Hy Lạp tê liệt vì đình công phản đối “thắt lưng buộc bụng”
Các dịch vụ công cộng và giao thông của Hy Lạp gần như tê liệt do tổng đình công để phản đối chính sách cắt giảm chi tiêu công
Các dịch vụ công cộng và giao thông của Hy Lạp gần như tê liệt trong ngày 29/6, khi hàng chục ngàn công nhân tiến hành tổng đình công để phản đối chính sách cắt giảm chi tiêu công, mà Chính phủ nặng nợ của nước này áp dụng nhằm giảm thâm hụt ngân sách. Đây là lần tổng đình công thứ 5 ở Hy Lạp kể từ đầu năm tới nay.
Tờ New York Times, hai tổ chức công đoàn chính ở Hy Lạp là ADEDY và GSEE đại diện cho khoảng 3 triệu người lao động ở nước này phản đối kịch liệt một dự thảo luật, trong đó đề xuất tăng tuổi nghỉ hưu, giảm lương hưu hàng tháng và sa thải nhân viên. Dự luật này được phác thảo sau khi Athens quyết định chấp nhận gói cứu trợ trị giá 135 tỷ USD trong thời gian 3 năm, từ Liên minh châu Âu (EU) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).
Cuộc đình công ngày 29/6 diễn ra cùng lúc với thời điểm bắt đầu thảo luận về dự luật trên trong Quốc hội Hy Lạp. Ngay từ sáng sớm cùng ngày, người biểu tình đã tập trung ngoài tòa nhà Quốc hội tại Athens, để bày tỏ sự phản đối của họ đối với các biện pháp thắt chặt chi tiêu nói trên. Cuộc thảo luận của các nghị sỹ Hy Lạp dự kiến sẽ kéo dài sang tận tuần sau.
Vụ đình công đã khiến các trường học, tòa án, cơ quan thuế vụ… ở Athens phải đóng cửa, đồng thời các bệnh viện chỉ có bộ phận trực cấp cứu là làm việc. Các chuyến tàu quốc tế và chuyến bay nội địa bị hủy bỏ, nhưng các chuyến bay quốc tế vẫn hoạt động bình thường, vì cơ quan kiểm soát không lưu quốc tế lo ngại thiệt hại đối với ngành du lịch.
Giao thông công cộng tại Athens bị ngưng trệ phần lớn thời gian trong ngày. Các đài phát thanh và truyền hình không phát tin tức thời sự, các tờ báo in cũng đình bản do các nhà báo đình công.
Tuy nhiên, một số quan chức Chính phủ Hy Lạp cho biết, cuộc đình công ngày 29/6 diễn ra khá “hòa bình”. Trước đó, trong cuộc đình công diễn ra hồi tháng 5 cũng để phản đối thắt chặt chi tiêu công, đã có ba người thiệt mạng khi đám đông biểu tình phóng hỏa vào một nhà băng ở Athens.
New York Times cho biết, Hy Lạp không phải là quốc gia duy nhất ở châu Âu chịu sự đình trệ của các hoạt động công cộng. Ở Tây Ban Nha, công nhân đình công để phản đối chính sách giảm lương 5%, đã khiến các chuyến tàu điện ngầm ở Madrid đóng cửa sang ngày thứ hai (tính tới 29/6). Do thâm hụt ngân sách lên tới 11,2% GDP trong năm ngoái, Chính phủ Tây Ban Nha cũng đang phải thúc đẩy các biện pháp tăng thu, giảm chi.
Ngành du lịch của Hy Lạp đang phải đối mặt với một mùa hè nhiều khó khăn. Lĩnh vực này chiếm tới 15% tổng sản phẩm quốc dân (GNP) của Hy Lạp. Giới quan sát lo ngại, tình hình bất ổn ở nước này sẽ ảnh hưởng tới số lượng du khách trong hai tháng cao điểm của mùa du lịch (tháng 7, 8).
Ở khắp nơi trên đất Hy Lạp những ngày này, từ các văn phòng, quán ăn cho tới các chương trình truyền hình, đâu đâu người ta cũng bàn tán sôi nổi về các biện pháp nhằm cắt giảm thâm hụt ngân sách của Athens.
Trong một chương trình truyền hình đầu tuần này, người đứng đầu tổ chức công đoàn lớn nhất dành cho giới công chức của Hy Lạp, ông Spyros Papaspyros tuyên bố, Hy Lạp sẽ không bao giờ chấp nhận những biện pháp mà Chính phủ nước này đang cân nhắc. “Họ đã vi phạm Hiến pháp và gây ảnh hưởng tới 95% người dân Hy Lạp. Dự luật này sẽ không được thông qua”, ông nói.
Giới truyền thông Hy Lạp cho hay, không chỉ các tổ chức công đoàn mà nhiều nghị sỹ và đảng Xã hội cầm quyền của Hy Lạp cũng đang tính tới chuyện bỏ phiếu chống với dự luật này vào cuối tuần tới. Thủ tướng Hy Lạp George Papandreou tuyên bố có thể sẽ kêu gọi tổng tuyển cử nếu các nhà làm luật trong đảng của ông không ủng hộ mục tiêu thắt lưng buộc bụng.
