Đơn hàng lớn chưa từng có trong lịch sử Boeing
Hãng hàng không Lion Air của Indonesia vừa ký một thỏa thuận mua máy bay trị giá 21,7 tỷ USD với Boeing
Kỷ lục đơn hàng 18 tỷ USD mà Boeing nhận được từ Dubai chỉ tồn tại có 4 ngày, vì hãng hàng không Lion Air của Indonesia vừa ký một thỏa thuận mua máy bay trị giá 21,7 tỷ USD với tập đoàn Mỹ này.
Tờ Wall Street Journal cho biết, đây là đơn hàng mua máy bay phản lực thương mại lớn chưa từng có trong lịch sử Boeing. Hãng Lion Air, có trụ sở tại Jakarta, Indonesia đã ký cam kết mua 201 máy bay Boeing 737 MAX loại một lối đi và 29 chiếc Boeing 737 tầm xa.
Đợt đặt hàng 230 máy bay này có tổng giá trị 21,7 tỷ USD tính theo giá máy bay niêm yết. Trên thực tế, các hãng hàng không thường đàm phán để có mức giá mềm hơn cho các đơn đặt hàng lớn.
Thỏa thuận cũng bao gồm quyền chọn cho Lion Air mua thêm 150 máy bay trị giá 14 tỷ USD nữa.
Thỏa thuận kỷ lục này được Nhà Trắng công bố ngày hôm nay, 18/11, trong khuôn khổ chuyến thăm Indonesia của Tổng thống Mỹ Barack Obama. Không chỉ lập kỷ lục về giá trị, đơn hàng này còn đánh dấu kỷ lục về số lượng máy bay được mua của Boeing.
Đáng chú ý, thỏa thuận được ký kết sau khi Hiệp hội Giao thông hàng không Mỹ (ATA) phát đơn kiện Ngân hàng Xuất nhập khẩu Mỹ, cơ quan thường hỗ trợ tài chính cho các đơn hàng đặt mua máy bay Boeing của các hãng hàng không nước ngoài, trong đó có hãng Lion Air.
Đơn kiện này tìm cách ngăn chặn Ngân hàng Xuất nhập khẩu Mỹ cấp khoản tín dụng trị giá nhiều tỷ USD cho hãng hàng không Air India của Ấn Độ để hãng này mua máy bay Boeing.
Theo ATA, việc Ngân hàng Xuất nhập khẩu Mỹ hỗ trợ tài chính cho các nhà bay nước ngoài đã bóp méo hoạt động cạnh tranh của thị trường hàng không toàn cầu, gây bất lợi cho các hãng hàng không Mỹ.
Theo một quan chức của Ngân hàng Xuất nhập khẩu Mỹ, Lion Air không đề nghị ngân hàng này hỗ trợ tài chính cho thỏa thuận kỷ lục vừa ký kết với Boeing, nhưng trong những đợt mua máy bay trước của Lion Air, ngân hàng này đã cam kết khoản vốn vay 2 tỷ USD.
Cũng trong khuôn khổ chuyến công du đang diễn ra của Tổng thống Obama tới các nước châu Á-Thái Bình Dương, các công ty Mỹ đã ký kết được các thỏa thuận thương mại với tổng trị giá hơn 25 tỷ USD.
Giới quan sát kỳ vọng, trong ngày thứ Sáu này, cuộc hội đàm của ông Obama tại Indonesia với các nhà lãnh đạo một số nước Đông Á sẽ giúp Boeing bán được thêm máy bay.
Thỏa thuận giữa Boeing với Lion Air được đánh giá là có ý nghĩa chính trị tích cực đối với ông Obama, khi mà áp lực tạo việc làm cho người dân đang gia tăng đối với vị Tổng thống này.
Ông Obama đã nói rõ, mục tiêu hàng đầu trong chuyến thăm châu Á-Thái Bình Dương lần này của ông là tăng xuất khẩu cho nước Mỹ. Theo Nhà Trắng, các thỏa thuận đã đạt được trong chuyến thăm sẽ giúp hỗ trợ khoảng 127.000 việc làm cho người Mỹ.
“Vận đỏ” có vẻ đang đến với Boeing. Cách đây vài ngày, hãng hàng không Emirates Airline của Dubai cũng đã đặt mua 50 máy bay 777 thân rộng trị giá 18 tỷ USD của hãng này.
