ngăn ô tô Trung Quốc ra khỏi thị trường quê nhà. Nhưng ở ở cấp độ công ty đang diễn ra điều ngược lại khi các công ty của Mỹ và châu Âu lại “thân thiết” với Trung Quốc.
Bê bối về kiểm tra an toàn tại các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản đã tiếp tục lan rộng đầu tuần này với việc Toyota Motor và Mazda đều buộc phải tạm dừng vận chuyển một số loại xe sau khi Bộ Giao thông Vận tải Nhật Bản phát hiện ra những bất thường trong đơn đăng ký chứng nhận một số mẫu xe.
Cuộc chiến về giá giữa các nhà lắp sản xuất xe điện (EV) Trung Quốc đang lan rộng ra thị trường nước ngoài khi hơn chục công ty tìm cách ra nước ngoài để tăng doanh số và theo đuổi lợi nhuận cao hơn để bù lỗ ở trong nước.
Giám đốc điều hành Tesla Elon Musk, người đứng đầu nhà sản xuất xe điện lớn nhất thế giới, không muốn sự giúp đỡ của Washington “không cần thiết” trong thị trường ô tô. Tuần trước, chính quyền Tổng thống Biden tuyên bố sẽ tăng thuế đối với xe điện của Trung Quốc lên 100%, do cho rằng Bắc Kinh có những chính sách không công bằng và nhu cầu bảo vệ việc làm của người Mỹ.
Nhiều giám đốc điều hành trong ngành ô tô nói rằng, các gã khổng lồ ô tô của châu Âu sẽ không có nhiều thời gian để cơ cấu lại hoạt động và dòng sản phẩm của họ để cạnh tranh với các nhà sản xuất ô tô đang phát triển một cách chóng mặt của Trung Quốc, và các mức thuế cứng rắn hơn sẽ không phải giải pháp bảo vệ được hiện trạng.
Jaguar Land Rover (JLR) đang thực hiện một khoản đầu tư hàng triệu bảng Anh để thay đổi trải nghiệm làm việc cho đội ngũ nhân viên tại các nhà máy sản xuất của mình lên một tầm cao mới.
Trong khi tốc độ tăng trưởng xe “thuần” điện có xu hướng chậm lại tại châu Âu thì tại Việt Nam, nhu cầu sử dụng xe điện đang ngày càng gia tăng nhờ sự đóng góp của các thương hiệu ô tô nội địa và nhập khẩu. Theo dự báo, thị phần ô tô điện tại Việt Nam có thể đạt 15% trong năm 2024, xếp thứ hai Đông Nam Á.
Giai đoạn tiếp theo của trò chơi chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đã diễn ra - giai đoạn “tăng thuế quan”, khi Trung Quốc bắt đầu đầu tư trên quy mô lớn vào các thị trường mục tiêu đó để vượt qua các rào cản biên giới hiện tại hoặc tiềm năng.