Gian lận trong kinh doanh xăng dầu: Cơ quan quản lý nói gì?
Mức xử phạt cao nhất đối với các đơn vị kinh doanh xăng dầu không đảm bảo chất lượng có thể là rút giấy phép
Mới đây, Sở Khoa học Công nghệ Tp.HCM đã công bố danh sách 11 doanh nghiệp bán xăng kém chất lượng.
Kết quả đợt kiểm tra đột xuất tại 55 cửa hàng bán lẻ xăng dầu ở Tp.HCM, trong thời gian kéo dài từ ngày 27/9 đến 16/11 cho thấy, có 16/32 mẫu xăng được đưa đi thử nghiệm không đạt chất lượng so với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia. Đáng lưu ý, kiểm tra 16 mẫu xăng A92 thì có đến 11 mẫu không đạt chất lượng; tương tự 10 mẫu xăng A95 thì có tới một nửa số mẫu không đạt chất lượng.
Tại hội nghị giao ban trực tuyến do Bộ Công Thương tổ chức sáng 5/12, trước yêu cầu thông tin thêm về vấn đề này của người đứng đầu Bộ Công Thương, bà Đàm Thị Huyền, Phó tổng giám đốc Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) cho biết: Petrolimex không kinh doanh mặt hàng xăng A83 nên trong các cửa hàng bị kiểm tra, chỉ có duy nhất một đơn vị thuộc Petrolimex bị phát hiện có gian lận. Nhưng đơn vị này thừa nhận là đã nhập hàng từ nơi khác để pha trộn thêm vào.
Bà Huyền còn cho biết thêm hiện ở Việt Nam, xăng A83 đã không còn được lưu hành trên thị trường, nhưng mặt hàng này vẫn được sản xuất tại phía Nam. Do đó, rất khó có thể khẳng định người tiêu dùng có bị xâm hại vì các doanh nghiệp tự ý pha trộn các loại xăng để hưởng chênh lệch về giá hay không.
Tuy nhiên, theo bà Huyền việc xăng A92 bị pha trộn thêm xăng A83 chủ yếu xảy ra ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và Tp.HCM vì với mức chênh lệch chỉ 500 đồng/lít so với xăng A92, cộng thêm chi phí vận chuyển thì khi chuyển ra các tỉnh phía Bắc sẽ không có lợi.
Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Cẩm Tú, trong trường hợp này, nếu doanh nghiệp bán xăng dầu kém chất lượng lấy từ một đầu mối, thì doanh nghiệp đầu mối đó sẽ phải chịu trách nhiệm.
Còn nếu đại lý lấy xăng dầu lấy hàng từ nhiều đầu mối và pha trộn vào nhau thì đơn vị đó đã vi phạm cả về điều kiện kinh doanh (theo quy định các đại lý xăng dầu chỉ được phân phối sản phẩm của một doanh nghiệp đầu mối) và chất lượng sản phẩm.
“Đối với các trường hợp gian lận thương mại nêu trên phải kiên quyết xử lý. Mức cao nhất có thể là rút giấy phép kinh doanh”, Thứ trưởng Tú nói.
Cũng theo ông Tú, mặc dù, Bộ Công Thương đã nhiều lần kiến nghị ngừng sản xuất A83 nhưng ở Việt Nam mỗi năm vẫn có tới cả trăm nghìn tấn xăng A83 được sản xuất.
Do đó, để ngăn chặn tình trạng gian lận thương mại, Bộ Công Thương đề nghị các sở, ban ngành cần tăng cường phối hợp kiểm tra hệ thống phân phối xăng dầu. Thậm chí, các doanh nghiệp đầu mối cũng cần phải tự kiểm tra hệ thống của mình để tránh những hành vi gian lận của đại lý đối với người tiêu dùng.
Trên thực tế, “vào ngày 2/12, Sở Công Thương Tp.HCM đã mời các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu họp và đã chỉ đạo các doanh nghiệp đầu mối kiểm tra nghiêm các đại lý của mình. Trong trường hợp doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu nào vi phạm, Sở sẽ rút giấy phép kinh doanh trong 6 tháng”, ông Huỳnh Khánh Hiệp, Phó giám đốc Sở Công Thương Tp.HCM cho hay.
