11:13 15/03/2017

Những công dụng tuyệt vời của trái dứa, bạn có biết?

PV

Những công dụng tuyệt vời của trái dứa, bạn có biết? - Ảnh 1

Dứa giúp cải thiện hệ tiêu hoá Lượng enzim bromelain trong dứa có lợi cho quá trình tiêu hoá và đảm bảo trung hòa được lượng axit. Bromelain cũng giúp chữa lành vết thương, giảm đau khi bị bệnh viêm khớp, giúp điều trị chứng khó tiêu và hoạt động như chất chống viêm. Cũng nhờ hợp chất bromelain, nước ép dứa ngăn ngừa các triệu chứng ho và cảm lạnh và các triệu chứng khác. Bromelain giúp cải thiện hơi thở của chất nhầy trong khu vực hô hấp. Nó cũng có lợi trong việc điều trị mụn trứng cá, eczema, bệnh vẩy nến, viêm da và bệnh rosacea.  Tốt cho thị lực Chất beta-carotene và vitamin A trong dứa rất tốt cho thị lực. Uống nước ép dứa ngăn chặn thoái hóa điểm vàng và làm giảm nguy cơ mất thị lực ở tuổi già, theo khuyến cáo của nhiều nghiên cứu. Chất chống oxy hóa giúp giải quyết các vấn đề về mắt liên quan và duy trì đôi mắt khoẻ mạnh. Giúp xương chắc khoẻ Dứa có nhiều mangan là chất tốt trong việc duy trì xương khỏe mạnh. Một cốc nước ép dứa chứa khoảng 73% lượng mangan cho nhu cầu hàng ngày của cơ thể. Dứa giúp phát triển xương ở giai đoạn trẻ và tăng cường cho xương khoẻ mạnh ở giai đoạn khác. Nước ép dứa có chứa vitamin C giúp giải quyết các vấn đề liên quan đến răng nướu. Bên cạnh lợi ích giúp xương khoẻ mạnh, mangan cũng rất hữu ích trong việc chữa lành vết thương, điều chỉnh lượng đường trong máu, làm tăng khả năng miễn dịch và giữ cho làn da khỏe mạnh . Chống viêm khớp và đau khớp Uống một ly nước ép dứa rất có thể giúp làm giảm bớt các dấu hiệu và triệu chứng của viêm khớp do của nó chống viêm trong tự nhiên. Nước dứa ép làm giảm đau cho người già, người bị viêm khớp lần đầu. Nước ép dứa cũng giúp giảm đau cơ bắp. Thêm nữa enzyme bromelain trong dứa giúp giảm viêm và sưng. Dứa giảm nguy cơ cao huyết áp Nước dứa ép làm giảm huyết áp do chứa đầy đủ kali và ít natri. Tỷ lệ này của kali và natri là cách tốt nhất để chống lại bệnh cao huyết áp. Một cốc nước ép dứa chứa khoảng 1 mg natri và 195 mg kali. Vì vậy, những người bị cao huyết áp nên sử dụng nước dứa thường xuyên. Tăng sức khỏe tim mạch Nước dứa ép cải thiện lưu thông máu, tốt cho sức khỏe tim mạch và đảm bảo lưu lượng máu trong hệ thống tuần hoàn. Thêm nữa, bromelain trong dứa làm loãng máu giúp giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim, đột quỵ và bệnh tim mạch khác. Chất chống oxy hóa trong vitamin C cũng giảm nguy cơ bệnh tim bằng cách chống các gốc tự do. Vitamin C ngăn ngừa xơ vữa động mạch và hoạt động như là chống đông máu.

