Mứt sen trần – Tết Hà Nội trong ký ức
Trong cuốn Nam dược thần hiệu, Tuệ Tĩnh gọi hạt sen là "Liên tử" (đứa con của sen). Sao không quý cho được khi hạt sen vừa là món ăn mát bổ vừa là vị thuốc quý nằm trong tất cả các thang thuốc bổ cho con người.
Liên tử vị ngọt, tính bình, bổ trung ích khí, yên tâm vị, thu liễm tính khí, giải phiền nhiệt dùng tăng tuổi thọ. Với người người Hà Nội xưa, mứt sen – gọi đầy đủ là "mứt sen trần" – là thức quà không thể thiếu trong các dịp cưới hỏi, hay hiện diện trên bàn thờ tổ tiên, bên ấm trà đón khách mỗi dịp Tết đến Xuân về. Đi cùng mứt sen trần có hàng chục loại khác như: Mứt bí, mứt lạc (trứng chim), mứt gừng, mứt quất… Một hộp có 5 thứ gọi là ngũ vị, được gói giấy bản, ngoài là giấy bóng kính đỏ, tiện cho việc đem biếu tết.
Ảnh: Ninh Hương
Ảnh: Hiệu bánh Như Ý Cát Tường
Kế đến, còn phải thắng nước đường để sên hạt sen. Lần đầu, thả sen đun với nước đường với lửa nhỏ liu riu tới độ rồi bỏ ra sàng tre, phơi vài nắng cho sen thấm đường, trong suốt. Xong xuôi, lại một lần thắng nước đường, để hạt sen lên rây, liên tục rưới nước đường nóng lên hạt sen, cho đến khi đường đặc lại, hạt sen trắng trong, tãi nhẹ ra cho nguội nhanh và rón hạt… Bấy nhiêu công đoạn mới coi là thành phẩm. Những hạt đường tan ra và lặn hết vào hạt sen, đủ ngấm hoàn toàn vào hạt sen, không thừa đường ra phía ngoài, thì hạt mứt mới được coi là đẹp.Giữ nguyên những bí quyết truyền thống, mỗi viên mứt sen mang vị ngọt sắc, tròn tròn nhỏ xíu xinh xắn, chỉ cần đưa vào miệng cắn nhẹ thôi là nhân sen đã bở tung ra, quyện với vị ngọt của đường tạo nên một hương vị khó quên. Đi cùng mứt sen không gì khác là một ấm trà hảo hạng. Pha một tuần trà trong chiếc ấm sứ nung già, chè mạn chát, đi với viên hạt sen ngọt, như nâng đỡ nhau, hoà quyện vào nhau như âm với đương, như mưa với nắng, ngày và đêm… khiến ngày tết thật sang quí trong thanh bình.Có trà, có mứt, vậy đã đủ để tái hiện một cái Tết của Hà Nội xưa trong ký ức hay chưa?
Ảnh: Hiệu bánh Như Ý Cát Tường