“Chỉ chờ ngân sách, không bao giờ có hạ tầng hiện đại”
Người đứng đầu Chính phủ không dưới một lần yêu cầu phải tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp
“Các bộ, ngành, địa phương phải tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, đầu tư; thu hút các nguồn lực để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, tạo điều kiện tốt nhất cho người dân kinh doanh, sản xuất”.
Đó là chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, tại phiên họp trực tuyến của Chính phủ với các địa phương, ngày 29/6.
Chỉ đạo trên không mới, nhưng trong bối cảnh sơ kết 6 tháng đầu năm với những kết quả nhất định, đi kèm đó là vô số những bất cập, rào cản vẫn được các bộ, ngành, địa phương nêu ra, đã buộc người đứng đầu Chính phủ phải nhắc lại nhiều lần cụm từ “tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh” trong mỗi phần kết luận, chỉ đạo của mình.
Tại cuộc họp, sau khi nghe các bộ, ngành địa phương báo cáo, người đứng đầu Chính phủ nhấn mạnh, tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm phát triển cơ bản ổn định, tiến triển tích cực trên nhiều lĩnh vực.
Trong đó kinh tế vĩ mô ổn định hơn, vững chắc hơn; với mức tăng 6,28%, tăng trưởng kinh tế cao hơn so với mức đặt ra cho cả năm là 6,2%. Bên cạnh đó, tình hình thu ngân sách, tổng đầu tư toàn xã hội, tăng trưởng dư nợ tín dụng, sức mua, niềm tin thị trường diễn biến tích cực.
“Qua kết quả thực hiện 6 tháng đầu năm, chúng ta hoàn toàn có niềm tin, chúng ta không nói một cách chủ quan”, Thủ tướng nói.
Tuy nhiên, người đứng đầu Chính phủ cũng lưu ý về những khó khăn, thách thức đang nổi lên cần phải tập trung theo dõi, xử lý, trong đó có khó khăn trong lĩnh vực nông nghiệp do hạn hán và thị trường tiêu thụ; nhập siêu xuất hiện sau 3 năm xuất siêu; khách du lịch đến Việt Nam giảm; tái cơ cấu còn chậm; cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh vẫn còn nhiều vướng mắc; thu hút FDI giảm…
Do đó, trong 6 tháng còn lại, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành trước hết phải kiểm soát tốt, giữ được sự ổn định kinh tế vĩ mô. “Chúng ta rất có kinh nghiệm về cái này rồi. Kinh tế vĩ mô mà không ổn định là sẽ rất khó phát triển”.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, đầu tư; thu hút các nguồn lực để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng.
“Nhân dân không làm ăn tốt, doanh nghiệp không làm ăn tốt, chúng ta sẽ không có gì cả. Nếu chỉ trông chờ vào ngân sách, không thu hút đầu tư toàn xã hội, chúng ta sẽ không bao giờ có được hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại”, Thủ tướng nói.
Trong phần kết luận cuộc họp, ông nhấn mạnh, các bộ, ngành, địa phương “cần tăng cường đoàn kết, thống nhất nội bộ, đồng thuận xã hội với tinh thần là ổn định chính trị, phát triển kinh tế đạt vượt kế hoạch, chăm lo tốt hơn đời sống nhân dân. Tất cả cần chung sức cố gắng, để tạo chuyển biến mạnh mẽ hơn”.
Đó là chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, tại phiên họp trực tuyến của Chính phủ với các địa phương, ngày 29/6.
Chỉ đạo trên không mới, nhưng trong bối cảnh sơ kết 6 tháng đầu năm với những kết quả nhất định, đi kèm đó là vô số những bất cập, rào cản vẫn được các bộ, ngành, địa phương nêu ra, đã buộc người đứng đầu Chính phủ phải nhắc lại nhiều lần cụm từ “tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh” trong mỗi phần kết luận, chỉ đạo của mình.
Tại cuộc họp, sau khi nghe các bộ, ngành địa phương báo cáo, người đứng đầu Chính phủ nhấn mạnh, tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm phát triển cơ bản ổn định, tiến triển tích cực trên nhiều lĩnh vực.
Trong đó kinh tế vĩ mô ổn định hơn, vững chắc hơn; với mức tăng 6,28%, tăng trưởng kinh tế cao hơn so với mức đặt ra cho cả năm là 6,2%. Bên cạnh đó, tình hình thu ngân sách, tổng đầu tư toàn xã hội, tăng trưởng dư nợ tín dụng, sức mua, niềm tin thị trường diễn biến tích cực.
“Qua kết quả thực hiện 6 tháng đầu năm, chúng ta hoàn toàn có niềm tin, chúng ta không nói một cách chủ quan”, Thủ tướng nói.
Tuy nhiên, người đứng đầu Chính phủ cũng lưu ý về những khó khăn, thách thức đang nổi lên cần phải tập trung theo dõi, xử lý, trong đó có khó khăn trong lĩnh vực nông nghiệp do hạn hán và thị trường tiêu thụ; nhập siêu xuất hiện sau 3 năm xuất siêu; khách du lịch đến Việt Nam giảm; tái cơ cấu còn chậm; cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh vẫn còn nhiều vướng mắc; thu hút FDI giảm…
Do đó, trong 6 tháng còn lại, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành trước hết phải kiểm soát tốt, giữ được sự ổn định kinh tế vĩ mô. “Chúng ta rất có kinh nghiệm về cái này rồi. Kinh tế vĩ mô mà không ổn định là sẽ rất khó phát triển”.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, đầu tư; thu hút các nguồn lực để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng.
“Nhân dân không làm ăn tốt, doanh nghiệp không làm ăn tốt, chúng ta sẽ không có gì cả. Nếu chỉ trông chờ vào ngân sách, không thu hút đầu tư toàn xã hội, chúng ta sẽ không bao giờ có được hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại”, Thủ tướng nói.
Trong phần kết luận cuộc họp, ông nhấn mạnh, các bộ, ngành, địa phương “cần tăng cường đoàn kết, thống nhất nội bộ, đồng thuận xã hội với tinh thần là ổn định chính trị, phát triển kinh tế đạt vượt kế hoạch, chăm lo tốt hơn đời sống nhân dân. Tất cả cần chung sức cố gắng, để tạo chuyển biến mạnh mẽ hơn”.