Phạt tới 70 triệu đồng nếu vi phạm quyền lợi người tiêu dùng
Hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có thể chịu mức phạt tối đa 70 triệu đồng
Theo Nghị định 19/2012/NĐ-CP vừa được Chính phủ ban hành, hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có thể chịu mức phạt tối đa 70 triệu đồng.
Cụ thể, với những hành vi như sử dụng thông tin của người tiêu dùng không phù hợp với mục đích đã thông báo với người tiêu dùng và không được người tiêu dùng đồng ý; chuyển giao thông tin của người tiêu dùng cho bên thứ ba khi chưa có sự đồng ý của người tiêu dùng, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác, sẽ bị mức phạt tiền từ 10 - 20 triệu đồng.
Đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thực hiện một trong các hành vi vi phạm quấy rối người tiêu dùng thông qua tiếp thị hàng hóa, dịch vụ trái với ý muốn của người tiêu dùng từ 2 lần trở lên; có hành vi gây cản trở, ảnh hưởng đến công việc, sinh hoạt bình thường của người tiêu dùng cũng chịu mức phạt này.
Riêng quảng cáo lừa dối người tiêu dùng bị phạt tiền từ 20 - 30 triệu đồng.
Hành vi quảng cáo lừa dối hoặc gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về một trong các nội dung sau: hàng hóa, dịch vụ mà tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ cung cấp; uy tín, khả năng kinh doanh, khả năng cung cấp hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ; nội dung, đặc điểm giao dịch giữa người tiêu dùng với tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ sẽ bị phạt tiền từ 20 - 30 triệu đồng.
Với các tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ ép buộc người tiêu dùng thông qua việc thực hiện một trong các hành vi vi phạm như dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc các biện pháp khác gây thiệt hại đến sức khỏe, danh dự, uy tín, nhân phẩm, tài sản của người tiêu dùng để ép buộc giao dịch; lợi dụng hoàn cảnh khó khăn của người tiêu dùng hoặc lợi dụng thiên tai, dịch bệnh để ép buộc giao dịch, sẽ bị mức phạt từ 10 - 30 triệu đồng.
Đặc biệt, Nghị định 19 cũng áp dụng mức phát tới 70 triệu đồng hành vi kinh doanh hàng hóa không đảm bảo chất lượng. Cụ thể, phạt từ 50 - 70 triệu đồng đối với hành vi vi phạm như lợi dụng hoàn cảnh khó khăn của người tiêu dùng hoặc lợi dụng thiên tai, dịch bệnh để cung cấp hàng hóa, dịch vụ không đảm bảo chất lượng; kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không bảo đảm chất lượng gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người tiêu dùng.
Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/5/2012.
Cụ thể, với những hành vi như sử dụng thông tin của người tiêu dùng không phù hợp với mục đích đã thông báo với người tiêu dùng và không được người tiêu dùng đồng ý; chuyển giao thông tin của người tiêu dùng cho bên thứ ba khi chưa có sự đồng ý của người tiêu dùng, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác, sẽ bị mức phạt tiền từ 10 - 20 triệu đồng.
Đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thực hiện một trong các hành vi vi phạm quấy rối người tiêu dùng thông qua tiếp thị hàng hóa, dịch vụ trái với ý muốn của người tiêu dùng từ 2 lần trở lên; có hành vi gây cản trở, ảnh hưởng đến công việc, sinh hoạt bình thường của người tiêu dùng cũng chịu mức phạt này.
Riêng quảng cáo lừa dối người tiêu dùng bị phạt tiền từ 20 - 30 triệu đồng.
Hành vi quảng cáo lừa dối hoặc gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về một trong các nội dung sau: hàng hóa, dịch vụ mà tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ cung cấp; uy tín, khả năng kinh doanh, khả năng cung cấp hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ; nội dung, đặc điểm giao dịch giữa người tiêu dùng với tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ sẽ bị phạt tiền từ 20 - 30 triệu đồng.
Với các tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ ép buộc người tiêu dùng thông qua việc thực hiện một trong các hành vi vi phạm như dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc các biện pháp khác gây thiệt hại đến sức khỏe, danh dự, uy tín, nhân phẩm, tài sản của người tiêu dùng để ép buộc giao dịch; lợi dụng hoàn cảnh khó khăn của người tiêu dùng hoặc lợi dụng thiên tai, dịch bệnh để ép buộc giao dịch, sẽ bị mức phạt từ 10 - 30 triệu đồng.
Đặc biệt, Nghị định 19 cũng áp dụng mức phát tới 70 triệu đồng hành vi kinh doanh hàng hóa không đảm bảo chất lượng. Cụ thể, phạt từ 50 - 70 triệu đồng đối với hành vi vi phạm như lợi dụng hoàn cảnh khó khăn của người tiêu dùng hoặc lợi dụng thiên tai, dịch bệnh để cung cấp hàng hóa, dịch vụ không đảm bảo chất lượng; kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không bảo đảm chất lượng gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người tiêu dùng.
Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/5/2012.