Hy Lạp thật ra giàu hay nghèo?
Nếu nhìn vào con số, nhiều người có cảm giác Hy Lạp là một nước giàu
Nếu nhìn vào con số, nhiều người có cảm giác Hy Lạp là một nước giàu. Thu nhập bình quân đầu người của nước này là hơn 30.000 USD/năm, bằng khoảng 3/4 so với Đức.
Nhưng trong bài bình luận đăng trên tờ New York Times, giáo sư kinh tế học Tyler Cowen thuộc Đại học George Mason của Mỹ cho rằng, con số về thu nhập không phản ánh được sức cạnh tranh yếu kém của nền kinh tế Hy Lạp trong tương quan so sánh với Đức và một số quốc gia khác thuộc Liên minh châu Âu (EU). Ông cho rằng, đó là lý do tại sao cuộc khủng hoảng hiện nay mà Athens đang phải đương đầu không dễ giải quyết.
Lo ngại sự lan rộng của khủng hoảng nợ Hy Lạp, EU và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã nhất trí tung ra một gói cứu trợ trị giá gần 1.000 tỷ USD. Tuy nhiên, vấn đề mấu chốt ở đây không phải là chuyện cấp vốn để cứu Hy Lạp khỏi một cuộc khủng hoảng nợ ngắn hạn, hay cắt giảm thâm hụt ngân sách của Chính phủ Hy Lạp, mà là liệu tăng trưởng kinh tế của nước này trong tương lai có khả quan hay không?
Theo chỉ số thuận lợi kinh doanh của Ngân hàng Thế giới (WB), Hy Lạp đứng thứ 109, sau các nước như Ai Cập, Ethiopia và Lebanon. Trong xếp hạng môi trường kinh doanh của các quốc gia thu nhập cao, Hy Lạp gần như “bét bảng”, chỉ đứng trên Guinea Xích đạo - quốc gia có tài nguyên dầu lửa khá dồi dào ở châu Phi.
Giáo sư Cowen nhận định, Hy Lạp có một hệ thống tài khóa khá ọp ẹp, trong đó nền kinh tế ngầm ước tính có quy mô tương đương 20-30% nền kinh tế chính thức, và giá trị trốn thuế hàng năm có thể lên tới 30 tỷ USD. Chỉ cần thu đủ thuế là đủ sức đưa thu chi của Athens trở lại với trạng thái cân bằng, nhưng biện pháp đơn giản này xem ra vô cùng khó thực hiện.
Giáo sư Cowen chỉ ra rằng, chỉ số thuận lợi kinh doanh của WB cho thấy, trong nhiều trường hợp, chi tiêu của chính phủ gây trở ngại, thay vì hỗ trợ, cho hoạt động sản xuất trong nền kinh tế. Đó một lý do vì sao mà những con số về Hy Lạp cho thấy, nước này giàu có hơn thực tế.
Chi tiêu công được tính bằng giá vốn khi tính GDP, nhưng chất lượng dịch vụ công của Hy Lạp tính trên mỗi USD được Athens chi ra lại kém hơn so với ở các quốc gia giàu có khác. Tuy nhiên, Hy Lạp vẫn ra sức để có được địa vị thành viên khu vực sử dụng đồng Euro (Eurozone) vào năm 2001, và điều này đã đem tới vài hậu quả không như mong đợi.
Đồng Euro mà Hy Lạp sử dụng mạnh hơn đồng tiền của các nước châu Âu khác không tham gia Eurozone, do đó chi phí để đi du lịch ở Hy Lạp cũng đắt đỏ hơn. Tuy nhiên, Hy Lạp lại không có đủ những khách sạn sang trọng, sân golf, và các khu nghỉ dưỡng để “hợp lý hóa” sự chênh lệch chi phí đó.
Giá cả đắt đỏ của hàng hóa và dịch vụ của Hy Lạp do đồng Euro mạnh tạo ra đã làm suy yếu sức cạnh tranh của nước này trên thị trường quốc tế. Theo Giáo sư Cowen, Hy Lạp lẽ ra nên sử dụng một đồng tiền yếu hơn đồng Euro, vì một đồng tiền như vậy sẽ thích hợp với một quốc gia nghèo hơn trong “câu lạc bộ nhà giàu” Eurozone.