Kết quả đợt kiểm tra đột xuất tại 55 cửa hàng bán lẻ xăng dầu ở Tp.HCM, trong thời gian kéo dài từ ngày 27/9 đến 16/11 cho thấy, có 16/32 mẫu xăng được đưa đi thử nghiệm không đạt chất lượng so với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia. Đáng lưu ý, kiểm tra 16 mẫu xăng A92 thì có đến 11 mẫu không đạt chất lượng; tương tự 10 mẫu xăng A95 thì có tới một nửa số mẫu không đạt chất lượng.
Tại hội nghị giao ban trực tuyến do Bộ Công Thương tổ chức sáng 5/12, trước yêu cầu thông tin thêm về vấn đề này của người đứng đầu Bộ Công Thương, bà Đàm Thị Huyền, Phó tổng giám đốc Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) cho biết: Petrolimex không kinh doanh mặt hàng xăng A83 nên trong các cửa hàng bị kiểm tra, chỉ có duy nhất một đơn vị thuộc Petrolimex bị phát hiện có gian lận. Nhưng đơn vị này thừa nhận là đã nhập hàng từ nơi khác để pha trộn thêm vào.
Bà Huyền còn cho biết thêm hiện ở Việt Nam, xăng A83 đã không còn được lưu hành trên thị trường, nhưng mặt hàng này vẫn được sản xuất tại phía Nam. Do đó, rất khó có thể khẳng định người tiêu dùng có bị xâm hại vì các doanh nghiệp tự ý pha trộn các loại xăng để hưởng chênh lệch về giá hay không.
Tuy nhiên, theo bà Huyền việc xăng A92 bị pha trộn thêm xăng A83 chủ yếu xảy ra ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và Tp.HCM vì với mức chênh lệch chỉ 500 đồng/lít so với xăng A92, cộng thêm chi phí vận chuyển thì khi chuyển ra các tỉnh phía Bắc sẽ không có lợi.
Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Cẩm Tú, trong trường hợp này, nếu doanh nghiệp bán xăng dầu kém chất lượng lấy từ một đầu mối, thì doanh nghiệp đầu mối đó sẽ phải chịu trách nhiệm.
Còn nếu đại lý lấy xăng dầu lấy hàng từ nhiều đầu mối và pha trộn vào nhau thì đơn vị đó đã vi phạm cả về điều kiện kinh doanh (theo quy định các đại lý xăng dầu chỉ được phân phối sản phẩm của một doanh nghiệp đầu mối) và chất lượng sản phẩm.
“Đối với các trường hợp gian lận thương mại nêu trên phải kiên quyết xử lý. Mức cao nhất có thể là rút giấy phép kinh doanh”, Thứ trưởng Tú nói.
Cũng theo ông Tú, mặc dù, Bộ Công Thương đã nhiều lần kiến nghị ngừng sản xuất A83 nhưng ở Việt Nam mỗi năm vẫn có tới cả trăm nghìn tấn xăng A83 được sản xuất.
Do đó, để ngăn chặn tình trạng gian lận thương mại, Bộ Công Thương đề nghị các sở, ban ngành cần tăng cường phối hợp kiểm tra hệ thống phân phối xăng dầu. Thậm chí, các doanh nghiệp đầu mối cũng cần phải tự kiểm tra hệ thống của mình để tránh những hành vi gian lận của đại lý đối với người tiêu dùng.
Trên thực tế, “vào ngày 2/12, Sở Công Thương Tp.HCM đã mời các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu họp và đã chỉ đạo các doanh nghiệp đầu mối kiểm tra nghiêm các đại lý của mình. Trong trường hợp doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu nào vi phạm, Sở sẽ rút giấy phép kinh doanh trong 6 tháng”, ông Huỳnh Khánh Hiệp, Phó giám đốc Sở Công Thương Tp.HCM cho hay.