09:12 21/05/2018

Phòng tránh bệnh thoát vị đĩa đệm

Diệu Hương

Ngày này không chỉ người già mà những bạn trẻ cũng có nguy cơ cao mắc chứng thoát vị đĩa đệm cột sống, gây đau đớn ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống. Tùy từng giai đoạn của bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định, bệnh nhân có thể điều trị bảo tồn hay mổ để đạt hiệu quả tối ưu.

Phòng tránh bệnh thoát vị đĩa đệm - Ảnh 1.
Cấu trúc đĩa đệm bao gồm 2 phần: nhân nhầy và bao xơ bên ngoài. Đĩa đệm nằm giữa 2 đốt sống có khả năng hấp thu xung động, chịu trọng tải và tác động lớn, bảo vệ cột sống.Nguyên nhân thoát vị đĩa đệm xuất phát từ quá trình thoái hóa cột sống, cộng thêm chấn thương do các tác động cơ học hoặc vận động hàng ngày khiến bao xơ đĩa đệm bị rách. Nhân nhầy thoát ra ngoài chèn ép dây thần kinh cột sống.Thoái hóa là tiến trình tất yếu theo thời gian, khiến cấu trúc sụn khớp hư tổn, đĩa đệm bị mất nước và bào mòn, xuất hiện các tổn thương vi thể. Khi đó, các hoạt động liên quan đến cột sống như cúi gập người, mang vác vật nặng sai cách, xoay người đột ngột hoặc các chấn thương như té ngã, bước hụt chân... sẽ gây áp lực lớn lên đĩa đệm, làm chúng dễ bị thoát vị.Khi có dậu hiệu bệnh, xuất hiện các cơn đau nhức bất thường ở cột sống, người mắc nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ chuyên khoa xương khớp để điều trị kịp thời và đúng phương pháp làm tăng khả năng chữa lành bệnh.Những ai dễ mắc bệnh? Theo bác sĩ Trần Quốc Khánh, Khoa phẫu thuật cột sống, Bệnh viện Việt Đức, Hà Nội, trong các bệnh lý về xương khớp thì thoát vị đĩa đệm cột sống là bệnh có tỉ lệ gặp rất cao. Thường gặp ở hai vị trí là cột sống cổ và cột sống thắt lưng. Có nhiều nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm ơ hai vị trí này. Nguyên nhân hay gặp nhất là:Thứ nhất do công việc: Những người hay phải mang vác nặng thì thường trọng lượng của vật mang vác đè vào cột sống làm cho đĩa đệm tổn thương và thoát vị.Hai là những người có công việc bắt buộc ngồi lâu một tư thế như lái xe đường dài, lái xe taxi.Thứ ba là những người hay làm các động tác gắng sức như là các ban nhạc thổi kèn, những người làm thổi các dụng cụ thủy tinh.Nguyên nhân thứ tư có thể gặp đó là những người bị tai nạn làm cho đĩa đệm tổn thương vỡ ra chèn thần kinh.Ngoài ra, những thói quen không tốt trong cuộc sống hàng ngày cũng làm tăng nguy cơ thoát vị, như chị em hay đi guốc quá cao, hoặc nằm võng, nằm nệm quá mềm hay các bạn trai hay nằm ở ghế sofa kê gối rất cao để xem ti vi. Đó là những yếu tố, nguy cơ làm tăng bệnh thoát vị đĩa đệm.Ở những người trên 30 tuổi, cột sống bắt đầu thoái hóa đĩa đệm thường không còn mềm mại, nhân nhày có thể bị khô, vòng sụn bên ngoài xơ hóa, rạn nứt và có thể rách khi nếu có một lực tác động mạnh vào cột sống. Các bệnh lý cột sống bẩm sinh như gai đôi cột sống, gù vẹo, thoái hóa cột sống cũng là các yếu tố thuận lợi gây thoát vị đĩa đệm.
Phòng tránh bệnh thoát vị đĩa đệm - Ảnh 2.