Vấn đề này sẽ ngày càng trở nên tồi tệ nếu năng suất lao động của các nước như Đức và Pháp tăng trưởng với tốc độ liên tục cao hơn và giá trị của đồng Euro gia tăng, đẩy giá cả hàng xuất khẩu của Hy Lạp leo thang không phù hợp với thực tế thị trường.
Có một giải pháp không dễ dàng để Hy Lạp thoát khỏi tình trạng tiến thoái lưỡng nan này. Đó là tạo ra một vòng xoáy giảm phát giá cả và tiền lương. Nhưng, người dân Hy Lạp thời gian qua đã liên tục đổ ra đường để gây áp lực buộc chính phủ duy trì chính sách tiền lương và phúc lợi, do đó, việc áp dụng biện pháp giảm phát sẽ khó duy trì được trong bất kỳ trường hợp nào.
Hai quốc gia “đàn anh” của Eurozone là Đức và Pháp đều coi Hy Lạp là một nước giàu có hơn so với thực tế. Đồng Euro mạnh khiến hàng xuất khẩu từ các nước nghèo hơn trong khối này kém cạnh tranh hơn, nhưng lại giúp hàng hóa từ các quốc gia như Đức và Pháp dễ xâm nhập vào các nước nghèo hơn. Cả hai xu hướng này đều cùng làm lợi cho các lợi ích thương mại của Đức và Pháp.
Tệ hơn, cùng với việc gia nhập đồng Euro, Hy Lạp bắt đầu chi tiêu và vay mượn như thể năng suất lao động tương lai của nước này sẽ tăng cao. Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) coi Hy Lạp như một quốc gia có trách nhiệm cao trong vấn đề tài khóa, bằng cách mua một lượng trái phiếu Hy Lạp nhất định, khi trái phiếu này còn được định mức tín nhiệm ở mức cao. Nhiều ngân hàng ở châu Âu cũng theo chân ECB, và điều này tạo ra một thời kỳ bùng nổ tín dụng cho Chính phủ Hy Lạp.
Nhờ đó, Athens có khả năng để duy trì những chính sách không bền vững, chẳng hạn nhiều công chức Hy Lạp được nghỉ hưu trước năm 60 tuổi với mức lương hưu bằng 3/4 mức lương khi còn đi làm. Những chính sách “xa xỉ” như vậy là hiếm gặp, thậm chí ở những quốc gia giàu có hơn nhiều so với Hy Lạp, như Mỹ.
Ở thời điểm hiện nay, vấn đề gây tranh luận là liệu Hy Lạp là một nước nghèo, nhưng lại chi tiêu như một nước giàu, hay ngược lại. Gói cứu trợ dành cho Hy Lạp đồng nghĩa với việc một Hy Lạp đang nợ chồng chất phải tiếp tục vay thêm và trả nợ nhiều hơn trong tương lai. Nếu trước đây người ta vẫn lầm tưởng Hy Lạp là một quốc gia giàu có, thì sự lầm tưởng mới về quốc gia này sẽ là: Hy Lạp nhanh chóng trở nên đủ giàu để trả được núi nợ ngày càng cao.
Do nền kinh tế Hy Lạp chỉ chiếm khoảng 2% GDP của Eurozone nên về lý thuyết, nước này có thể nhận được sự trợ giúp dài dài từ các nền kinh tế lớn khác. Tuy nhiên, đây không phải là một giải pháp thuyết phục, vì cả Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, và thậm chí các nước khác cũng muốn nhận được sự trợ giúp tương tự, trong khi châu Âu không có được sự đoàn kết mạnh về mặt xã hội giữa các biên giới quốc gia.
Hy Lạp không phải là quốc gia duy nhất bỗng nhiên thấy mình nghèo đi. Nước Anh cũng đang gánh khoản thâm hụt ngân sách tương đương 12% GDP, nợ công của Italy lên tới 110% GDP. Ở Mỹ, thị trường việc làm và nhà đất mới chỉ manh nha phục hồi, trong khi Chính phủ Mỹ đang có những chương trình chi tiêu khổng lồ, như chương trình cải cách y tế của Tổng thống Barack Obama.
Giáo sư Cowen kết luận, trong bối cảnh nợ nần của các quốc gia tăng cao hiện nay, cuộc khủng hoảng nợ của Hy Lạp là một hồi chuông cảnh tỉnh lớn cho các nước khác. Theo vị giáo sư này, gói cứu trợ của châu Âu là sự phủ nhận thực tế, thay vì công nhận một sự thật mới rằng, nhiều quốc gia, trong đó có Hy Lạp, không hề giàu có như người ta thường nghĩ.
