Không chỉ người lớn mà cả trẻ con cũng stress
Rất nhiều trẻ em ngày nay luôn có vẻ căng thẳng, và có vẻ như sự quá tải của chương trình bậc Tiểu học là một trong các lý do gây nên sự căng thẳng ấy. Tuy nhiên, thực tế là còn một số nguyên do khác.
Con số trẻ em tiểu học đang phải chịu áp lực nặng nề ngày một tăng. Theo thống kê của Viện Nhi trung ương, riêng các trường hợp trẻ bị căng thẳng, trầm uất, đau đầu do biến chứng về thần kinh… đã nhảy vọt từ 100 trường hợp năm 2008 lên tận 173 trường hợp vào năm ngoái. Các bác sỹ chuyên khoa thần kinh đã cảnh báo là càng ngày càng có nhiều trẻ em bị căng thẳng quá độ.
Trẻ em chịu đựng sự quá tải vì nhiều lý do. Lý do chính trong số đó chính là áp lực từ phụ huynh, giáo viên và các bạn học – những người luôn cho rằng điểm số và thứ bậc là mục đích quan trọng nhất của việc học. Một vài đứa trẻ cảm thấy thiếu tự tin và ít nói nên chúng dành nhiều thời gian để cởi mở và kết bạn. Trong khi đó một số khác có thể trở thành nạn nhân của các vụ bắt nạt – hay thậm chí tự dày vò bản thân mình.Khi bọn trẻ cố gắng đối phó và giải quyết sự căng thẳng, chúng thường làm những hành vi mà chúng cho rằng sẽ giúp chúng giảm phần nào áp lực – ví dụ như chúng khóc khi bắt buộc phải tham gia một lớp học thêm mà chúng không thích. Chúng cũng sẽ trở nên bạo lực và nổi loạn, hay làm các việc để che lấp đi cảm giác tổn thương. Tuy nhiên khi lớn hơn, trẻ sẽ học cách sử dụng các chiến lược giải quyết vấn đề triệt để, đó là đặt câu hỏi. Các câu hỏi phản ánh sự lo lắng của trẻ và thể hiện mong muốn của trẻ được hiểu tại sao sự căng thẳng lại xảy ra và nó xảy ra như thế nào.
Nhưng ngày nay trẻ em chỉ được người lớn nhìn chứ không được người lớn lắng nghe. Vì thế, hãy thường xuyên đặt mình vào vị trí của con. Bạn sẽ cảm thấy sao khi bạn cũng bị yêu cầu phải đáp ứng mọi mong đợi trong mọi hoàn cảnh giống như con. Cái lý lẽ "Tôi không muốn con sau này giống tôi" sẽ gây nên một rào cản phá hỏng mối quan hề giữa bạn và con. Bởi thế thay vì chỉ chú ý vào những thất bại, bạn hãy tìm những điểm tích cực và cổ vũ trẻ.Dưới đây chính là 9 dấu hiệu cho thấy con bạn đang stress:Về mặt nguyên tắc, hãy chú ý đến những biểu hiện khác thường của con. Ví dụ như con bạn thường khá trầm tính nhưng lại trở nên rất kích động khi phải đi học, đó chính là dấu hiệu cháu đang gặp vấn đề.- Con bạn có dễ khóc không?- Con bạn có nổi cơn thịnh nộ không?- Con bạn có dễ bị kích động không?
- Con bạn có những biểu hiện hiếu chiến không?- Con bạn có rút khỏi giao tiếp xã hội không?
- Con bạn có lảng tránh các nhiệm vụ hay yêu cầu không?- Con bạn có từ chối đi học không?- Kết quả học chính của con bạn có đang dần giảm sút không?- Con bạn có đang gặp khó khăn vào những lúc cần chú ý hay những lúc không cần chú ý vào việc gì đó không?