Triệu chứng Giữa thoát vị đĩa đệm cột sống cổ và cột sống thắt lưng thì thoát vị thắt lưng chiếm tỉ lệ cao hơn. Triệu chứng của bệnh nhân thoát vị cột sống là đau, tùy vào vị trí thoát vị sẽ có những biểu hiện đau đặc trưng. Triệu chứng điển hình của thoát vị đĩa đệm ở cổ, đó là đầu tiên đau cột sống cổ, đau lan xuống vai sau đó lan xuống cánh tay, cẳng tay, có thể lan ở một bên hoặc là hai bên, nếu thoát vị ở cổ cao có thế đau lan lên gáy, cảm thấy tê tay.Đối với lưng thì đau lưng là triệu chứng điển hình nhất, kèm theo là cơn đau lan xuống mông, chân, thường cơn đau sẽ chạy dọc xuống mặt sau đùi, hay mặt ngoài của đùi, sau lan xuống sau khoeo, mặt sau cẳng chân.Đối với bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm, triệu chứng chính là những cơn đau hành hạ làm bệnh nhân không ngủ được, mất tập trung trong công việc, giảm chất lượng cuộc. Trường hợp thoát vị để muộn sẽ có biến chứng hay gặp, đầu tiên là teo tay, teo bả vai, teo các ngón tay, teo mông, chân. Nếu để muộn nữa có thể yếu tay khó cầm nắm các vật, thiếu tinh tế, dáng đi loạng choạng, nặng hơn thì rối loạn đại tiểu tiện.Giải pháp điều trị
Bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm luôn có tâm lý muốn được trị dứt điểm những cơn đau, tránh những biến chứng. Có nhiều phương pháp điều trị, như dùng thuốc, nằm nghỉ ngơi, châm cứu, phục hồi chức năng, xoa bóp, bấm huyệt và phẫu thuật. Tùy từng trường hợp cụ thể, hiện nay có mổ nội soi, mổ ít xâm lấn, mổ mở, dùng sóng cao tần, nặng hơn thì thay đĩa đệm nhân tạo.Hiện nay, với trang thiết bị hiện đại, tỉ lệ thành công mổ cột sống rất cao. Để hạn chế tái phát sau phẫu thuật cột sống, một tháng sau mổ, người bệnh nên đeo nẹp lưng liên tục, mổ cổ cũng đeo nẹp hỗ trợ cột sống cổ liên tục 1 tháng. Sau 3 tháng, bệnh nhân đỡ đau nhiều, nên tập nhẹ nhàng, hạn chế hoạt động mạnh đột ngột.
Phòng tránh bệnh thoát vị đĩa đệm - Ảnh 3.
Cách đơn giản phòng tránh Thoát vị đĩa đệm là bệnh phổ biến có thể gây tàn phế nếu không được điều trị. Tuy nhiên, căn bệnh này có thể phòng ngừa được bằng những biện pháp đơn giản như sau:Sống lành mạnh: Luôn duy trì chế độ ăn uống, sinh hoạt, làm việc, nghỉ ngơi hợp lý; thường xuyên tập thể dục rèn luyện đề có một cơ thể khỏe mạnh và cột sống vững chắc.Duy trì cân nặng bình thường. Cải thiện điều kiện làm việc, hạn chế mọi nguy cơ bị chấn thương khi lao động, tham gia giao thông, các vận động, động tác thể thao quá mức và kéo dài,…Vận động đúng cách: Giữ gìn tư thế cột sống đúng trong sinh hoạt hằng ngày. Trẻ em cần ngồi học đúng tư thế để phòng tránh tật gù vẹo cột sống có thể gây thoát vị đĩa đệm sau này. Khi vác vật nặng, không để vặn cột sống mà nên gập gối, thẳng lưng, bê vật gần người nhất.Nếu phải đứng lâu, nên dùng ghế tựa thấp để chân, thay đổi chân từng bên cứ 5-10 phút đặt lên ghế/lần. Nếu phải ngồi lâu. nên có thời gian nghỉ để tránh căng cứng các cơ. Khi ngồi làm việc có thể để gác chân cao hơn 1 chút so với háng. Dùng ghế xoay để hạn chế xoắn vặn cột sống. Tránh đi giày, guốc quá cao. Nên dùng giày dép vật liệu mềm.