Nhà Trắng cho biết, ngoài thỏa thuận với Lion Air, Boeing còn chuẩn bị ký một hợp đồng trị giá 2,4 tỷ USD với Singapore Airlines.
Tờ Wall Street Journal cho biết, đây là đơn hàng mua máy bay phản lực thương mại lớn chưa từng có trong lịch sử Boeing. Hãng Lion Air, có trụ sở tại Jakarta, Indonesia đã ký cam kết mua 201 máy bay Boeing 737 MAX loại một lối đi và 29 chiếc Boeing 737 tầm xa.
Đợt đặt hàng 230 máy bay này có tổng giá trị 21,7 tỷ USD tính theo giá máy bay niêm yết. Trên thực tế, các hãng hàng không thường đàm phán để có mức giá mềm hơn cho các đơn đặt hàng lớn.
Thỏa thuận cũng bao gồm quyền chọn cho Lion Air mua thêm 150 máy bay trị giá 14 tỷ USD nữa.
Thỏa thuận kỷ lục này được Nhà Trắng công bố ngày hôm nay, 18/11, trong khuôn khổ chuyến thăm Indonesia của Tổng thống Mỹ Barack Obama. Không chỉ lập kỷ lục về giá trị, đơn hàng này còn đánh dấu kỷ lục về số lượng máy bay được mua của Boeing.
Đáng chú ý, thỏa thuận được ký kết sau khi Hiệp hội Giao thông hàng không Mỹ (ATA) phát đơn kiện Ngân hàng Xuất nhập khẩu Mỹ, cơ quan thường hỗ trợ tài chính cho các đơn hàng đặt mua máy bay Boeing của các hãng hàng không nước ngoài, trong đó có hãng Lion Air.
Đơn kiện này tìm cách ngăn chặn Ngân hàng Xuất nhập khẩu Mỹ cấp khoản tín dụng trị giá nhiều tỷ USD cho hãng hàng không Air India của Ấn Độ để hãng này mua máy bay Boeing.
Theo ATA, việc Ngân hàng Xuất nhập khẩu Mỹ hỗ trợ tài chính cho các nhà bay nước ngoài đã bóp méo hoạt động cạnh tranh của thị trường hàng không toàn cầu, gây bất lợi cho các hãng hàng không Mỹ.
Theo một quan chức của Ngân hàng Xuất nhập khẩu Mỹ, Lion Air không đề nghị ngân hàng này hỗ trợ tài chính cho thỏa thuận kỷ lục vừa ký kết với Boeing, nhưng trong những đợt mua máy bay trước của Lion Air, ngân hàng này đã cam kết khoản vốn vay 2 tỷ USD.
Cũng trong khuôn khổ chuyến công du đang diễn ra của Tổng thống Obama tới các nước châu Á-Thái Bình Dương, các công ty Mỹ đã ký kết được các thỏa thuận thương mại với tổng trị giá hơn 25 tỷ USD.
Giới quan sát kỳ vọng, trong ngày thứ Sáu này, cuộc hội đàm của ông Obama tại Indonesia với các nhà lãnh đạo một số nước Đông Á sẽ giúp Boeing bán được thêm máy bay.
Thỏa thuận giữa Boeing với Lion Air được đánh giá là có ý nghĩa chính trị tích cực đối với ông Obama, khi mà áp lực tạo việc làm cho người dân đang gia tăng đối với vị Tổng thống này.
Ông Obama đã nói rõ, mục tiêu hàng đầu trong chuyến thăm châu Á-Thái Bình Dương lần này của ông là tăng xuất khẩu cho nước Mỹ. Theo Nhà Trắng, các thỏa thuận đã đạt được trong chuyến thăm sẽ giúp hỗ trợ khoảng 127.000 việc làm cho người Mỹ.
“Vận đỏ” có vẻ đang đến với Boeing. Cách đây vài ngày, hãng hàng không Emirates Airline của Dubai cũng đã đặt mua 50 máy bay 777 thân rộng trị giá 18 tỷ USD của hãng này.
Nhà Trắng cho biết, ngoài thỏa thuận với Lion Air, Boeing còn chuẩn bị ký một hợp đồng trị giá 2,4 tỷ USD với Singapore Airlines.