Sinh vật biến đổi gen có thể làm thực phẩm
Sinh vật biến đổi gen được phép sử dụng làm thực phẩm nếu có giấy chứng nhận đủ điều kiện
Sau khi được Bộ Y tế cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm, sinh vật biến đổi gen được phép chế biến thành thực phẩm.
Nghị định số 69/2010/NĐ- CP vừa được Thủ tướng Chính phủ ký ban hành đã quy định cụ thể về điều này.
Theo đó từ 10/8, khi Nghị định có hiệu lực, sinh vật biến đổi gen được cấp giấy xác nhận đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm phải đáp ứng một trong các điều kiện sau: được Hội đồng an toàn thực phẩm biến đổi gen thẩm định hồ sơ đăng ký xác nhận không có các rủi ro không kiểm soát được đối với sức khỏe con người; hoặc sinh vật biến đổi gen được ít nhất năm nước phát triển cho phép sử dụng làm thực phẩm và chưa xảy ra rủi ro ở các nước đó.
Nghị định này còn quy định rõ: trong thời gian bảy ngày, kể từ khi tiếp nhận hồ sơ xin cấp giấy xác nhận sinh vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm của tổ chức, cá nhân, Bộ Y tế phải thông báo lại là hồ sơ đã hợp lệ hoặc yêu cầu bổ sung, hoàn thiện theo quy định.
Khi hồ sơ đã hợp lệ, trong thời hạn 180 ngày, cơ quan này sẽ tổ chức Hội đồng an toàn thực phẩm biến gen để thẩm định. Hội đồng này gồm đại diện các bộ Công Thương, Khoa học và Công nghệ, Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Tài nguyên và Môi trường và một số chuyên gia sẽ tư vấn cho Bộ trưởng Bộ Y tế ra quyết định cuối cùng.
Trong trường hợp sinh vật biến đổi gen được ít nhất năm nước phát triển cho phép sử dụng làm thực phẩm và chưa xảy ra rủi ro ở các nước đó, thời gian xem xét cấp hoặc từ chối cấp giấy phép tối đa chỉ là 60 ngày.
Còn đối với các sinh vật biến đổi gen khác, Bộ Y tế sẽ đưa thông tin về báo cáo đánh giá rủi ro của sinh vật đối với sức khỏe con người lên trang thông tin điện tử của Bộ để lấy ý kiến và tổng hợp báo cáo Hội đồng an toàn thực phẩm biến đổi gen. Thời gian lấy ý kiến kéo dài trong 30 ngày, kể từ ngày thông tin được đăng tải.
Khi có kết quả thẩm định, trong thời gian 30 ngày, Bộ trưởng Bộ Y tế sẽ xem xét cấp giấy xác nhận. Trường hợp từ chối, cơ quan này phải thông báo và nêu rõ lý do cho tổ chức, đơn vị đăng ký được biết.
Tuy nhiên, giấy xác nhận này vẫn có thể bị Bộ Y tế thu hồi trong các trường hợp sau: có bằng chứng khoa học mới về rủi ro của sinh vật biến đổi gen; tổ chức cá nhân cố tình cung cấp sai thông tin có tính chất quyết định cho việc cấp giấy xác nhận sinh vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm; có bằng chứng chứng minh kết luận của Hội đồng an toàn thực phẩm biến đổi gen là thiếu khoa học.
* Sinh vật biến đổi gen là sinh vật mà vật liệu di truyền của nó đã bị biến đổi theo ý muốn chủ quan của con người. Ngoài ra, cũng có thể có những sinh vật được tạo ra do quá trình lan truyền của gen trong tự nhiên.
Nghị định số 69/2010/NĐ- CP vừa được Thủ tướng Chính phủ ký ban hành đã quy định cụ thể về điều này.
Theo đó từ 10/8, khi Nghị định có hiệu lực, sinh vật biến đổi gen được cấp giấy xác nhận đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm phải đáp ứng một trong các điều kiện sau: được Hội đồng an toàn thực phẩm biến đổi gen thẩm định hồ sơ đăng ký xác nhận không có các rủi ro không kiểm soát được đối với sức khỏe con người; hoặc sinh vật biến đổi gen được ít nhất năm nước phát triển cho phép sử dụng làm thực phẩm và chưa xảy ra rủi ro ở các nước đó.
Nghị định này còn quy định rõ: trong thời gian bảy ngày, kể từ khi tiếp nhận hồ sơ xin cấp giấy xác nhận sinh vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm của tổ chức, cá nhân, Bộ Y tế phải thông báo lại là hồ sơ đã hợp lệ hoặc yêu cầu bổ sung, hoàn thiện theo quy định.
Khi hồ sơ đã hợp lệ, trong thời hạn 180 ngày, cơ quan này sẽ tổ chức Hội đồng an toàn thực phẩm biến gen để thẩm định. Hội đồng này gồm đại diện các bộ Công Thương, Khoa học và Công nghệ, Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Tài nguyên và Môi trường và một số chuyên gia sẽ tư vấn cho Bộ trưởng Bộ Y tế ra quyết định cuối cùng.
Trong trường hợp sinh vật biến đổi gen được ít nhất năm nước phát triển cho phép sử dụng làm thực phẩm và chưa xảy ra rủi ro ở các nước đó, thời gian xem xét cấp hoặc từ chối cấp giấy phép tối đa chỉ là 60 ngày.
Còn đối với các sinh vật biến đổi gen khác, Bộ Y tế sẽ đưa thông tin về báo cáo đánh giá rủi ro của sinh vật đối với sức khỏe con người lên trang thông tin điện tử của Bộ để lấy ý kiến và tổng hợp báo cáo Hội đồng an toàn thực phẩm biến đổi gen. Thời gian lấy ý kiến kéo dài trong 30 ngày, kể từ ngày thông tin được đăng tải.
Khi có kết quả thẩm định, trong thời gian 30 ngày, Bộ trưởng Bộ Y tế sẽ xem xét cấp giấy xác nhận. Trường hợp từ chối, cơ quan này phải thông báo và nêu rõ lý do cho tổ chức, đơn vị đăng ký được biết.
Tuy nhiên, giấy xác nhận này vẫn có thể bị Bộ Y tế thu hồi trong các trường hợp sau: có bằng chứng khoa học mới về rủi ro của sinh vật biến đổi gen; tổ chức cá nhân cố tình cung cấp sai thông tin có tính chất quyết định cho việc cấp giấy xác nhận sinh vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm; có bằng chứng chứng minh kết luận của Hội đồng an toàn thực phẩm biến đổi gen là thiếu khoa học.
* Sinh vật biến đổi gen là sinh vật mà vật liệu di truyền của nó đã bị biến đổi theo ý muốn chủ quan của con người. Ngoài ra, cũng có thể có những sinh vật được tạo ra do quá trình lan truyền của gen trong tự nhiên.