Đón đọc Tạp chí Kinh tế Việt Nam số đặc biệt Xuân Nhâm dần 2022 - Ảnh 1
Đón đọc Tạp chí Kinh tế Việt Nam số đặc biệt Xuân Nhâm dần 2022 - Ảnh 2
Đón đọc Tạp chí Kinh tế Việt Nam số đặc biệt Xuân Nhâm dần 2022 - Ảnh 3

- Xuân này vững một niềm tin. Đông qua, Tết đến, Xuân về, theo đúng vòng quay thời gian đã được tạo hóa lập trình. Đất nước lại vào Xuân, thêm một mùa Xuân mới, với biết bao ước mong, hy vọng, dẫu vẫn canh cánh bên lòng một nỗi lo về ẩn họa khôn lường từ các loại biến thể mới của virus SARS-CoV-2. (Nguyễn Quốc Uy).

- “Dĩ bất biến, ứng vạn biến”. “Dĩ bất biến, ứng vạn biến” không chỉ là lời căn dặn mà là một triết lý hành động, một phương châm cách mạng xuyên suốt và nhất quán được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta thực hiện trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Với triết lý hành động này, năm 2021, khi được Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó nhiệm vụ điều hành Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã vận dụng lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng cả nước chung tay, đồng lòng đẩy lùi dịch bệnh Covid -19, đảm bảo an sinh xã hội, phát triển kinh tế. 200 ngày đầu tiên trong nhiệm kỳ của mình, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã để lại nhiều dấu ấn đậm nét trên cương vị mới. (Việt Hoàng)

- Nhận diện tăng trưởng kinh tế. Tăng trưởng kinh tế là vấn đề lớn nhất của năm 2021 và cả năm 2022. Vấn đề này do vậy cần được nhận diện kỹ, bởi nó có liên quan đến hàng loạt các vấn đề khác, từ lạm phát, cán cân thanh toán đến thất nghiệp, môi trường... (Dương Ngọc).

Đón đọc Tạp chí Kinh tế Việt Nam số đặc biệt Xuân Nhâm dần 2022 - Ảnh 4

- Nhiệm vụ chiến lược mới từ tầm vóc và vị thế mới. Mục tiêu cao nhất của đối ngoại là phải tích cực đóng góp xứng đáng vào việc thực hiện thắng lợi ba mục tiêu phát triển chiến lược đến năm 2025, 2030 và 2045 của đất nước. Yêu cầu đặt ra cho công tác đối ngoại và ngành ngoại giao là “cao hơn về chất lượng hiệu quả, sâu rộng hơn về lĩnh vực và lực lượng tham gia, đồng bộ chặt chẽ hơn về phối hợp, chủ động tích cực hơn trong triển khai”. Phỏng vấn Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn. (Nguyễn Tuyến).

- Vực dậy khu vực doanh nghiệp đang chịu nhiều tổn thương. Sau hai năm chống chọi với đại dịch Covid-19, sức chống chịu của doanh nghiệp đã bị bào mòn. Trong khi đó, chuỗi cung ứng chưa khôi phục hoàn toàn, giá cả nguyên vật liệu tăng cao, việc triển khai chính sách còn cứng nhắc. Vì vậy, làm thế nào để “vực dậy khu vực doanh nghiệp với rất nhiều tổn thương một cách sớm nhất – hiệu quả nhất” luôn là nỗi niềm trăn trở của người đứng đầu ngành Kế hoạch và Đầu tư. Phỏng vấn ông Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư. (An An).

- Áp lực thu ngân sách 2022. Nhiều người đặt câu hỏi tại sao năm 2021, ngành tài chính giành thắng lợi khi thu ngân sách nhà nước vượt dự toán 16,4% và tăng 3,7% so với năm ngoái, bất chấp tăng trưởng kinh tế chỉ đạt 2,58%. Nhưng theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc, nội lực của nền kinh tế thể hiện qua chỉ tiêu thu thuế, phí nội địa từ hoạt động sản xuất kinh doanh vượt 14,5% dự toán và tăng 11,3% so với năm ngoái. Điều này thể hiện sức sống mạnh mẽ của nền kinh tế. Trong bối cảnh rủi ro từ đại dịch Covid–19 chưa chấm dứt, kinh tế trì trệ, để thực hiện nhiệm vụ tài chính, ngân sách nhà nước, Bộ Tài chính đề ra 8 nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2022. (Ánh Tuyết).

