10:05 18/12/2022

Nhà đầu tư cá nhân bán ròng hơn 2.900 tỷ đồng qua khớp lệnh, tự doanh cũng xả

Kiều Trang

Thống kê từ FiinTrade cho thấy, nhà đầu tư cá nhân tiếp tục bán ròng trong tuần giao dịch vừa qua trong khi đó, khối ngoại mua ròng 1.856 tỷ đồng...

Nhà đầu tư cá nhân tiếp tục bán ròng trong tuần giao dịch vừa qua.
Nhà đầu tư cá nhân tiếp tục bán ròng trong tuần giao dịch vừa qua.

Vn-Index đóng cửa tuần giao dịch vừa qua với 2 phiên giảm, 3 phiên tăng, có thêm 0,67 điểm tương đương 0,06% đóng cửa tại 1.052,48 điểm. Chỉ số duy trì được mức tăng 20,45% kể từ mức thấp nhất 873,78 điểm thiết lập ngày 16/11/2022.

Giá trị giao dịch trung bình một phiên trên sàn HOSE đạt 14.237tỷ đồng, giảm 18,08% so với tuần trước đó, nhưng tăng 4,3% so với trung bình 5 tuần và 8% so với trung bình 20 tuần trước.

Thống kê từ FiinTrade cho thấy, nhà đầu tư cá nhân tiếp tục bán ròng trong tuần giao dịch vừa qua. Theo đó, nhóm này bán ròng 2.166 tỷ đồng trên HOSE. Tính riêng khớp lệnh họ BÁN ròng 2.938 tỷ đồng. Họ mua ròng khớp lệnh mạnh nhất VNM, TPB, GEX, VRE, VIC. Nhà đầu tư Cá nhân bán ròng khớp lệnh nhiều nhất là NVL, VND, VPB, HPG, STB.

Tự doanh cũng bán ròng 26 tỷ đồng trong tuần tính riêng khớp lệnh họ bán ròng 140 tỷ đồng. Top mua ròng khớp lệnh của tự doanh trong tuần gồm NVL, HPG, VND, VPB, FUEVFVND. Top cổ phiếu bị bán ròng gồm MSN, VIC, VNM, VCB, VHM.

Trong khi đó, khối ngoại mua ròng tuần thứ 6 liên tiếp, giá trị mua ròng trong tuần đạt 1856 tỷ đồng trên HOSE. Tính riêng giao dịch khớp lệnh, họ mua ròng 1.641 tỷ đồng. Top cổ phiếu mua ròng khớp lệnh tuần này của nước ngoài gồm NVL, VND, VHM, SSI, HPG. Điểm đáng ghi nhận nhà đầu tư nước ngoài mua ròng mạnh NVL (498 tỷ đồng) bất chấp cổ phiếu này giảm sàn liên tiếp và mới chững lại gần đây. Ngược lại, họ bán ròng VNM, MSN, VRE, VIC, KDH.

Nhà đầu tư cá nhân bán ròng hơn 2.900 tỷ đồng qua khớp lệnh, tự doanh cũng xả - Ảnh 1

Tỉ trọng dòng tiền đang phân bổ mạnh vào nhóm vốn hóa vừa Vn-Midcap với giá trị giao dịch tăng lên 40,19%, chỉ số Vn-Midcap tăng 2,29%. Tỉ trọng giá trị giao dịch bình quân của nhóm vốn hóa lớn VN30 trong tuần giảm xuống 45,59% toàn thị trường, chỉ số giá của nhóm này giảm 0,09%. Trong khi đó tỉ trọng nhóm vốn hóa nhỏ VNSML tăng lên 11,03% trong tuần, chỉ số này tăng 1,79%.

Nhóm Xây dựng và Vật liệu, Chứng khoán, Du lịch và giải trí có tỉ trọng giá trị giao dịch tuần này tăng so với tuần trước, toàn bộ 3 nhóm tăng điểm trong tuần.

Nhóm cổ phiếu Xây dựng và vật liệu có tuần giao dịch mạnh với tỉ trọng giá trị giao dịch tăng lên 6,31% toàn thị trường, cao nhất trong 10 tuần liên tiếp, chỉ số giá ngành tăng 3,07% trong tuần. Điều này cho thấy nhóm này tiếp tục có cầu vào mạnh và chủ động đẩy giá. Trong tuần RCC, FIC, TTB, LGC, FCN, CTR, MST, VC7, LAI là những mã tăng hơn 10% đến 87,5% (RCC).

Nhóm cổ phiếu Xây dựng và vật liệu có nhiều mã phục hồi tốt nhưng vẫn nằm trong top các mã giảm điểm trong vòng 1 năm. Top các mã có giá trị giao dịch cao nhất VCG, CII, FCN, HBC, LCG giảm từ 53% đến 63% trong vòng 1 năm, nằm trong top giảm mạnh nhất thị trường.

Dòng tiền tích lũy ở nhóm Xây dựng và vật liệu giảm nhẹ trong tuần sau khi tăng và giảm đan xen giữa các phiên trong tuần, chỉ số giá tăng. Điều này cho thấy nhóm này có biến động mạnh cả về cung và cầu, tuy nhiên cung giảm và giá tăng. Dòng tiền ở nhóm Xây dựng và vật liệu tăng nhẹ trong tuần cho thấy so với thị trường chung nhóm này thu hút dòng tiền mạnh hơn.

Nhà đầu tư cá nhân bán ròng hơn 2.900 tỷ đồng qua khớp lệnh, tự doanh cũng xả - Ảnh 2

Tuy nhiên, nhóm ngành đáng chú ý trong tuần lại là nhóm Ngân hàng. Nhóm cổ phiếu ngành Ngân hàng có tỉ trọng giá trị giao dịch của ngành tăng lên 20,63% toàn thị trường, chỉ số giá tăng 2,29% với sự phân hóa mạnh của các cổ phiếu với 17/27 mã tăng điểm.

Nhóm cổ phiếu giao dịch mạnh STB, VPB, SHB, VCB, MBB, TCB, LPB, TPB, EIB, HDB tăng điểm trừ LPB trong đó EIB tăng mạnh nhất 22,87%. Tính từ đầu năm trong top 10 này chỉ có VCB và EIB tăng điểm trong khi SHB, TCB, TPB giảm từ 40% trở lên.