12:36 21/07/2015

Câu chuyện về sự cân bằng màu sắc

PV

Câu chuyện về sự cân bằng màu sắc - Ảnh 1

Âm dương và ngũ hành Âm và dương theo khái niệm cổ sơ không phải là vật chất cụ thể, không gian cụ thể mà là thuộc tính của mọi hiện tượng, mọi sự vật trong toàn vũ trụ cũng như trong từng tế bào, từng chi tiết. Âm và dương là hai mặt đối lập, mâu thuẫn thống nhất, trong dương có âm và ngược lại.

Câu chuyện về sự cân bằng màu sắc - Ảnh 2

Thuyết ngũ hành về căn bản cũng là một cách biểu thị luật mâu thuẫn như trong thuyết âm dương, nhưng được bổ sung và làm cho thuyết âm dương hoàn bị hơn. Ngũ hành là: kim, mộc, thuỷ, hoả, thổ. Người xưa cho rằng mọi vật trong vũ trụ đều chỉ do 5 chất phối hợp nhau mà tạo nên. Theo tính chất thì thuỷ là lỏng, là nước thì đi xuống, thấm xuống. Hoả là lửa thì bùng cháy, bốc lên. Mộc là gỗ, là cây thì mọc lên cong hay thẳng. Kim là kim loại, thuận chiều hay đổi thay. Thổ là đất thì để trồng trọt, gây giống. Nhìn chung, cái gì có tính chất hoạt động, hưng phấn, tỏ rõ, ở ngoài, hướng lên, hữu hình, nóng rực, sáng chói, rắn chắc, tích cực đều thuộc dương. Tất cả những gì trầm tĩnh, ức chế, mờ tối, ở trong, hướng xuống, lùi lại, vô hình, lạnh lẽo, đen tối, nhu nhược, tiêu cực đều thuộc âm. Tinh thần cơ bản của thuyết ngũ hành bao gồm hai phương diện giúp đỡ nhau gọi là tương sinh và chống lại nhau gọi là tương khắc. Trên cơ sở sinh và khắc lại thêm hiện tượng chế hoá: tương thừa, tương vũ biểu thị mọi sự biến hoá phức tạp của sự vật.

Câu chuyện về sự cân bằng màu sắc - Ảnh 3

Tương sinh có nghĩa là giúp đỡ nhau để sinh trưởng. Đem ngũ hành liên hệ với nhau thì thấy 5 hành có quan hệ xúc tiến lẫn nhau, nương tựa lẫn nhau. Tương khắc để biều hiện cái ý thăng bằng, giữ gìn lẫn nhau. Tương khắc có nghĩa là ức chế và thắng nhau. Chế hoá là chế ức và sinh hoá phối hợp với nhau. Trong chế hoá bao gồm cả hiện tượng tương sinh và tương khắc. Hai hiện tượng này gắn liền với nhau. Quy luật chế hoá ngũ hành là: mộc khắc thổ, thổ sinh kim, kim khắc mộc. Hoả khắc kim, kim sinh thuỷ, thuỷ khắc hoả. Thổ khắc thuỷ, thuỷ sinh mộc, mộckhắc thổ. Kim khắc mộc, mộc sinh hoả, hoả khắc kim. Thuỷ khắc hoả, hoả sinh thổ, thổ khắc thuỷ. Luật chế hoá là một khâu trọng yếu trong thuyết ngũ hành. Nó biểu thị sự cân bằng tất nhiên phải thấy trong vạn vật. Hai học thuyết âm dương ngũ hành được hết hợp làm một từ rất sớm. Học thuyết âm dương đã nói rõ sự vật, hiện tượng tồn tại trong thế giới khách quan với hai mặt đối lập thống nhất đó là âm dương. Âm dương là quy luật chung của vũ trụ, là kỉ cương của vạn vật, là khởi đầu của sự sinh trưởng, biến hóa. Nhưng nó sẽ gặp khó khăn khi lý giải sự biến hóa, phức tạp của vật chất. Khi đó nó phải dùng thuyết ngũ hành để giải thích. Vì vậy có kết hợp học thuyết âm dương với học thuyết ngũ hành mới có thể giải thích mọi hiện tượng tự nhiên và xã hội một cách hợp lý.

Câu chuyện về sự cân bằng màu sắc - Ảnh 4

Câu chuyện về sự cân bằng màu sắc - Ảnh 5

Hai học thuyết này luôn luôn phối hợp với nhau, hỗ trợ cho nhau, không thể tách rời. Muốn nhìn nhận sự vật, sự việc, con người một cách chỉnh thể, đòi hỏi phải vận dụng kết hợp cả hai học thuyết âm dương và ngũ hành. Vì học thuyết âm dương mang tính tổng hợp có thể nói lên được tính đối lập thống nhất, tính thiên lệch và cân bằng của sự vật, sự việc, con người. Còn học thuyết ngũ hành nói lên mối quan hệ phức tạp, nhiều vẻ giữa các yếu tố của sự vật, sự việc, con người với tự nhiên. Có thể khẳng định, trên cơ bản, âm dương ngũ hành là một khâu hoàn chỉnh, giữa âm dương và ngũ hành có mối quan hệ không thể tách rời.

