Cần ghi nhãn cho thực phẩm biến đối gen
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về những vấn đề còn có ý kiến khác nhau của dự án Luật An toàn thực phẩm
Quy định ghi nhãn đối với thực phẩm biến đổi gen là nội dung được tập trung thảo luận khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật An toàn thực phẩm, chiều 15/4.
Tập hợp ý kiến đóng góp từ các đoàn đại biểu Quốc hội cho thấy đa số đề nghị cần quy định phải ghi nhãn đối với tất cả thực phẩm biến đổi gen. Có ý kiến cho rằng chỉ cần ghi nhãn thực phẩm biến đổi gen khi tỷ lệ nguyên liệu biến đổi gen từ 3% trở lên để giảm bớt chi phí về ghi nhãn và phù hợp với thực tiễn Việt Nam.
Chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Đặng Vũ Minh cho biết, trên thế giới hiện còn 2 loại quan điểm khác nhau về quản lý đối với loại thực phẩm này. Khối các nước trong Liên minh châu Âu thì quản lý chặt chẽ thực phẩm biến đổi gen, thực phẩm có tỷ lệ nguyên liệu biến đổi gen trên 0,9% đều phải ghi nhãn.
Một số nước như Nhật Bản, Nga, Hàn Quốc... thì quy định ghi nhãn đối với sản phẩm có tỷ lệ nguyên liệu biến đổi gen cao hơn mức giới hạn, dao động từ 1% đến 5% trở lên tùy theo từng nước.
Mỹ, Argentina, Canada, Malaysia, Philippin và một số nước khác thì không quy định phải ghi “thực phẩm biến đổi gen” trên nhãn thực phẩm. Việc quản lý thực phẩm này áp dụng như đối với thực phẩm thông thường.
Tuy nhiên, Việt Nam là một trong những nước xuất khẩu nông sản, thực phẩm lớn trên thế giới, ngành công nghệ sinh học, đặc biệt công nghệ gen ở Việt Nam còn mới mẻ nên việc sản xuất, chế biến thực phẩm biến đổi gen còn đang ở giai đoạn nghiên cứu; thực phẩm biến đổi gen chủ yếu là hàng nhập khẩu.
Vì vậy, dự thảo luật quy định: đối với thực phẩm biến đổi gen hoặc nguyên liệu thực phẩm biến đổi gen, phải ghi rõ trên nhãn dòng chữ "Biến đổi gen". Căn cứ vào kết quả nghiên cứu khoa học về mức độ an toàn của thực phẩm biến đổi gen và khả năng phân tích của các phòng thí nghiệm, Chính phủ quy định cụ thể việc ghi nhãn đối với thực phẩm biến đổi gen, lộ trình thực hiện, loại thực phẩm biến đổi gen và mức tỷ lệ nguyên liệu biến đổi gen.
Thống nhất về việc ghi nhãn cho thực phẩm biến đổi gen và giao cho Chính phủ quy định cụ thể, song một số ý kiến cho rằng không nên phụ thuộc vào những căn cứ như đã nêu vì không đảm bảo tính khoa học.
Bên cạnh nội dung trên, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng cho ý kiến về một số vấn đề còn có ý kiến khác nhau như: phân công trách nhiệm của các bộ trong quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm, thanh tra chuyên ngành về an toàn thực phẩm, quản lý an toàn thực phẩm đối với thực phẩm được sản xuất, kinh doanh quy mô nhỏ lẻ...
Tại kỳ họp thứ bảy, Quốc hội sẽ xem xét thông qua dự án Luật An toàn thực phẩm.
Tập hợp ý kiến đóng góp từ các đoàn đại biểu Quốc hội cho thấy đa số đề nghị cần quy định phải ghi nhãn đối với tất cả thực phẩm biến đổi gen. Có ý kiến cho rằng chỉ cần ghi nhãn thực phẩm biến đổi gen khi tỷ lệ nguyên liệu biến đổi gen từ 3% trở lên để giảm bớt chi phí về ghi nhãn và phù hợp với thực tiễn Việt Nam.
Chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Đặng Vũ Minh cho biết, trên thế giới hiện còn 2 loại quan điểm khác nhau về quản lý đối với loại thực phẩm này. Khối các nước trong Liên minh châu Âu thì quản lý chặt chẽ thực phẩm biến đổi gen, thực phẩm có tỷ lệ nguyên liệu biến đổi gen trên 0,9% đều phải ghi nhãn.
Một số nước như Nhật Bản, Nga, Hàn Quốc... thì quy định ghi nhãn đối với sản phẩm có tỷ lệ nguyên liệu biến đổi gen cao hơn mức giới hạn, dao động từ 1% đến 5% trở lên tùy theo từng nước.
Mỹ, Argentina, Canada, Malaysia, Philippin và một số nước khác thì không quy định phải ghi “thực phẩm biến đổi gen” trên nhãn thực phẩm. Việc quản lý thực phẩm này áp dụng như đối với thực phẩm thông thường.
Tuy nhiên, Việt Nam là một trong những nước xuất khẩu nông sản, thực phẩm lớn trên thế giới, ngành công nghệ sinh học, đặc biệt công nghệ gen ở Việt Nam còn mới mẻ nên việc sản xuất, chế biến thực phẩm biến đổi gen còn đang ở giai đoạn nghiên cứu; thực phẩm biến đổi gen chủ yếu là hàng nhập khẩu.
Vì vậy, dự thảo luật quy định: đối với thực phẩm biến đổi gen hoặc nguyên liệu thực phẩm biến đổi gen, phải ghi rõ trên nhãn dòng chữ "Biến đổi gen". Căn cứ vào kết quả nghiên cứu khoa học về mức độ an toàn của thực phẩm biến đổi gen và khả năng phân tích của các phòng thí nghiệm, Chính phủ quy định cụ thể việc ghi nhãn đối với thực phẩm biến đổi gen, lộ trình thực hiện, loại thực phẩm biến đổi gen và mức tỷ lệ nguyên liệu biến đổi gen.
Thống nhất về việc ghi nhãn cho thực phẩm biến đổi gen và giao cho Chính phủ quy định cụ thể, song một số ý kiến cho rằng không nên phụ thuộc vào những căn cứ như đã nêu vì không đảm bảo tính khoa học.
Bên cạnh nội dung trên, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng cho ý kiến về một số vấn đề còn có ý kiến khác nhau như: phân công trách nhiệm của các bộ trong quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm, thanh tra chuyên ngành về an toàn thực phẩm, quản lý an toàn thực phẩm đối với thực phẩm được sản xuất, kinh doanh quy mô nhỏ lẻ...
Tại kỳ họp thứ bảy, Quốc hội sẽ xem xét thông qua dự án Luật An toàn thực phẩm.