- Ngành ICT 2022 và lời hứa của Bộ trưởng. Lời đáp từ với câu kết: “Năm sau, vào ngày này, Thủ tướng đến đây mà không nhìn thấy sự phát triển của lĩnh vực công nghệ số, các sản phẩm do những doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam làm ra, giúp cho người dân hạnh phúc, đất nước phát triển, tôi xin phép từ chức” của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng đã gây chấn động tại một diễn đàn về doanh nghiệp công nghệ số đầu tháng 12/2021. Bởi lời hứa “nặng ký” đó đã mở ra một kỳ vọng về ngành công nghệ thông tin – truyền thông (ICT) năm 2022 mà từ đây rất có thể sẽ tạo ra một tiền lệ mới - tiền lệ “cam kết thay đổi và nhận trách nhiệm”. (Mạnh Chung).

- Chuyển đổi từ nông nghiệp nâu sang nông nghiệp xanh. Giờ đây, không phải sản xuất quyết định tiêu dùng, mà là tiêu dùng quyết định sản xuất. Theo Bộ trưởng Lê Minh Hoan, chúng ta đang chuyển đổi từ nền nông nghiệp nâu, tức là nền nông nghiệp sử dụng nhiều đầu vào, thâm dụng tài nguyên, đất đai, lao động… sang nền nông nghiệp ứng dụng nhiều khoa học công nghệ, tri thức”. Phỏng vấn ông Lê Minh Hoan, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. (Chu Khôi).

- Nỗ lực duy trì giao thông thông suốt. Nhiệm kỳ 2021 – 2025, Bộ Giao thông vận tải được ưu tiên nguồn lực “khủng” nhằm tạo đột phá về hạ tầng giao thông lên tới 420.000 tỷ đồng do nhận thêm “trọng trách” từ Chương trình phục hồi kinh tế. Đứng trước áp lực về thời gian và những thách thức chưa từng có, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thể khẳng định, Bộ sẽ mạnh tay thu hồi vốn, cắt chuyển khối lượng, thậm chí điều chuyển cán bộ nếu trì trệ kéo dài; đặc biệt “thời gian có thể rút ngắn, nhưng chất lượng thì không”. Phỏng vấn Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thể. (Phùng Tuyết).

- Tiếp tục hoàn thiện thể chế, pháp luật ngành xây dựng. Năm 2022, ngành xây dựng phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất xây dựng 4,96-5,56%; diện tích nhà ở bình quân cả nước là 25,5 m2/người; tỷ lệ đô thị hóa toàn quốc đạt 41,5-42%... Để đạt được những mục tiêu tích cực đó, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị cho biết phải tiếp tục hoàn thiện thể chế, pháp luật ngành xây dựng nhằm tạo môi trường thông thoáng, thuận lợi cho hoạt động của cả doanh nghiệp và người dân. Phỏng vấn Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị. (Phan Nam).

- Ngành ngân hàng cần một bộ luật về nợ xấu. Năm 2021, Ngân hàng Nhà nước khá thành công trong việc hỗ trợ kiểm soát lạm phát và tăng trưởng theo mục tiêu của Chính phủ. Năm 2022, các chuyên gia nhận định đại dịch Covid – 19 vẫn là tác nhân lớn nhất cản trở quá trình phục hồi kinh tế. Trong khi đó, dư địa chính sách tiền tệ không còn nhiều, nợ xấu lên tới 8,2%, sức chống đỡ của doanh nghiệp kiệt quệ, đã đặt ra rất nhiều thách thức đối với điều hành của Ngân hàng Nhà nước. Phỏng vấn ông Đào Minh Tú, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước. (Đào Hưng).

- 2022: Tập trung xây dựng chiến lược và nâng tầm thị trường chứng khoán. Trong chiến lược phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam đến năm 2030, một trong những chiến lược quan trọng nhất được Bộ Tài chính và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xác định đó là chủ động hội nhập với thị trường chứng khoán thế giới với mục tiêu trở thành một trong bốn thị trường chứng khoán lớn của khu vực ASEAN. Mục tiêu này thể hiện quyết tâm rất lớn trong việc nâng tầm vị thế thị trường chứng khoán Việt Nam, đòi hỏi một hệ thống các giải pháp mang tính chiến lược và đồng bộ của cơ quan xây dựng chính sách và quản lý thị trường. Phỏng vấn ông Nguyễn Đức Chi, Thứ trưởng Bộ Tài chính. (Ngọc Tân).

