16:41 27/03/2015

Những vị thuốc ngọt ngào

PV

1. Mật ong Mật ong từ xưa đến nay luôn được coi là loại thực phẩm bảo vệ sức khỏe quý báu do thiên nhiên ban tặng. Khả năng miễn dịch: Trong mật ong có rất nhiều chất xúc tác và khoáng chất, có thể nâng cao khả năng miễn dịch cơ thể. Cách dùng: Pha 2 thìa mật ong và 1/4 thìa nước chanh tươi vào cốc nước, mỗi ngày uống 3 - 4 cốc.

Những vị thuốc ngọt ngào - Ảnh 1

Kháng khuẩn tiêu viêm, thúc đẩy các tổ chức tái sinh: Mật ong chất lượng tốt cất giữ trong phòng vài năm cũng chưa bị hỏng, tức là khả năng chống thối của mật ong rất tốt. Nó có tác dụng ức chế cầu khuẩn mắt xích, cầu khuẩn hình chuỗi nho, khuẩn hình que bạch hầu… Cách dùng: Khi xử lý vết thương, bôi mật ong vào chỗ đau, có thể giảm đau, chống nhiễm trùng, giúp vết thương mau lành. Mát phổi, chống ho: Mật ong làm mát phổi và có tác dụng nhất định trong việc ngăn ngừa bị ho, nên thường được dùng hỗ trợ chữa trị lao phổi và viêm phế quản.  Bảo vệ tim mạch và máu: Mật ong có tác dụng giãn nở động mạch vành và nuôi cơ tim, cải thiện chức năng cơ tim, điều hòa huyết áp. Cách dùng: đối với bệnh nhân bị bệnh tim, mỗi ngày uống từ 50 đến 140g mật ong trong 1 - 2 tháng, cơ thể chuyển đổi bệnh tình. Người bị cao huyết áp, mỗi ngày uống nước pha mật ong hai lần vào buổi sáng và tối. Chữa mất ngủ: Mật ong có tác dụng giải tỏa căng thẳng thần kinh, và có tác dụng nhất định trong giảm đau. Các loại đường glucô, vitamin, khoáng chất canxi, phốtpho đều có chức năng điều tiết thần kinh, giúp ngủ ngon. Cách dùng: Người bị suy nhược thần kinh trước khi đi ngủ uống một thìa mật ong. Mật ong từ hoa táo là loại mật ong công hiệu nhất. Dưỡng da: Làm mặt nạ mật ong bằng cách: Trộn một quả trứng gà với một thìa mật ong, sau khi bôi lên mặt, dùng tay massage toàn bộ mặt, đợi sau khi khô rửa lại bằng nước sạch, mỗi tuần hai lần, có tác dụng mịn da, chống nếp nhăn. 2. Cam thảo Từ ngàn năm nay, người Trung Quốc, Hy Lạp và Ai Cập đã dùng cam thảo chữa những bệnh đường hô hấp và bao tử nhờ tác dụng làm dịu các màng gây kích ứng và giảm tắc nghẽn đường hô hấp trên. Nó cũng là bài thuốc dùng trong kháng viêm do dị ứng và khỏe gan. Thời đó, cam thảo cũng là thức uống giải khát cho lữ khách và binh lính.