Những công dụng tuyệt vời của trái dứa, bạn có biết? - Ảnh 2

Lưu ý: Để không bị ngộ độc dứa  Gọt mắt sâu: Khi mua dứa bạn cần chọn những quả  tươi, nguyên lành, không dập nát, gọt dứa phải hết lớp vỏ, cắt sâu cho hết mắt. Ngâm nước muối nhạt: Dứa sau khi gọt sạch vỏ và phần mắt nên cắt thành từng miếng và ngâm trong nước muối pha loãng khoảng 10 phút để men phân giải bị ức chế trong muối. Với cách này khi ăn không còn cảm giác rát lưỡi, tăng kích thích niêm mạc miệng, lưỡi và dậy vị thơm ngọt của dứa. Nấu chín dứa: Đối với người có cơ địa mẫn cảm, hay bị dị ứng và trẻ em nên ăn dứa đã xào, nấu vì khi xào nấu dưới tác động của nhiệt khả năng gây dị ứng của dứa không còn nữa. Không ăn dứa khi đói: Không nên ăn dứa khi đói vì các acid hữu cơ của dứa và bromelin tác động mạnh vào dạ dày, ruột, gây cho bạn cảm giác nôn nao khó chịu. Cách chọn dứa ngon - Màu sắc: Phần cuống dứa là nơi cho biết độ ngọt của trái dứa. Nếu trái dứa có màu vàng tươi từ cuống cho đến phần cuối hoặc vài chỗ hơi xanh thì trái đã chín, ngọt. Trái vàng đều thì độ ngọt càng cao. Nếu dứa không đều màu và có những chấm nâu đậm, vàng đồng hay vàng ngả sang đỏ thì trái đã chín quá mức. Bạn không nên chọn trái dứa còn xanh, vì trái chưa chín và cũng không thể chín sau khi mua. - Hình dáng: Dứa ngắn quả (dáng tròn bầu) thì có nhiều thịt dứa hơn quả dài (dáng ống dài). Nên chọn quả có mắt dứa lớn và càng thưa càng tốt để sau khi gọt bỏ hết mắt dứa sẽ có được phần cùi dày. - Mùi thơm: Để kiểm tra mức độ tươi và chín của dứa, bạn có thể ngửi mùi ở phần cuối của trái. Nên chọn những trái có mùi thơm ngọt và tươi. Nếu tỏa mùi quá ít hoặc không có mùi là do trái chưa chín. Ngược lại những trái dứa quá chín sẽ có mùi hơi chua kiểu lên men, tựa như mùi giấm hoặc mùi quá ngọt. - Cảm nhận bằng tay: Trái dứa chín quá mức sẽ bị mềm, bạn sẽ cảm nhận được điều này khi sờ bằng tay. Lớp vỏ của trái dứa quá chín thường bị nhăn. Những trái dứa tươi, vừa chín tới sẽ không quá cứng cũng không quá mềm. Phần vỏ có nấm mốc, rỉ nước hay bị nứt là những dấu hiệu cho thấy trái dứa đã bị hư hỏng. Bảo quản dứa thế nào? Chỉ nên chọn mua dứa khi bạn có ý định sử dụng ngay. Trong trường hợp chưa cần dùng đến, nên để dứa ở nơi mát, tránh ánh nắng và không để quá 2 đến 3 ngày. Cách gọt dứa nhanh Có rất nhiều cách gọt dứa khác nhau vừa nhanh lại vừa đẹp mắt. Dưới đây cách gọt dứa thông thường nhất bạn có thể ứng dụng nhé: 
Bước 1: Cắt bỏ 2 đầu. Dựng đứng quả, gọt sạch vỏ bên ngoài. Rửa nước.
Bước 2: + Xác định hướng xéo của các mắt thơm, đặt dao nghiêng, khứa 2 bên mắt sao cho 2 nhát dao tạo hình chữ V thì sẽ lấy bỏ được phần mắt thơm này ra. 
+ Xác định hướng hơi thẳng của các mắt thơm, cũng đặt dao nghiêng, khứa ở hai bên mắt và bỏ phần mắt thơm ra.
Bước 3: Làm lần lượt hết các đường. Vậy là xong. 

Vũ Linh