Đón đọc Tạp chí Kinh tế Việt Nam số đặc biệt Xuân Nhâm dần 2022 - Ảnh 5

- Hải Dương – Thích ứng linh hoạt, tăng trưởng bứt phá. Phỏng vấn ông  Phạm Xuân Thăng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương. (Lý Hà).

- Quảng Nam chủ động xây dựng kế hoạch phục hồi và tăng trưởng kinh tế. Phỏng vấn ông Hồ Quang Bửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam. (Ngô Anh Văn).

- Kinh tế TP.HCM năm 2021: Bức tranh toàn cảnh giữa mùa Covid-19. (Xuân Thái).

- Dù tăng trưởng bứt phá 7,5%, lạm phát chưa phá rào. (PGS.TS. Đinh Trọng Thịnh, Học viện Tài chính).

- Thấy gì từ kỷ lục xuất nhập khẩu 2021. (Nguyễn Duy Nghĩa).

- Những kinh nghiệm ứng phó Covid-19 tại Anh và bài học cho Việt Nam. (TS. David Gray - TS. Quách Mạnh Hào, Chương trình nghiên cứu kinh tế và chính sách Việt Nam - Vương quốc Anh, Đại học Lincoln, Vương quốc Anh).

Đón đọc Tạp chí Kinh tế Việt Nam số đặc biệt Xuân Nhâm dần 2022 - Ảnh 6

- Việt Nam sẽ một lần nữa vươn lên trở thành con hổ châu Á. Phỏng vấn ông Jacques Morisset, Chuyên gia kinh tế trưởng của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam về triển vọng tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam trong năm 2022. (Anh Nhi).

- Đưa nền kinh tế quay trở lại quỹ đạo tăng trưởng. (Khánh Vy).

- Thể chế là nguồn lực lớn nhất cho phát triển doanh nghiệp. Phỏng vấn ông Phạm Tấn Công, Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam về những bước đi quan trọng trong thời gian tới nhằm xây dựng một cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam vững mạnh. (Vũ Khuê).

- Không “gục ngã” trước Covid-19, thu hút FDI 2021 vẫn bật tăng. (TS. Phan Hữu Thắng, Nguyên Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư).

- Tính toán kỹ khả năng hấp thụ gói hỗ trợ. (Trâm Anh).

- Doanh nhân Đỗ Cao Bảo: Kinh tế số là tương lai của Việt Nam. Phỏng vấn ông Đỗ Cao Bảo, thành viên Hội đồng Quản trị, một trong những thành viên sáng lập Tập đoàn FPT. (Mạnh Chung).

- Ngành du lịch không bó tay chờ “Bão dịch” đi qua. (Hoàng Việt).

Đón đọc Tạp chí Kinh tế Việt Nam số đặc biệt Xuân Nhâm dần 2022 - Ảnh 7

- Đường gập ghềnh… nhưng vẫn có cơ hội. Phỏng vấn ông Phan Đức Hiếu, Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội. (Ngân Hà).

- Cả đời gắn bó với cây mía, giúp dân thoát nghèo làm giàu. Trò chuyện với Anh hùng lao động Lê Văn Tam, nguyên Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Mía đường Lam Sơn, Thanh Hóa. (Hoàng Việt).

- Vượt bao trắc trở, chuyến Metro chở mùa xuân về. (Ánh Tuyết – Đặng Hương).

- Chuyện của tỷ phú nông dân với khát vọng trồng “vàng”. (Minh Nguyệt).

- Khi trở lại “đường băng”, du lịch sẽ phục hồi rất nhanh. Trò chuyện cùng ông Phạm Văn Hiến, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Tập đoàn Anam. (Phương Thảo).

- Giữ mãi tinh thần khởi nghiệp. (Lưu Hà).

- Niềm tin khi bước vào năm mới. Các nhà đầu tư nước ngoài đã có những dự báo tích cực về triển vọng phục hồi kinh tế Việt Nam trong năm 2022, nhưng vẫn còn nhiều thách thức mà Việt Nam cần phải vượt qua. (Hồng Nhung - Phương Hoa).

- Bức tranh doanh nghiệp TP.HCM thêm nhiều gam màu sáng. (Ngân Hà).

Đón đọc Tạp chí Kinh tế Việt Nam số đặc biệt Xuân Nhâm dần 2022 - Ảnh 8

- Kinh tế và thị trường chứng khoán Việt Nam. (Quách Mạnh Hào - Võ Minh Chiến).

- Bật champagne ăn mừng cùng chứng khoán. (Kiều Linh).