Những vị thuốc ngọt ngào - Ảnh 2

Chữa tâm phế suy nhược, khó thở, mạch nhỏ yếu (trụy tim mạch, hạ huyết áp): Dùng cam thảo 12g, đương qui 10g, sâm Triều Tiên 8g, tán thành bột uống mỗi lần 4g. Mỗi ngày uống 3 - 4 lần hay sắc uống nếu nguy cấp. Chữa ho lao, ho lâu ngày: Cam thảo nướng 120g tán thành bột. Uống mỗi lần 4g. Mỗi ngày uống 3 - 4 lần. Có thể lấy cam thảo 6g, mật ong 30g, giấm ăn một giọt pha với nước ấm, uống vào buổi sáng sớm và tối. Chữa suy nhược thần kinh: Dùng cam thảo nướng 15g nấu lấy nước uống, uống hết trong ngày. Chữa ngộ độc thuốc kháng sinh: Cam thảo sống 15g, nấu lấy nước uống thay trà cho đến khi hết triệu chứng bệnh. Trị viêm họng mạn tính: Dùng cam thảo sống 10g ngâm nước sôi để uống như nước trà, hết ngọt bỏ đi, uống liên tục cho đến hết triệu chứng bệnh. Kiêng ăn cá, ớt, đường, bệnh nhẹ uống 1 - 2 tháng, còn nặng hơn uống 3 - 5 tháng. Trị xuất huyết dưới da và niêm mạc do giảm tiểu cầu: Cam thảo 12 - 20g nấu lấy nước, chia 2 phần uống trong ngày (sáng và tối), mỗi lần uống 10 - 52 ngày đạt hiệu quả 85%. Cao cam thảo chữa loét bao tử: Lấy 2 phần cao cam thảo, nước cất 1 phần hòa tan, ngày uống 3 lần, mỗi lần 1 thìa nhỏ, không uống quá ba tuần lễ. Hoặc ngày uống 1 -2 thìa nhỏ cam thảo mềm chữa các chứng mụn nhọt, ngộ độc. 3. Rau mầm Rau mầm được đánh giá là có giá trị dinh dưỡng cao gấp 5 lần so với các loại rau bình thường. Cụ thể, lượng dinh dưỡng trong 50 gam rau mầm tương đương với lượng dinh dưỡng trong 200 gam rau bình thường. Theo nhiều nghiên cứu, trong rau mầm cũng có chứa rất nhiều loại amino axit, vitamin (B, C, E, A…) với hàm lượng cao. Ngoài ra, rau mầm còn rất giàu chất xơ cùng chất khoáng, là những chất cần thiết cho cơ thể.

Những vị thuốc ngọt ngào - Ảnh 3

Rau mầm cũng có chứa enzym tiêu hóa và một số thành phần cao cấp nhất của chất chống oxy hóa. Một chén rau mầm chứa 119 %vitamin C mà cơ thể cần trong ngày. Nó cũng có chứa nhiều men kích thích tăng trưởng, giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng, ngừa cảm cúm, giảm cholesterol thừa trong máu. Đơn cử, trong rau mầm cải củ, hàm lượng vitamin C cao gấp 29 lần trong sữa, vitamin A cao gấp 4 lần và hàm lượng canxi cao gấp 10 lần trong khoai tây. Đây cũng là một nguồn cung cấp dồi dào carotene, chlorophyl, đạm dễ tiêu. Tương tự, trong giá đậu xanh cung cấp 32 calo và 0,84 gam chất xơ và 21-28 % protein. Cũng nhờ giàu các vitamin, rau mầm còn có tác dụng giúp cơ thể tăng sức đề kháng, giữ gìn làn da mịn màng tươi tắn. Nguồn vitamin E và vitamin C dồi dào trong rau mầm giúp làm chậm quá trình lão hoá và tăng cường sinh lực. Một nghiên cứu của các nhà khoa học Australia cho thấy, hầu như tất cả các loại ra mầm (nhất là rau mầm củ cải trắng, bông cải xanh) đều có chứa chất glucosinonates (GSL). Khi nhai trong miệng, chất này sẽ biến thành chất isothiocyanates (ITC) giúp cơ thể chống lại sự phát triển tế bào ung thư. Tuy nhiên chất GSL chỉ có nhiều trong rau mầm và ít dần khi cây lớn. Tuy nhiên, không phải rau mầm nào cũng ăn được. Bạn nên nhớ không được ăn rau mầm cây sắn, rau mầm khoai lang, rau mầm các loại dưa, rau mầm đậu ván và đậu trứng chim vì chúng có hàm lượng lớn glucozid sinh axit cyanhydric khiến bạn dễ bị nhiễm độc. 4. Chuối Chuối được dùng làm thuốc trong cả Đông y và Tây y. Ở các nước phương Tây, bệnh nhân bị tiêu chảy thường được bác sĩ khuyên ăn chuối. Chất pectin trong chuối làm nhẹ bớt chứng tiêu chảy và giảm nguy cơ ung thư ruột. Loại quả này còn giúp thức ăn dễ tiêu, kích thích tái tạo niêm mạc dạ dày, tăng tiết chất nhầy và làm lành các vết loét ở bộ phận này.