Nhưng trong bài bình luận đăng trên tờ New York Times, giáo sư kinh tế học Tyler Cowen thuộc Đại học George Mason của Mỹ cho rằng, con số về thu nhập không phản ánh được sức cạnh tranh yếu kém của nền kinh tế Hy Lạp trong tương quan so sánh với Đức và một số quốc gia khác thuộc Liên minh châu Âu (EU). Ông cho rằng, đó là lý do tại sao cuộc khủng hoảng hiện nay mà Athens đang phải đương đầu không dễ giải quyết.
Lo ngại sự lan rộng của khủng hoảng nợ Hy Lạp, EU và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã nhất trí tung ra một gói cứu trợ trị giá gần 1.000 tỷ USD. Tuy nhiên, vấn đề mấu chốt ở đây không phải là chuyện cấp vốn để cứu Hy Lạp khỏi một cuộc khủng hoảng nợ ngắn hạn, hay cắt giảm thâm hụt ngân sách của Chính phủ Hy Lạp, mà là liệu tăng trưởng kinh tế của nước này trong tương lai có khả quan hay không?
Theo chỉ số thuận lợi kinh doanh của Ngân hàng Thế giới (WB), Hy Lạp đứng thứ 109, sau các nước như Ai Cập, Ethiopia và Lebanon. Trong xếp hạng môi trường kinh doanh của các quốc gia thu nhập cao, Hy Lạp gần như “bét bảng”, chỉ đứng trên Guinea Xích đạo - quốc gia có tài nguyên dầu lửa khá dồi dào ở châu Phi.
Giáo sư Cowen nhận định, Hy Lạp có một hệ thống tài khóa khá ọp ẹp, trong đó nền kinh tế ngầm ước tính có quy mô tương đương 20-30% nền kinh tế chính thức, và giá trị trốn thuế hàng năm có thể lên tới 30 tỷ USD. Chỉ cần thu đủ thuế là đủ sức đưa thu chi của Athens trở lại với trạng thái cân bằng, nhưng biện pháp đơn giản này xem ra vô cùng khó thực hiện.
Giáo sư Cowen chỉ ra rằng, chỉ số thuận lợi kinh doanh của WB cho thấy, trong nhiều trường hợp, chi tiêu của chính phủ gây trở ngại, thay vì hỗ trợ, cho hoạt động sản xuất trong nền kinh tế. Đó một lý do vì sao mà những con số về Hy Lạp cho thấy, nước này giàu có hơn thực tế.
Chi tiêu công được tính bằng giá vốn khi tính GDP, nhưng chất lượng dịch vụ công của Hy Lạp tính trên mỗi USD được Athens chi ra lại kém hơn so với ở các quốc gia giàu có khác. Tuy nhiên, Hy Lạp vẫn ra sức để có được địa vị thành viên khu vực sử dụng đồng Euro (Eurozone) vào năm 2001, và điều này đã đem tới vài hậu quả không như mong đợi.
Đồng Euro mà Hy Lạp sử dụng mạnh hơn đồng tiền của các nước châu Âu khác không tham gia Eurozone, do đó chi phí để đi du lịch ở Hy Lạp cũng đắt đỏ hơn. Tuy nhiên, Hy Lạp lại không có đủ những khách sạn sang trọng, sân golf, và các khu nghỉ dưỡng để “hợp lý hóa” sự chênh lệch chi phí đó.
Giá cả đắt đỏ của hàng hóa và dịch vụ của Hy Lạp do đồng Euro mạnh tạo ra đã làm suy yếu sức cạnh tranh của nước này trên thị trường quốc tế. Theo Giáo sư Cowen, Hy Lạp lẽ ra nên sử dụng một đồng tiền yếu hơn đồng Euro, vì một đồng tiền như vậy sẽ thích hợp với một quốc gia nghèo hơn trong “câu lạc bộ nhà giàu” Eurozone.
Vấn đề này sẽ ngày càng trở nên tồi tệ nếu năng suất lao động của các nước như Đức và Pháp tăng trưởng với tốc độ liên tục cao hơn và giá trị của đồng Euro gia tăng, đẩy giá cả hàng xuất khẩu của Hy Lạp leo thang không phù hợp với thực tế thị trường.