Hy Lạp hiện mỗi năm chi khoảng 12% GDP cho lương hưu. Dự kiến, nếu không có thay đổi gì, con số này sẽ tăng gấp đôi trong thời gian từ nay tới năm 2050.
Tờ New York Times, hai tổ chức công đoàn chính ở Hy Lạp là ADEDY và GSEE đại diện cho khoảng 3 triệu người lao động ở nước này phản đối kịch liệt một dự thảo luật, trong đó đề xuất tăng tuổi nghỉ hưu, giảm lương hưu hàng tháng và sa thải nhân viên. Dự luật này được phác thảo sau khi Athens quyết định chấp nhận gói cứu trợ trị giá 135 tỷ USD trong thời gian 3 năm, từ Liên minh châu Âu (EU) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).
Cuộc đình công ngày 29/6 diễn ra cùng lúc với thời điểm bắt đầu thảo luận về dự luật trên trong Quốc hội Hy Lạp. Ngay từ sáng sớm cùng ngày, người biểu tình đã tập trung ngoài tòa nhà Quốc hội tại Athens, để bày tỏ sự phản đối của họ đối với các biện pháp thắt chặt chi tiêu nói trên. Cuộc thảo luận của các nghị sỹ Hy Lạp dự kiến sẽ kéo dài sang tận tuần sau.
Vụ đình công đã khiến các trường học, tòa án, cơ quan thuế vụ… ở Athens phải đóng cửa, đồng thời các bệnh viện chỉ có bộ phận trực cấp cứu là làm việc. Các chuyến tàu quốc tế và chuyến bay nội địa bị hủy bỏ, nhưng các chuyến bay quốc tế vẫn hoạt động bình thường, vì cơ quan kiểm soát không lưu quốc tế lo ngại thiệt hại đối với ngành du lịch.
Giao thông công cộng tại Athens bị ngưng trệ phần lớn thời gian trong ngày. Các đài phát thanh và truyền hình không phát tin tức thời sự, các tờ báo in cũng đình bản do các nhà báo đình công.
Tuy nhiên, một số quan chức Chính phủ Hy Lạp cho biết, cuộc đình công ngày 29/6 diễn ra khá “hòa bình”. Trước đó, trong cuộc đình công diễn ra hồi tháng 5 cũng để phản đối thắt chặt chi tiêu công, đã có ba người thiệt mạng khi đám đông biểu tình phóng hỏa vào một nhà băng ở Athens.
New York Times cho biết, Hy Lạp không phải là quốc gia duy nhất ở châu Âu chịu sự đình trệ của các hoạt động công cộng. Ở Tây Ban Nha, công nhân đình công để phản đối chính sách giảm lương 5%, đã khiến các chuyến tàu điện ngầm ở Madrid đóng cửa sang ngày thứ hai (tính tới 29/6). Do thâm hụt ngân sách lên tới 11,2% GDP trong năm ngoái, Chính phủ Tây Ban Nha cũng đang phải thúc đẩy các biện pháp tăng thu, giảm chi.
Ngành du lịch của Hy Lạp đang phải đối mặt với một mùa hè nhiều khó khăn. Lĩnh vực này chiếm tới 15% tổng sản phẩm quốc dân (GNP) của Hy Lạp. Giới quan sát lo ngại, tình hình bất ổn ở nước này sẽ ảnh hưởng tới số lượng du khách trong hai tháng cao điểm của mùa du lịch (tháng 7, 8).
Ở khắp nơi trên đất Hy Lạp những ngày này, từ các văn phòng, quán ăn cho tới các chương trình truyền hình, đâu đâu người ta cũng bàn tán sôi nổi về các biện pháp nhằm cắt giảm thâm hụt ngân sách của Athens.
Trong một chương trình truyền hình đầu tuần này, người đứng đầu tổ chức công đoàn lớn nhất dành cho giới công chức của Hy Lạp, ông Spyros Papaspyros tuyên bố, Hy Lạp sẽ không bao giờ chấp nhận những biện pháp mà Chính phủ nước này đang cân nhắc. “Họ đã vi phạm Hiến pháp và gây ảnh hưởng tới 95% người dân Hy Lạp. Dự luật này sẽ không được thông qua”, ông nói.
Giới truyền thông Hy Lạp cho hay, không chỉ các tổ chức công đoàn mà nhiều nghị sỹ và đảng Xã hội cầm quyền của Hy Lạp cũng đang tính tới chuyện bỏ phiếu chống với dự luật này vào cuối tuần tới. Thủ tướng Hy Lạp George Papandreou tuyên bố có thể sẽ kêu gọi tổng tuyển cử nếu các nhà làm luật trong đảng của ông không ủng hộ mục tiêu thắt lưng buộc bụng.
Hy Lạp hiện mỗi năm chi khoảng 12% GDP cho lương hưu. Dự kiến, nếu không có thay đổi gì, con số này sẽ tăng gấp đôi trong thời gian từ nay tới năm 2050.