Những vị thuốc ngọt ngào - Ảnh 4

Chuối chín chứa nhiều protein, glucid, các loại vitamin (nhất là vitamin C và B6), các chất khoáng, đặc biệt là kali. Các nghiên cứu hiện đại cho thấy, chuối chín có tác dụng giảm buồn nôn, giảm cholesterol xấu, tăng cholesterol tốt, chống xơ vữa động mạch. Trong quả chuối chín cũng có một chất đặc biệt giúp não sản sinh ra chất hydroxylamin, làm giảm nhẹ tâm trạng lo lắng, buồn phiền. Do đó, những người bị stress, xúc động mạnh hoặc buồn bực quá mức nên ăn 2-3 quả chuối/ngày. Trong y học cổ truyền, chuối cũng được sử dụng như một vị thuốc quý. Loại quả này vị ngọt, tính bình, có khả năng bổ tỳ vị, nhuận tràng, lợi tiểu, chữa bệnh ngoài da. Theo sách "Bản thảo cầu nguyên", chuối có tác dụng chỉ khát, nhuận phế, giải say rượu, thanh tỳ, hoạt trường... Sau đây là một số bài thuốc cụ thể: - Chữa trĩ: Lấy 1 - 2 quả chuối tiêu bỏ vỏ, thái từng miếng, cho thêm chút đường phèn vào hấp cách thủy cho chín, mỗi ngày ăn 1 - 2 lần, ăn liên tục vài ngày. - Trị lang ben, hắc lào: Bổ dọc quả chuối tiêu xanh, xát mạnh mặt cắt lên vùng bệnh. Làm nhiều lần. - Trị mụn nhọt: Chuối tiêu xanh bỏ vỏ, nghiền nát, đắp vào chỗ bị tổn thương, ngày 2 lần. - Bồi bổ cho người già, người suy nhược: Chuối tiêu chín 15 quả bóc bỏ vỏ, ngâm với 1 lít rượu gạo trong 15 ngày. Mỗi ngày dùng 30 - 35 ml. - Chữa táo bón cho trẻ em: Lấy 1 - 2 quả chuối tiêu chín nướng trên bếp than cho đến khi vỏ quả ngả màu đen, chín nhũn. Để gần nguội thì cho trẻ ăn. 5. Củ cải trắng Các chất dinh dưỡng trong củ cải giúp thúc đẩy và hỗ trợ hệ tiêu hóa. Các chất xơ trong loại thực phẩm này cũng giúp thúc đẩy sự hấp thu kẽm và khoáng chất. Với những người bị mắc bệnh viêm dạ dày và viêm niêm mạc dạ dày, việc tiêu hóa thức ăn sẽ rất khó khăn và gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe. Hãy khắc phục tình trạng này bằng cách ăn nhiều củ cải trắng. Khản tiếng, không nói được: Củ cải tươi sống có vị cay, tính mát, sẽ có tác dụng chữa khản tiếng rất hiệu quả. Bạn hãy lấy 300g củ cải sống, rửa sạch vắt lấy nước, cộng với 20g gừng sống giã vắt lấy nước, sau đó trộn hai thứ vào nhau rồi uống ngày 3 lần, uống 2 ngày, sẽ thấy rất hiệu quả. Chảy máu cam: Củ cải sống có tác dụng làm giảm tình trạng chảy máu cam ở cả trẻ nhỏ và người lớn. Hãy lấy 300g củ cải sống, rửa sạch giã vắt lấy 1/2 bát nước hòa thêm một ít rượu rồi đun nóng, lấy nước này nhỏ vào mũi ngày 3 – 4 lần, bạn sẽ thấy tác dụng nhanh chóng. Trị hen suyễn, tiêu đờm: Củ cải có vị cay ngọt, mùi thơm, tính bình có tác dụng thông khí, tiêu đờm, trừ hen suyễn... Lá củ cải cũng có vị cay, đắng, tính bình, có tác dụng tiêu tích, làm long đờm. Đây là các bài thuốc mà Đông y rất hay dùng để trị hen suyễn, tiêu đờm. Bạn có thể say củ cải sống hoặc lá cải, rồi ép lấy nước và đun lên uống hoặc dùng củ cải làm thức ăn như luộc, kho với thịt... đều có hiệu quả chữa các bệnh này. Đau sỏi mật: Bài thuốc chữa đau sỏi mật bằng củ cải trắng được Đông y rất tin dùng. Bạn hãy lấy 300g củ cải sống, thái to thành từng miếng như ngón tay, tẩm với mật ong (dùng mật ong màu vàng nhạt). Đặt củ cải đã tẩm mật ong lên chảo rồi sấy khô trên than hoặc lửa. Khi khô lại tẩm mật ong và sấy khô không để chảy nước, ăn củ cải sấy khô và uống một ít nước muối loãng ngày 2 lần, dùng trong một tháng, sẽ thấy tác dụng không ngờ đến. 6. Quất hồng bì