Câu chuyện về sự cân bằng màu sắc - Ảnh 6

Màu sắc - Tỉ lệ hài hòa Một đời sống an lành phải đạt được sự cân bằng và hài hoà giữa âm và dương. Một mẫu thiết kế đạt đến hoàn mỹ cần áp dụng luật cân bằng âm dương. Màu sắc cũng được phân thành màu âm, màu dương và nó cũng được vận dụng trong thuyết ngũ hành. Các màu nóng như: đỏ, cam, vàng… là màu dương (trong vòng tròn màu cơ bản, nó là các màu từ 01 đến 48). Các màu lạnh như: xanh dương, xanh lá cây… là màu âm (từ các màu 49 đến 96). Chúng ta còn có khái niệm màu dương tính (RGB) và màu âm tính (CMYK). Màu dương tính là màu được tạo ra từ một nguồn sáng. Ví dụ: khi những màu cơ bản như đỏ, xanh lá cây, xanh da trời phối hợp với nhau sẽ tạo ra màu trắng. Màu âm tính là màu được xác định bởi sự hấp thu ánh sáng. Ví dụ: khi màu xanh lục, đỏ cánh sen và vàng được phối hợp chúng sẽ tạo ra màu đen. Nếu phối những màu dương tính cơ bản sẽ được những màu âm tính cơ bản và ngược lại. Hiểu được mối quan hệ tương hỗ và đối nghịch trong màu sắc sẽ rất cần thiết khi phải xác định và chỉnh sửa những trục trặc về màu sắc.

Câu chuyện về sự cân bằng màu sắc - Ảnh 7

Không có “cái gọi là” màu đen hay màu trắng vì màu trắng chỉ là sắc độ giảm tối đa của một trong 12 màu trên vòng tròn màu, đen chính là sắc độ tăng tối đa của những màu trên. Chúng còn được gọi là màu vô sắc vì chỉ làm màu sắc đậm nhạt tự thân chứ không làm biến đổi tính chất của màu vì không có tính hoà sắc. Màu sắc cũng được phân thành 8 loại: màu nóng (hot), màu lạnh (cold), màu ấm (warm), màu mát (cool), màu sáng (light), màu sậm (dark), màu nhạt (pale), màu tươi (bright). Theo đó, những màu nóng, ấm, sáng, tươi sẽ thuộc dương và màu lạnh, mát, sậm, nhạt sẽ thuộc âm.

Câu chuyện về sự cân bằng màu sắc - Ảnh 8

Chúng ta có những khái niệm: màu tương tự, màu bổ sung hay các mức độ tương phản của màu sắc nhưng lại không lý giải được tại sao chúng lại tương thích hoặc tương phản. Ngũ hành có thể giải thích: kim tượng trưng cho màu trắng, mộc - xanh lục, thuỷ - đen, hoả - đỏ, thổ - vàng.

Câu chuyện về sự cân bằng màu sắc - Ảnh 9

Bất cứ hành nào trong ngũ hành cũng đều tương quan với các hành khác theo quan hệ tương sinh hay tương khắc. Các hành tương sinh và có thể phối hợp với nhau là: thủy và mộc = đen và xanh lục, mộc và hoả = xanh lục và đỏ, hoả và thổ = đỏ và vàng, thổ và kim = vàng và trắng, kim và thủy = trắng và đen.
Các hành tương khắc và không thể phối hợp là: thổ và thuỷ = vàng và đen, thủy và hoả = đen và đỏ, hoả và kim = đỏ và trắng, kim và mộc = trắng và xanh lục, mộc và thổ = xanh lục và vàng.
Tương tự như vậy khi phối màu từ hai màu trở lên người ta cũng áp dụng các nguyên tắc tương sinh và tương khắc. Ví dụ: Phối hợp ba hành để có sự tương sinh là: kim - thuỷ - mộc = trắng – đen – xanh lục. Mộc - Hoả - Thổ = xanh lục - đỏ - vàng. Thổ - kim - thủy = vàng - trắng – đen…

Câu chuyện về sự cân bằng màu sắc - Ảnh 10

Lý thuyết về màu sắc tiếp tục với mỗi màu sắc được chỉ định một giá trị phụ thuộc vào độ sáng đối với màu khác của nó. Ví dụ: màu vàng là 9, màu cam: 9, đỏ: 6, xanh lá: 6, xanh dương: 4, tím: 3. Để kết hợp màu sắc hài hòa trong một hình ảnh hoặc thiết kế, tỷ lệ của mỗi màu phải tuân theo các giá trị sau: đỏ/xanh lá: 1:1 (tỉ lệ độ sáng 2 màu bằng nhau), cam/xanh dương: 1:2 (độ sáng của cam gấp 2 lần xanh dương), vàng/ tím 1:3 (độ sáng của vàng gấp 3 lần tím). Hiểu rõ tỉ lệ và sự tương tác của các màu sắc sẽ giúp cho thiết kế trở nên sống động và bố cục cũng chặt chẽ hơn. Chúng ta thường nghe nói đến tỉ lệ màu 60-30-10, trong đó 60 là màu chủ đạo (màu thuần khiết pha thêm trắng), 30 là màu cấp hai (màu thần khiết pha thêm xám) và 10 là màu nhấn (màu thuần khiết). Tỉ lệ này tạo nên sự cân bằng. Nhưng bên cạnh đó cũng đòi hỏi về sự hài hòa giữa các màu sắc. Sự hài hòa có được khi chúng ta chọn màu theo quy tắc của bánh xe màu, quy tắc đối xứng bổ sung, tam giác, tứ giác màu… Tuy nhiên, không có nghĩa là chúng ta giới hạn những phá cách. Quy luật trên áp dụng cho ba màu sắc, khi có ít hoặc nhiều hơn lượng màu, thì nó sẽ trở thành tương đối. Sự linh hoạt luôn mở ra những sáng tạo mới đầy bất ngờ, chỉ cần đảm bảo màu chủ đạo chiếm nhiều nhất và màu nhấn ít nhất trên bố cục tổng thể. 

Theo Mộc Miên