Chỉ đấu giá quyền khai thác khoáng sản?
Còn nhiều quan điểm khác nhau về đấu giá quyền thăm dò và quyền khai thác khoáng sản
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, mục đích đấu giá quyền khai thác khoáng sản là để xóa bỏ tình trạng xin - cho, không bình đẳng giữa các nhà đầu tư, hạn chế tình trạng mua đi bán lại các dự án, song nhiều đại biểu cho rằng quy định này còn nhiều bất cập…
Tuy đã được thảo luận từ kỳ họp trước và qua nhiều lần chỉnh sửa, song nhiều quy định tại dự thảo Luật Khoáng sản (sửa đổi) vẫn chưa nhận được sự đồng thuận cao của Quốc hội tại phiên thảo luận chiều 27/10.
Một trong những nội dung còn nhiều ý kiến khác nhau là đấu giá quyền thăm dò và quyền khai thác khoáng sản, vốn được coi là rất mới của dự án luật.
Theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, chỉ nên quy định đấu giá quyền khai thác khoáng sản còn không quy định hình thức đấu giá quyền thăm dò khoáng sản.
Bởi, việc đầu tư vào hoạt động thăm dò khoáng sản là hoạt động đầu tư ban đầu chưa mang lại lợi nhuận cho nhà đầu tư, có tính rủi ro cao, cần khuyến khích để tìm kiếm, phát hiện khoáng sản của đất nước. Tuy nhiên, để tránh tình trạng các nhà đầu tư không đủ năng lực thăm dò thì cần có quy định các điều kiện cơ bản để lựa chọn các tổ chức, cá nhân thăm dò khoáng sản.
Một số ý kiến chưa đồng tình với giải trình này, mà cho rằng vẫn cần quy định quyền đấu giá quyền thằm dò. Đồng thời đề nghị cần quy định rõ về nguyên tắc trong việc tham gia đấu giá quyền khai thác khoáng sản theo hướng công khai, minh bạch, tiết kiệm, đúng pháp luật và bảo đảm bình đẳng giữa các chủ thể tham gia.
Đại biểu Nghiêm Vũ Khải nhận xét, dự thảo cũ quy định đấu giá tương đối rõ nét, nhất là vấn đề định giá, nhưng dự thảo này bỏ hết về vấn đề định giá. “Đấu giá mà không định giá thì tôi không hiểu như thế nào. Tôi nghĩ đây là tài sản quốc gia, tài sản của toàn dân, nhà nước đại diện quyền sở hữu và Quốc hội là đại biểu của nhân dân, cho nên trong luật này phải quy định những điều cần thiết tối thiểu”, ông Khải nói.
Còn theo đại biểu Trần Đình Nhã, trong vòng vài ba năm tới chắc Bộ Tài nguyên và Môi trường cùng chính quyền địa phương chưa khoanh định được nơi nào có thể đấu giá. Nên tình trạng như hiện nay vẫn kéo dài, tức là vẫn cấp phép và cấp phép thì cấp phép tràn lan, thậm chí cấp phép có tiêu cực, rồi phân chia lợi ích thì không công bằng.
Đa số đại biểu Quốc hội đề nghị có sự phân biệt rạch ròi giữa thăm dò và khai thác. Khi đơn vị thăm dò đủ điều kiện và có nhu cầu tham gia khai thác thì cũng phải thực hiện những quy định về đấu giá khai thác quy định trong luật này, còn bản thân thăm dò được quyền ưu tiên nhưng không thể đương nhiên được khai thác.
Cũng tại phiên thảo luận chiều nay, nội dung khiến đa số đại biểu băn khoăn là quyền lợi của địa phương và người dân nơi có họat động khoáng sản. Nhiều đại biểu cho rằng quy định về nội dung này còn quá chung chung, chưa thỏa đáng.
Đại biểu Trần Thị Quốc Khánh đề nghị bổ sung quy định, địa phương và người dân ở nơi có khoáng sản có các quyền được tham gia vào quá trình khai thác dịch vụ có liên quan; được bồi thường hỗ trợ, hưởng lợi từ khoáng sản theo quy định của Nhà nước và được quyền yêu cầu các cơ quan tổ chức thay mặt mình giám sát hoạt động khai thác khoáng sản.
Cụ thể hơn, đại biểu Trương Xuân Quý đề nghị phải quy định phần trăm khoản thu từ hoạt động khoáng sản được điều tiết cho địa phương và người dân.
