16:48 03/08/2015

Nét thẩm mỹ của văn hóa

PV

Nét thẩm mỹ của văn hóa - Ảnh 1

Nhưng còn có câu rằng “Ăn cho mình, mặc cho người” - cách nhìn nhận mặc cho người, có nghĩa là những quyết định và hành động của chúng ta chịu ảnh hưởng của cái nhìn bên ngoài. Không hiếu sao các cụ xứ ta lại có đồng quan điểm với những quy định đề ra trong nhiều công sở bên Tây như thế. Là bởi vì cái sự mặc cho người làm sao đừng để người nhìn mà bị cám dỗ. Đừng nghĩ cứ Tây là tự do. Mặc dù ở họ có bãi tắm không mặc gì, hoặc trên sân khấu ca nhạc sexy, gợi cảm nhiều kiểu, nhưng mặc đầm quá bó, vải quá mỏng đến nơi làm việc lại có thể bị coi là dụng ý khêu gợi, quấy rối... Người mặc cho mình tự do trong sự thiếu hiểu biết, không nhìn ra những vết hằn trên cơ thể, mặc dù quần áo kín cổng cao tường mà vẫn là gợi dục tầm thường...

Nét thẩm mỹ của văn hóa - Ảnh 2

Nét thẩm mỹ của văn hóa - Ảnh 3

Từ gợi cảm đến gợi dục là một sợi chỉ rất mong manh, y như trong nghệ thuật thì tác phẩm và đồ mỹ nghệ hàng chợ nhiều khi chính tác giả làm ra cũng còn ngộ nhận. Bởi vậy mới nói rằng tầm dân trí cũng thể hiện rõ nét trong thời trang. Việc bạn chọn trang phục đúng cho từng sự kiện, bối cảnh, môi trường... là chứng tỏ phông nền văn hóa, có được giáo dục đến nơi đến chốn hay không trong ứng xử xã hội. Mùa đông, nhiều người đẹp đi tất lưới hoa đen, nhiều khi còn lên những trang bìa tạp chí, thấy tiếc. Vì hình ảnh đó chỉ thường thấy ở mấy phố đèn đỏ bên châu Âu.Ở bên đó ngữ nghĩa của từ “thời trang ra đường” (chỉ thời trang mặc lúc ngoài công sở, tiện dụng, ra phố hàng ngày, đi dạo, đi siêu thị...) và “thời trang đường phố” là khác nhau. Riêng đối với thời trang biểu diễn, hay nghệ thuật thời trang trên sàn diễn là ngoại lệ. Chúng ta chấp nhận được, vì ở đó mọi chất liệu tham gia vào sáng tạo như một bức tranh sắp đặt trên con người.

Nét thẩm mỹ của văn hóa - Ảnh 4

Nét thẩm mỹ của văn hóa - Ảnh 5

Chiếc áo dài ở ta rất đẹp, nhưng thật phí phạm nếu đi du lịch cũng mặc, vừa không thoải mái, vừa vất vả với giày cao đi với áo dài, và hình như... cũng làm thường đi chiếc áo quốc hồn quốc túy... Đi dự hội nghị hội thảo, đầm sát nách không có áo khoác, hay áo phông của đàn ông dù khoác ngoài bằng comple cũng khó chấp nhận. Xã hội chỉ bỏ qua cho những hình ảnh như thế trong hội nghị hội thảo của các văn nghệ sỹ, kiến trúc sư... bất thành văn - mặc nhiên xưa nay là thế. Nhiều khi thấy người của cơ quan huyện tỉnh kết hợp đi công tác, họp hành rồi nghỉ ngơi ở những  thành phố du lịch – một màu xam xám comple, sơ mi trắng bên trong giông giống cả loạt – thấy tội nghiệp làm sao.

Nét thẩm mỹ của văn hóa - Ảnh 6

Nét thẩm mỹ của văn hóa - Ảnh 7

Đi quay phim thường mặc rất “phủi”, sao cho tiện, cho mát, nhất là đi quay ở những lễ hội du lịch. Ấy vậy mà có lần một nữ quay phim mặc quần lửng - đang quay ngoài đường, bỗng phải vào một hội trường lấy hình ảnh. Đi lại với đôi chân trần rám nắng, thật ngon lành – ngoài đường lắm ánh mắt nhìn theo, nhưng giữa những người mặc quần áo chỉnh tề thì thật là... quá ngại, không biết dấu chân dài đi đâu cho phải lẽ. Khía cạnh khác của thành ngữ “Ăn cho mình, Mặc cho người” –  ai cũng nên ngẫm lại thành ngữ của người xưa... Ăn lấy ngon, vừa miệng mình - vế thứ nhất của thành ngữ, cũng phải làm sao để phục vụ cho vế thứ hai. Vì nếu cứ ăn một cách ngon lành cho mình – chuẩn bị đi Sài Gòn thì tra ngay trên mạng xem  “25 món không thể không ăn ở Sài Gòn”, đi Đà nẵng thì không thể bỏ qua Bê thui Cầu Mống, bánh tráng thịt heo, kem ký… về Hội An thì cơm gà, bánh ngọt ngon nhất nước ở Du Thuyền, bánh đập xúc hến, chè ngô không đâu có như ở Cẩm Kim, hải sản tươi ngon bổ rẻ ở quán A Rồi... thì không có cách nào mặc cho người – người nhìn mà ngưỡng mộ được.

Nét thẩm mỹ của văn hóa - Ảnh 8

Thế mới biết cái sự “cho người” chẳng đơn giản chút nào – Mặc – Là cách nói về thời trang trên quan điểm cá nhân nhất! Ấy vậy mà có tự do hay không? Thì không hề có chút tự do nào, không kể đến các cô người mẫu dáng chuẩn – thì chỉ cần mỗi quần bò, áo phông cũng đủ để người ta nhìn và bình là mặc đẹp... Vậy thì tự do ở đây cũng phải đấu tranh mới có được, và cuộc đấu tranh với bản thân là muôn trùng khó khăn. Để có thể mặc cho người - một cách tự do với chính mình nhất...

Nét thẩm mỹ của văn hóa - Ảnh 9

Những ảnh hưởng của cái nhìn người đời đến cách mặc của mỗi cá nhân như thước đo, như cách đánh giá... Điều đó cũng mang nhân văn của cả một môi trường xã hội. Đã từng vào thời điểm nào đó, một cô sinh viên đi học nước ngoài về, ước mình có đủ tiền để mua giày, boots, xăng đan cho tất cả những người thân trong nhà, khi thấy họ phải đi dép lê, dép cao su trong giá rét... giờ thì  giày dép quá phổ biến rồi...

Nét thẩm mỹ của văn hóa - Ảnh 10

Nét thẩm mỹ của văn hóa - Ảnh 11

Không phụ thuộc vào điều kiện nữa, mà quan trọng bây giờ là nhận thức, để cho cái đẹp, nét thẩm mỹ của văn hóa mặc luôn được những cái nhìn trân trọng. Dù có bị định đoạt hay chịu ảnh hưởng thì vẫn là tự nguyện, làm đẹp lên cả thế giới bằng chính những điều mình thích. Phụ nữ và thời trang là như thế, nếu được đẹp thì cũng nên kiên trì học lại từ đầu...

Mộc Miên