- Chứng khoán 2022 - 5 điều kỳ vọng và 3 điều cần theo dõi. (Đỗ Thị Hồng Vân).

- Thị trường chứng khoán 2022 sau giai đoạn “tạm ứng trước”. (TS. Võ Đình Trí, trường ĐH Kinh tế TP.HCM, IPAG Business School (Paris) và AVSE Global).

- Viễn cảnh tươi sáng cho thị trường chứng khoán năm 2022. (Kiều Linh – Đào Hưng).

- “Chữa bệnh” cho kênh trái phiếu doanh nghiệp. (Hồng Lĩnh).

Đón đọc Tạp chí Kinh tế Việt Nam số đặc biệt Xuân Nhâm dần 2022 - Ảnh 9

- “Cửa sáng” cho những thương vụ M&A ngân hàng. (Đào Vũ).

- “Hôn nhân” giữa ngân hàng và Fintech. (Vũ Phong).

- Thị trường vàng năm 2021. (Kiều Oanh).

- Nỗ lực tạo chuẩn mực mới trong ngành phân tích dữ liệu. (Ánh Tuyết).

Đón đọc Tạp chí Kinh tế Việt Nam số đặc biệt Xuân Nhâm dần 2022 - Ảnh 10

- Thị trường bất động sản 2021: Nóng và lạnh. (Huyền Ngân).

- Sửa Luật Đất đai: Tạo đột phá, sử dụng hiệu quả nguồn lực. (Nhĩ Anh).

- Thói quen chọn mua nhà thay đổi theo đại dịch. (Nam Huyền).

- Thị trường nhà đất 2022: chưa thoát áp lực tăng giá. (Phan Nam).

- Một năm khó khăn kép với nhà thầu xây dựng. (Phan Dương).

Đón đọc Tạp chí Kinh tế Việt Nam số đặc biệt Xuân Nhâm dần 2022 - Ảnh 11

- Đổi mới sáng tạo động lực tăng trưởng mới. (Đỗ Phong).

- Tăng tốc hành trình chuyển đổi số quốc gia. (Nhĩ Anh).

- Giới công nghệ nói về xu hướng công nghệ năm 2022. (Mạnh Chung).

- Viettel có mạo hiểm với cuộc chơi mới? (Thủy Diệu).

- Startup Việt một năm bùng nổ gọi vốn. (Thu Hoàng).

- Lao động có kỹ năng. (Thu Hằng).

- Smartphone nào sẽ lên ngôi trong năm 2022? (Hồng Vinh).

Đón đọc Tạp chí Kinh tế Việt Nam số đặc biệt Xuân Nhâm dần 2022 - Ảnh 12

- Vượt khó khăn chồng chất, hàng không Việt sẵn sàng cho phục hồi. (Ánh Tuyết).

- Vaccine Nanocovax: Nhiều điều chưa kể. (Hà Lê).

- Sức mạnh văn hóa tạo cơ hội cho “Cá chép vượt vũ môn hóa Rồng”. (Vũ Khuê).

- Xúc tiến thương mại trực tuyến giúp xuất khẩu tăng trưởng. (Hương Loan).

- Chuyện của những doanh nghiệp dệt may đi qua “bão” Covid. (Song Hà).

- Nông nghiệp “Ngôi nhà” an toàn của người Việt. (Hoàng Việt).

-“Vượt bão Covid-19”, ngành thép lập “kỳ tích” xuất khẩu. (Mạnh Đức).

- Năng lượng tái tạo: Xu hướng áp đảo trong tương lai. (Nguyễn Mạnh).

Đón đọc Tạp chí Kinh tế Việt Nam số đặc biệt Xuân Nhâm dần 2022 - Ảnh 13

- Mang tiền về cho mẹ. (Trần Lê Minh).

- Chàng trai đam mê “phục sinh” trang phục cổ. (Tuệ Mỹ).

- Nghệ nhân miệt mài dệt lụa tơ sen. (Tường Bách).

- Săn tìm “dấu vết” chó Hổ ở... Hà Nội. (Chương Phượng).

- Qua bao “cơn bão dịch”, cây lại xanh tươi, kết trái. (Hoàng Việt – Đức Long).

- Nhớ món bún cá dân dã, đậm đà vị quê. (Minh Hiếu).

- Đón Tết Khmer Nam Bộ: chậm rãi dưới những mái chùa. (Quảng Tuệ).

- Bản Hua Tạt còn giữ lại những nếp cổ truyền. (Chu Khôi).

VnEconomy 31/01/2022 08:20