15:51 17/09/2015

Hướng đi nào cho thị trường thương mại điện tử Việt Nam

PV

Hướng đi nào cho thị trường thương mại điện tử Việt Nam - Ảnh 1
Giá rẻ có là số 1?

Từ năm 2013, trong Báo cáo ngành Thương mại Điện tử của Cục Thương mại Điện tử và Công nghệ Thông tin – Bộ Công thương, đã đánh giá, thị trường thương mại điện tử (TMĐT) Việt Nam năm 2015 sẽ đạt doanh số tới 4,3 tỷ USD, tăng gấp đôi chỉ sau 2 năm.

Con số này cho thấy, dù thị trường TMĐT tại Việt Nam vẫn còn sơ khai, nhưng đã cho thấy những bước tiến nhanh chóng. Cách đây 4 năm, khi Groupon (mua hàng theo nhóm) xuất hiện tại Việt Nam, mô hình này đã tạo ra cơn sốt chưa từng có cho ngành TMĐT. Hàng loạt các website dựa theo mô hình này ra đời như Muachung, nhóm mua, hotdeal,… nhanh chóng thu hút người tiêu dùng bởi mức giảm giá cực lớn trong mỗi đơn hàng.

Nếu nhìn từ thời điểm khởi sắc nhất của TMĐT Việt Nam, người ta có thể thấy yếu tố giá đóng một vai trò quan trọng. Không chỉ các trang mua hàng theo nhóm, những sàn giao dịch TMĐT khác ra đời thời điểm đó cũng phải dựa theo chiến lược giá để cạnh tranh thị phần.

Mặc dù vậy, sử dụng giá bán làm yếu tố cạnh tranh quan trọng nhất khiến Thị trường TMĐT Việt Nam vướng phải nhiều hạn chế. Khách hàng nghi ngờ về chất lượng sản phẩm. Người bán đưa sản phẩm chất lượng thấp vào để giảm chi phí hoặc chịu lỗ để thu hút người dùng biết đến sản phẩm. Đơn vị trung gian (các website cung cấp dịch vụ) nhận về phần lợi nhuận chênh lệch mỏng, thậm chí phải chịu lỗ.

Vậy hướng đi nào cho thị trường TMĐT tại Việt Nam khi mà người tiêu dùng đang ngày một trở nên thong minh và cẩn trọng hơn đối với những quyết định của mình?

Hướng đi nào cho thị trường thương mại điện tử Việt Nam - Ảnh 2

Thị trường TMĐT Việt Nam vướng phải nhiều hạn chế

Cuộc chơi mới

Khi thị trường có sự điều chỉnh, thì những người chơi cũng phải có những bước chuyển mình thích hợp.

Bà Nguyễn Thu Hiền, Giám đốc Muachung cho biết, sắp tới Muachung sẽ triển khai một mô hình kinh doanh mới mang tên Muachung Plaza. Trong đó, yếu tố giảm giá sẽ chỉ là thứ yếu, đặc biệt là với các sản phẩm đã có thương hiệu, tên tuổi với người tiêu dùng.

Như vậy, hàng hóa trên Muachung Plaza sẽ không nhấn mạnh vào yếu tố giá siêu rẻ nữa. thay vì giảm giá 30 -50% như Muachung truyền thống thường làm, thì nay có những mặt hàng tại Muachung Plaza chỉ giảm giá 5% là đủ. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất, theo bà Hiền, đó là sàn giao dịch này chỉ cung cấp hàng hóa có thương hiệu, uy tín.

Tất cả các nhà cung cấp đều phải qua các bước kiểm định về tên tuổi, chất lượng. Những doanh nghiệp đăng tin phải đảm bảo mình là đại lý cung cấp chính hãng của Nem, Redsun, DigiCity, hay Golden Gate.

“Mục đích chính của chúng tôi đó là biến Muachung Plaza trở thành một địa chỉ mua sắm uy tín với sản phẩm và dịch vụ được đảm bảo”. Họ có thể vào đó để mua hàng, đặt chỗ, hay chỉ đơn giản là kéo chuột và… ngắm”, bà Hiền chia sẻ.

Đặc biệt, đối với ngành hàng điện tử, công nghệ, Muachung Plaza cũng tự hào là điểm đến tin cậy cho những tín đồ công nghệ khi chính thức trở thành đối tác phân phối các mặt hàng điện thoại, laptop, máy tính bảng chính hãng FPT.

Các chính sách bảo hàng, đổi trả đối với nhiều mặt hàng trên Muachung Plaza được thực hiện đúng theo như quy trình từ nhà cung cấp, nếu so với việc mua trực tiếp tại cửa hàng, người dùng sẽ chỉ tiết kiệm được thời gian và nhận được nhiều ưu đãi, lợi ích hơn mà thôi.

Hy vọng rằng với tiêu chí đề cao uy tín, chất lượng dịch vụ và lợi ích khách hàng, Muachung Plaza sẽ nhanh chóng đem lại sự trải nghiệm hoàn hảo, đủ để chiều lòng những “thượng đế” khó tính nhất.

Hướng đi nào cho thị trường thương mại điện tử Việt Nam - Ảnh 3
(Ảnh: Giao diện khá thân thiện với người dùng của MCP)

Theo Tri Thức Trẻ