Có một giải pháp không dễ dàng để Hy Lạp thoát khỏi tình trạng tiến thoái lưỡng nan này. Đó là tạo ra một vòng xoáy giảm phát giá cả và tiền lương. Nhưng, người dân Hy Lạp thời gian qua đã liên tục đổ ra đường để gây áp lực buộc chính phủ duy trì chính sách tiền lương và phúc lợi, do đó, việc áp dụng biện pháp giảm phát sẽ khó duy trì được trong bất kỳ trường hợp nào.
Hai quốc gia “đàn anh” của Eurozone là Đức và Pháp đều coi Hy Lạp là một nước giàu có hơn so với thực tế. Đồng Euro mạnh khiến hàng xuất khẩu từ các nước nghèo hơn trong khối này kém cạnh tranh hơn, nhưng lại giúp hàng hóa từ các quốc gia như Đức và Pháp dễ xâm nhập vào các nước nghèo hơn. Cả hai xu hướng này đều cùng làm lợi cho các lợi ích thương mại của Đức và Pháp.
Tệ hơn, cùng với việc gia nhập đồng Euro, Hy Lạp bắt đầu chi tiêu và vay mượn như thể năng suất lao động tương lai của nước này sẽ tăng cao. Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) coi Hy Lạp như một quốc gia có trách nhiệm cao trong vấn đề tài khóa, bằng cách mua một lượng trái phiếu Hy Lạp nhất định, khi trái phiếu này còn được định mức tín nhiệm ở mức cao. Nhiều ngân hàng ở châu Âu cũng theo chân ECB, và điều này tạo ra một thời kỳ bùng nổ tín dụng cho Chính phủ Hy Lạp.
Nhờ đó, Athens có khả năng để duy trì những chính sách không bền vững, chẳng hạn nhiều công chức Hy Lạp được nghỉ hưu trước năm 60 tuổi với mức lương hưu bằng 3/4 mức lương khi còn đi làm. Những chính sách “xa xỉ” như vậy là hiếm gặp, thậm chí ở những quốc gia giàu có hơn nhiều so với Hy Lạp, như Mỹ.
Ở thời điểm hiện nay, vấn đề gây tranh luận là liệu Hy Lạp là một nước nghèo, nhưng lại chi tiêu như một nước giàu, hay ngược lại. Gói cứu trợ dành cho Hy Lạp đồng nghĩa với việc một Hy Lạp đang nợ chồng chất phải tiếp tục vay thêm và trả nợ nhiều hơn trong tương lai. Nếu trước đây người ta vẫn lầm tưởng Hy Lạp là một quốc gia giàu có, thì sự lầm tưởng mới về quốc gia này sẽ là: Hy Lạp nhanh chóng trở nên đủ giàu để trả được núi nợ ngày càng cao.
Do nền kinh tế Hy Lạp chỉ chiếm khoảng 2% GDP của Eurozone nên về lý thuyết, nước này có thể nhận được sự trợ giúp dài dài từ các nền kinh tế lớn khác. Tuy nhiên, đây không phải là một giải pháp thuyết phục, vì cả Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, và thậm chí các nước khác cũng muốn nhận được sự trợ giúp tương tự, trong khi châu Âu không có được sự đoàn kết mạnh về mặt xã hội giữa các biên giới quốc gia.
Hy Lạp không phải là quốc gia duy nhất bỗng nhiên thấy mình nghèo đi. Nước Anh cũng đang gánh khoản thâm hụt ngân sách tương đương 12% GDP, nợ công của Italy lên tới 110% GDP. Ở Mỹ, thị trường việc làm và nhà đất mới chỉ manh nha phục hồi, trong khi Chính phủ Mỹ đang có những chương trình chi tiêu khổng lồ, như chương trình cải cách y tế của Tổng thống Barack Obama.
Giáo sư Cowen kết luận, trong bối cảnh nợ nần của các quốc gia tăng cao hiện nay, cuộc khủng hoảng nợ của Hy Lạp là một hồi chuông cảnh tỉnh lớn cho các nước khác. Theo vị giáo sư này, gói cứu trợ của châu Âu là sự phủ nhận thực tế, thay vì công nhận một sự thật mới rằng, nhiều quốc gia, trong đó có Hy Lạp, không hề giàu có như người ta thường nghĩ.