Hàng loạt doanh nghiệp muốn rót vốn vào các sân bay
Hiện đã có hơn 10 doanh nghiệp bày tỏ muốn được trở thành nhà đầu tư của các dự án trong lĩnh vực hàng không
Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) vừa báo cáo Bộ Giao thông Vận tải tình hình triển khai thực hiện các dự án xã hội hóa đầu tư kết cấu hạ tầng hàng không.
Theo đó, trên cơ sở chủ trương của Bộ Giao thông Vận tải về việc huy động nguồn lực ngoài ngân sách cho các công trình hạ tầng hàng không, hiện đã có hơn 10 doanh nghiệp bày tỏ muốn được trở thành nhà đầu tư của các dự án trong lĩnh vực hàng không mà Bộ đang kêu gọi đầu tư.
Một trong những dự án nhận được nhiều sự quan tâm nhất là dự án xây dựng ga hành khách quốc tế của sân bay Cam Ranh (Khánh Hòa) với tổng mức đầu tư khoảng 2.000 tỷ đồng.
Tuy nhiên, điều kiện để các doanh nghiệp trở thành nhà đầu tư dự án này lại được cho là khá chặt chẽ khi doanh nghiệp sẽ phải chồng đủ số tiền đầu tư cho dự án trong vòng 3 tháng kể từ ngày đạt được thỏa thuận góp vốn. Ngoài ra, sau khi hoàn vốn, các nhà đầu tư phải chuyển nhượng lại cổ phần cho ACV với giá 0 đồng.
Theo ACV, mặc dù điều kiện khá ngặt nghèo như vậy nhưng đến giữa tháng 9/2015, đã có 6 trong số 8 doanh nghiệp/liên danh các nhà đầu tư gửi hồ sơ về ACV sau khi đã ngỏ lời đăng ký tham gia trước đó. Trong số này có rất nhiều cái tên quen thuộc với ngành hàng không như Công ty Xuất nhập khẩu Liên Thái Bình Dương của ông Johnathan Hạnh Nguyễn hay liên danh của Hãng hàng không Vietjet Air - Ngân hàng HDBank.
Bên cạnh đó là một số công ty lớn từng tham nhiều dự án BOT giao thông như Công ty Yên Khánh, Đầu tư Xây lắp dầu khí IMICO…
Trước đó, liên danh hai nhà đầu tư gồm Công ty Cổ phần Việt Xuân Mới và Công ty Cổ phần tập đoàn Đức Bình cũng đã có đề xuất lên Bộ Giao thông Vận tải xin đầu tư dự án xây dựng nhà ga hành khách quốc tế cảng hàng không quốc tế Cam Ranh (Khánh Hòa) theo hình thức BOT.
Dự án thứ hai nhận được nhiều sự quan tâm của các nhà đầu là dự án nhà để xe ga quốc nội sân bay Tân Sơn Nhất. Hiện cũng có tới 3 doanh nghiệp sẵn sàng tham gia làm cổ đông trong đề án lập công ty cổ phần mà ACV sẽ góp 20% vốn.
Danh sách các nhà đầu tư góp vốn gồm Tổng cồng ty 319 - Bộ Quốc phòng, Công ty Hạ tầng Đông Á và Công ty CP Đầu tư Vina – Invest. Công trình nhà để xe 5 tầng này dự kiến có mức đầu tư gần 460 tỷ đồng. Các nhà đầu tư sẽ có 12 năm 9 tháng để hoàn vốn rồi chuyển giao lại cho ACV với giá 0 đồng.
Dự án ga hàng hóa sân bay Cát Bi cũng đang nhận được sự quan tâm của khá nhiều nhà đầu tư. Hồi giữa năm nay, cả Hãng hàng không Vietjet Air và Công ty Cổ phần Khoáng sản Hợp Thành cũng đều muốn triển khai độc lập. Tuy nhiên, mới đây hai doanh nghiệp lại ngỏ ý muốn được bắt tay cùng thực hiện.
Ngoài ra, dự án nhà để xe ôtô T2 Nội Bài cũng đang được các doanh nghiệp tìm hiểu cơ hội đầu tư. Theo ACV, hiện doanh nghiệp đang làm việc với liên danh gồm Công ty TNHH MTV Đầu tư SCIC - Công ty Cổ phần HJC và Công ty Cổ phần Trung Thành để thỏa thuận các điều kiện hợp tác.
Mới đây, trong tờ trình cấp thẩm quyền mới nhất về chủ trương chuyển nhượng quyền khai thác thác sân bay Phú Quốc, ACV đã thay đổi khái nhiệm “chuyển nhượng” bằng hình thức “cho thuê” các dịch vụ, hạ tầng tại sân bay này.