Những vị thuốc ngọt ngào - Ảnh 5

Tất cả các bộ phận của cây quất hồng bì đều có thể sử dụng làm thuốc chữa bệnh. Lá (hoàng bì diệp) có vị đắng và cay, tính bình hơi ấm; có tác dụng giải cảm, hạ sốt, long đờm và giảm ho. Dân gian thường dùng lá hồng bì để nấu nước gội đầu, cho sạch gầu và mượt tóc. Còn quả hồng bì thì có rất nhiều tác dụng: Chữa ho do ngoại cảm (ho gió): Dùng vài quả hồng bì (khoảng 20 - 30g), bổ đôi, hấp với đường, chia ra ăn trong ngày.  Chữa chứng bệnh hay nấc: Dùng 15 – 20 quả quất hồng bì chín, dầm nát kết hợp với 1 thìa cà phê đường hoặc mật ong, hấp cách thủy, khi quả quả chín, dầm nát pha nước uống. Chữa tốt bệnh ho gà: Quả phơi khô, bỏ hạt 50g, vỏ rễ dâu (tang bạch bì) 50g, củ sả 50g, củ bách bộ 50g, ô mai 50g, cát cánh 50g, hạnh nhân 50g, kinh giới 50g, cam thảo 50g, bạc hà 50g. Tất cả sắc với nhiều lần nước. Lấy nước đặc, thêm đường nấu thành si rô. Mỗi lần uống 1 – 5 thìa tùy theo lứa tuổi và tình trạng bệnh nặng hay nhẹ. 7. Quả lê Tác dụng trị ho, tiêu đờm của lê xưa nay đã được thừa nhận. Việc ăn lê giúp nhuận phổi, giáng hỏa, sinh tân dịch, dưỡng huyết, chữa khản tiếng, nhuận tràng, chữa nhọt, giã rượu với hiệu quả khá cao. Theo phân tích khoa học, quả lê chứa protein, lipid, cenlulose, canxi, phốt pho, sắt, caroten, vitamin B1, B2, C, đường gluco, axít acetic... Việc ăn lê thường xuyên có tác dụng tốt trong điều trị bệnh cao huyết áp, tim mạch (dẫn tới váng đầu hoa mắt, tim đập loạn nhịp, ù tai), lao phổi, viêm phế quản cấp tính. Hàm lượng vitamin, đường khá phong phú trong quả lê có tác dụng bảo vệ gan, dưỡng gan và lợi tiêu hóa khá tốt.