Tuy nhiên, vị đại biểu này vẫn lo lắng vì dù có quy định như vậy thì khâu khai thác không gắn với chế biến nên rất dễ doanh nghiệp khai thác chuyển lợi nhuận của mình qua doanh nghiệp chế biến thông qua việc bán rẻ quặng sau khai thác cho một doanh nghiệp, đôi khi doanh nghiệp ấy lại không đóng ở trên địa bàn đó.
Tuy đã được thảo luận từ kỳ họp trước và qua nhiều lần chỉnh sửa, song nhiều quy định tại dự thảo Luật Khoáng sản (sửa đổi) vẫn chưa nhận được sự đồng thuận cao của Quốc hội tại phiên thảo luận chiều 27/10.
Một trong những nội dung còn nhiều ý kiến khác nhau là đấu giá quyền thăm dò và quyền khai thác khoáng sản, vốn được coi là rất mới của dự án luật.
Theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, chỉ nên quy định đấu giá quyền khai thác khoáng sản còn không quy định hình thức đấu giá quyền thăm dò khoáng sản.
Bởi, việc đầu tư vào hoạt động thăm dò khoáng sản là hoạt động đầu tư ban đầu chưa mang lại lợi nhuận cho nhà đầu tư, có tính rủi ro cao, cần khuyến khích để tìm kiếm, phát hiện khoáng sản của đất nước. Tuy nhiên, để tránh tình trạng các nhà đầu tư không đủ năng lực thăm dò thì cần có quy định các điều kiện cơ bản để lựa chọn các tổ chức, cá nhân thăm dò khoáng sản.
Một số ý kiến chưa đồng tình với giải trình này, mà cho rằng vẫn cần quy định quyền đấu giá quyền thằm dò. Đồng thời đề nghị cần quy định rõ về nguyên tắc trong việc tham gia đấu giá quyền khai thác khoáng sản theo hướng công khai, minh bạch, tiết kiệm, đúng pháp luật và bảo đảm bình đẳng giữa các chủ thể tham gia.
Đại biểu Nghiêm Vũ Khải nhận xét, dự thảo cũ quy định đấu giá tương đối rõ nét, nhất là vấn đề định giá, nhưng dự thảo này bỏ hết về vấn đề định giá. “Đấu giá mà không định giá thì tôi không hiểu như thế nào. Tôi nghĩ đây là tài sản quốc gia, tài sản của toàn dân, nhà nước đại diện quyền sở hữu và Quốc hội là đại biểu của nhân dân, cho nên trong luật này phải quy định những điều cần thiết tối thiểu”, ông Khải nói.
Còn theo đại biểu Trần Đình Nhã, trong vòng vài ba năm tới chắc Bộ Tài nguyên và Môi trường cùng chính quyền địa phương chưa khoanh định được nơi nào có thể đấu giá. Nên tình trạng như hiện nay vẫn kéo dài, tức là vẫn cấp phép và cấp phép thì cấp phép tràn lan, thậm chí cấp phép có tiêu cực, rồi phân chia lợi ích thì không công bằng.
Đa số đại biểu Quốc hội đề nghị có sự phân biệt rạch ròi giữa thăm dò và khai thác. Khi đơn vị thăm dò đủ điều kiện và có nhu cầu tham gia khai thác thì cũng phải thực hiện những quy định về đấu giá khai thác quy định trong luật này, còn bản thân thăm dò được quyền ưu tiên nhưng không thể đương nhiên được khai thác.
Cũng tại phiên thảo luận chiều nay, nội dung khiến đa số đại biểu băn khoăn là quyền lợi của địa phương và người dân nơi có họat động khoáng sản. Nhiều đại biểu cho rằng quy định về nội dung này còn quá chung chung, chưa thỏa đáng.
Đại biểu Trần Thị Quốc Khánh đề nghị bổ sung quy định, địa phương và người dân ở nơi có khoáng sản có các quyền được tham gia vào quá trình khai thác dịch vụ có liên quan; được bồi thường hỗ trợ, hưởng lợi từ khoáng sản theo quy định của Nhà nước và được quyền yêu cầu các cơ quan tổ chức thay mặt mình giám sát hoạt động khai thác khoáng sản.
Cụ thể hơn, đại biểu Trương Xuân Quý đề nghị phải quy định phần trăm khoản thu từ hoạt động khoáng sản được điều tiết cho địa phương và người dân.
Tuy nhiên, vị đại biểu này vẫn lo lắng vì dù có quy định như vậy thì khâu khai thác không gắn với chế biến nên rất dễ doanh nghiệp khai thác chuyển lợi nhuận của mình qua doanh nghiệp chế biến thông qua việc bán rẻ quặng sau khai thác cho một doanh nghiệp, đôi khi doanh nghiệp ấy lại không đóng ở trên địa bàn đó.