Hiện hai tập đoàn tư nhân lớn là tập đoàn Liên Thái Bình Dương với tập đoàn T&T đã gửi hồ sơ lên Bộ Giao thông Vận tải muốn tham gia khai thác sân bay này.
Theo đó, trên cơ sở chủ trương của Bộ Giao thông Vận tải về việc huy động nguồn lực ngoài ngân sách cho các công trình hạ tầng hàng không, hiện đã có hơn 10 doanh nghiệp bày tỏ muốn được trở thành nhà đầu tư của các dự án trong lĩnh vực hàng không mà Bộ đang kêu gọi đầu tư.
Một trong những dự án nhận được nhiều sự quan tâm nhất là dự án xây dựng ga hành khách quốc tế của sân bay Cam Ranh (Khánh Hòa) với tổng mức đầu tư khoảng 2.000 tỷ đồng.
Tuy nhiên, điều kiện để các doanh nghiệp trở thành nhà đầu tư dự án này lại được cho là khá chặt chẽ khi doanh nghiệp sẽ phải chồng đủ số tiền đầu tư cho dự án trong vòng 3 tháng kể từ ngày đạt được thỏa thuận góp vốn. Ngoài ra, sau khi hoàn vốn, các nhà đầu tư phải chuyển nhượng lại cổ phần cho ACV với giá 0 đồng.
Theo ACV, mặc dù điều kiện khá ngặt nghèo như vậy nhưng đến giữa tháng 9/2015, đã có 6 trong số 8 doanh nghiệp/liên danh các nhà đầu tư gửi hồ sơ về ACV sau khi đã ngỏ lời đăng ký tham gia trước đó. Trong số này có rất nhiều cái tên quen thuộc với ngành hàng không như Công ty Xuất nhập khẩu Liên Thái Bình Dương của ông Johnathan Hạnh Nguyễn hay liên danh của Hãng hàng không Vietjet Air - Ngân hàng HDBank.
Bên cạnh đó là một số công ty lớn từng tham nhiều dự án BOT giao thông như Công ty Yên Khánh, Đầu tư Xây lắp dầu khí IMICO…
Trước đó, liên danh hai nhà đầu tư gồm Công ty Cổ phần Việt Xuân Mới và Công ty Cổ phần tập đoàn Đức Bình cũng đã có đề xuất lên Bộ Giao thông Vận tải xin đầu tư dự án xây dựng nhà ga hành khách quốc tế cảng hàng không quốc tế Cam Ranh (Khánh Hòa) theo hình thức BOT.
Dự án thứ hai nhận được nhiều sự quan tâm của các nhà đầu là dự án nhà để xe ga quốc nội sân bay Tân Sơn Nhất. Hiện cũng có tới 3 doanh nghiệp sẵn sàng tham gia làm cổ đông trong đề án lập công ty cổ phần mà ACV sẽ góp 20% vốn.
Danh sách các nhà đầu tư góp vốn gồm Tổng cồng ty 319 - Bộ Quốc phòng, Công ty Hạ tầng Đông Á và Công ty CP Đầu tư Vina – Invest. Công trình nhà để xe 5 tầng này dự kiến có mức đầu tư gần 460 tỷ đồng. Các nhà đầu tư sẽ có 12 năm 9 tháng để hoàn vốn rồi chuyển giao lại cho ACV với giá 0 đồng.
Dự án ga hàng hóa sân bay Cát Bi cũng đang nhận được sự quan tâm của khá nhiều nhà đầu tư. Hồi giữa năm nay, cả Hãng hàng không Vietjet Air và Công ty Cổ phần Khoáng sản Hợp Thành cũng đều muốn triển khai độc lập. Tuy nhiên, mới đây hai doanh nghiệp lại ngỏ ý muốn được bắt tay cùng thực hiện.
Ngoài ra, dự án nhà để xe ôtô T2 Nội Bài cũng đang được các doanh nghiệp tìm hiểu cơ hội đầu tư. Theo ACV, hiện doanh nghiệp đang làm việc với liên danh gồm Công ty TNHH MTV Đầu tư SCIC - Công ty Cổ phần HJC và Công ty Cổ phần Trung Thành để thỏa thuận các điều kiện hợp tác.
Mới đây, trong tờ trình cấp thẩm quyền mới nhất về chủ trương chuyển nhượng quyền khai thác thác sân bay Phú Quốc, ACV đã thay đổi khái nhiệm “chuyển nhượng” bằng hình thức “cho thuê” các dịch vụ, hạ tầng tại sân bay này.
Hiện hai tập đoàn tư nhân lớn là tập đoàn Liên Thái Bình Dương với tập đoàn T&T đã gửi hồ sơ lên Bộ Giao thông Vận tải muốn tham gia khai thác sân bay này.