Những vị thuốc ngọt ngào - Ảnh 6

Ho khan do phế nhiệt: Lê vài quả bỏ hạt, giã nhỏ, cho đường phèn vào trong, hấp cách thủy đến khi tan đường thì ăn; thuốc có tác dụng thanh nhiệt, giảm ho. Ho nhiều đờm lẫn máu: Lấy 1,5 kg lê bỏ hạt, ninh thành cao, cho mật ong với lượng vừa phải vào trộn đều. Mỗi lần lấy ra 2 - 3 thìa con hòa nước sôi uống. Thuốc có tác dụng nhuận phổi, sinh tân dịch, tan đờm. Chữa chứng ợ hơi: Lê 1 quả, đinh hương 15 hạt, đem bỏ hạt lê, cho đinh hương vào trong, bọc 4 - 5 lần giấy ướt, om nhừ để ăn. Viêm khí quản: Lê 2 quả, bột xuyên bối 10 gam, đường phèn 30 gam. Bỏ hạt lê, cho bột xuyên bối và đường phèn vào trong quả lê, hấp ăn ngày 2 lần vào sáng sớm và tối. Trẻ em bị phong nhiệt, chán ăn: Lê 3 quả rửa sạch, thái miếng, đổ 3 lít nước, đun đến khi cạn còn 1 lít, bỏ bã, đổ gạo vào nấu cháo cho trẻ ăn. 8. Khoai lang Khoai lang không chỉ là thực phẩm quen thuộc trong dân gian, mà lá và củ còn là vị thuốc trị nhiều bệnh. Trong Đông y, khoai lang có tính bình, vị ngọt, có tác dụng bồi bổ cơ thể, ích khí, cường thận, kiện vị, tiêu viêm, thanh can, lợi mật, sáng mắt. Chất xơ của khoai là loại Pectin có tác dụng giúp tiêu hóa tốt.

Những vị thuốc ngọt ngào - Ảnh 7

Khoai lang có nhiều loại như ruột vàng, ruột đỏ, ruột trắng… nhưng khi ăn nên chọn khoai vỏ đỏ ruột vàng, nếu để giải cảm và chữa táo bón thì dùng khoai vỏ trắng, ruột trắng. Trong khoai lang có chất đường, nếu ăn nhiều, nhất là khi đói sẽ gây tăng tiết dịch vị làm nóng ruột, ợ chua, sinh hơi trướng bụng. Vì vậy, không nên ăn lúc đói. Nên ăn khoai như rau, hằng ngày ăn 200 – 300g khoai tươi nấu với thịt hoặc rám mỡ, vừa có thể giảm bớt lượng cơm, vừa có đủ vitamin nếu ít ăn các loại rau lá. Giải cảm sốt: Trời mùa đông dễ phải cảm, khiến sốt. Bạn có thể hỗ trợ thuốc bằng cách dùng khoai lang trắng đã được phơi khô, gừng, sắc uống hoặc nấu cháo. Chữa táo bón: Ăn khoai trắng luộc đơn thuần hoặc chấm mật, chấm vừng. Viêm tuyến vú: Phụ nữ sau sinh thường bị viêm tuyến vú, khiến đau nhức khó cho con bú. Bạn có thể dùng củ khoai lang trắng gọt vỏ, giã nhuyễn đắp lên vú. Hoặc nếu bị thiếu sữa thì dùng lá khoai lang non xào với thịt lợn ăn trong ngày. Vàng da sinh lý cho trẻ: Nấu cháo đặc bằng khoai với gạo hoặc bột ngô.

Hoài Phương